Xét nghiệm máu là xét nghiệm tổng quát về máu để phát hiện ra các loại bệnh tiềm ẩn thông qua việc kiểm tra nhóm máu, bệnh về máu, tiểu đường, viêm gan siêu vi B – HbsAg, chức năng gan, rối loạn mỡ máu, bệnh Gout thậm chí cả HIV. Xét nghiệm máu tổng quát không bao gồm luôn kết quả HIV vì xét nghiệm HIV là xét nghiệm tự nguyện, phải tư vấn trước khi lấy máu và phải được sự chấp nhận của người xét nghiệm.
Xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì?
Xét nghiệm máu tổng quát không bao gồm luôn kết quả HIV vì xét nghiệm HIV là xét nghiệm tự nguyện, phải tư vấn trước khi lấy máu và phải được sự chấp nhận của người xét nghiệm.
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng cung cấp các chỉ số giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau. Thực hiện xét nghiệm máu có thể biết được một số bệnh:
- Bệnh liên quan đến não (thiếu máu não, nhiễm trùng não)
- Kiểm tra nhóm máu.
- Các bệnh về máu (bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, suy tủy, huyết tán, ung thư máu…)
- Các bệnh về gan (viêm gan A, B, C, D, E…, tăng men gan, xơ gan, ung thư gan…)
- Các bệnh truyền nhiễm như HIV; rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ máu); bệnh tiểu đường; các bệnh về thận…

Xét nghiệm máu là gì?
Các xét nghiệm máu là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phát hiện HIV và viêm gan B. Tuy vậy, không phải xét nghiệm máu tổng quát nào cũng bao gồm các chỉ định về xét nghiệm viêm gan. Nếu như bạn không yêu cầu thì bác sĩ sẽ không cho làm xét nghiệm để chấn đoán viêm gan và HIV.
Ngoài ra, có thể đề nghị làm thêm bộ 3 xét nghiệm chức năng đông cầm máu:
- TP (Prothrombin content) = tỉ lệ Prothrombin ( ~ TQ = Quick Time)
- aPTT (activative Partial Thromboplastin Time) = thời gian Thromboplastin từng phần (~ TCK = cephalin – kaolin time).
- Fibrinogen. Để phân biệt các cặp bệnh: Schoenlein Henoch & Suy nhược tiểu cầu, Hemophilia & Willebrand cần làm thêm TS (Saignement time) = thời gian máu chảy.
Để đánh giá trạng thái & khả năng sinh HC của tủy xương, nhất là trong Suy tủy, xem mức độ sản xuất hồng cầu mau hay chậm & tủy xương đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu => cần làm Hồng cầu lưới. Xét nghiệm này còn giúp củng cố cho hướng chẩn đoán TM tán huyết cũng như phân biệt các nguyên nhân thiếu máu: TM ác tính (không sản xuất đủ hồng cầu) hay TM hồng cầu hình liềm, Thalassemia (HC bị hủy: TM tán huyết).
Với trường hợp bệnh có hướng điều trị truyền máu (XHTH, BCC, TM nặng..): xác định nhóm máu là điều bắt buộc. Chỉ định truyền khi: Hb < 7 g/dl (huyết học) hoặc Hct < 20 % với người trẻ, < 25% với người già (tiêu hoá).
Cận lâm sàng huyết học – Công thức máu
xem thêm: Xét nghiệm máu có thể phát hiện những bệnh gì?
Các loại xét nghiệm máu
- Kiểm tra tuyến giáp: Khi bạn thấy có một khu vực bị sưng ở cổ, đó có thể là dấu hiệu của bệnh bướu cổ do tuyến giáp hoạt động quá mức. Bạn nên đi thử máu để xét nghiệm TSH – xét nghiệm đo lượng hoóc môn kích thích tuyến giáp trong máu. Các bệnh về tuyến giáp nếu không được chữa trị có thể làm tăng tỷ lệ mắc thêm bệnh tim, lo âu, khó ngủ, giảm cân, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
- Đo đường huyết: Xét nghiệm máu được xem như một loại radar để theo dõi bệnh tiểu đường. Biện pháp đo lường chuẩn là xét nghiệm mức độ dung nạp glucose – OGTT (Oral Glucose Tolerance Test.) Quá trình tiến hành lấy mẫu máu sẽ được thực hiện trong lúc đói và thường được khuyên nên làm thêm xét nghiệm Hemoglobin A1c – loại xét nghiệm cung cấp số liệu quan trọng về kiểm soát đường huyết trung bình trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tuần.
- Kiểm tra các bệnh viêm: Các chứng bệnh viêm như viêm phổi, viêm dạ dày, viêm gan B, viêm gan C không dễ phát hiện ngay và gây hại đến tính mạng. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất làm xét nghiệm máu để có thể được điều trị kịp thời.
- Kiểm tra tình trạng kháng Aspirin: Aspirin không phải là một loại thuốc mới, nhưng thực sự nó đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tật theo Tây y. Nhưng không phải ai cũng hợp với Aspirin. Kháng Aspirin xảy ra khi Aspirin không có tác dụng làm chống kết tập tiểu cầu, không có khả năng ngăn ngừa biến cố gây lấp mạch do huyết khối trên những bệnh nhân xơ vữa động mạch. Vì thế, cần nên làm xét nghiệm trước để có những phương pháp điều trị thay thế phù hợp.
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (Complete Blood Count – CBC): Công thức máu toàn bộ là loại xét nghiệm để đánh giá các tế bào lưu thông trong máu. Máu gồm ba loại tế bào lơ lửng trong chất lỏng gọi là huyết tương bao gồm: tế bào máu trắng, tế bào máu đỏ và tiểu cầu. Làm xét nghiệm máu loại này cho phép các bác sĩ kiểm tra được tình trạng sức khỏe tổng quát và các tình trạng rối loạn của cơ thể như thiếu máu, các bệnh viêm nhiễm.
- Xét nghiệm mỡ máu: Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là tăng mỡ trong máu, tăng cholesterol máu là bệnh lý gây tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể. Khi thực hiện xét nghiệm này, các chỉ số sẽ giúp cảnh báo những dấu hiệu gây ra các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch.
Công thức máu là gì?
Công thức máu là xét nghiệm quan trọng cung cấp cho người thầy thuốc những thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được xét nghiệm. Tuy nhiên phải biết rằng chỉ riêng công thức máu thì không thể cho phép đưa ra một chẩn đoán xác định về nguyên nhân gây bệnh, nó chỉ có tính chất định hướng, gợi ý mà thôi.
Công thức máu có 17 chỉ số, theo trình tự đọc của máy:
- WBC = white blood cell = bạch cầu
- NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính
- LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho
- MONO: MONOCYTE = Mono bào
- EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan
- BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm
- RBC = Red Blood Cell = hồng cầu
- HGB = Hb = Hemoglobin = huyết sắc tố
- HCT = Hematocrit = dung tích hồng cầu
- MCV = Mean corpuscular volume = thể tích trung bình một hồng cầu
- MCH = Mean corpuscular hemoglobin = số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
- MCHC = Mean corpuscular hemoglobin concentration = nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
- RDW = Red (cell) Distribution width = phân bố hình thái kích thước hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu)
- PLT = platelet = Tiểu cầu
- MPV = Mean platelet volume = Thể tích trung bình tiểu cầu
- PCT = Plateletcrit = Thể tích khối tiểu cầu
- PDW = Platelet distribution width = Dải phân bố kích thước TC.
Mẫu phiếu xét nghiệm sinh hóa máu
Cách đọc xét nghiệm công thức máu
Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu được giải thích cụ thể như sau
RBC (Red Blood Cell): Số lượng hồng cầu – là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³)
- Tăng: Cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez). Bệnh gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi (bệnh tim bẩm sinh, hẹp ĐM phổi, COPD..), thiếu oxy..
- Giảm: thiếu máu, suy tuỷ, thấp khớp cấp, già, mang thai..
HGB hay Hb (Hemoglobin): Nồng độ hemoglobin trong máu (đơn vị tính bằng g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu.
Hemoglobin, hay haemoglobin, huyết sắc tố – là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác.
Thuật ngữ hemoglobin là sự kết hợp của heme và globin, để cho thấy rằng mỗi đơn vị con của hemoglobin là một protein cấu trúc hình cầu với nhóm heme (hay haem) đính kèm; mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt, và nó đảm nhiệm cho việc gắn kết với ôxy. Các loại hemoglobin chung nhất đều chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme.
Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu.
Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.
Liên quan truyền máu (Viện Huyết học TW)
- Trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
- Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
- Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
- Dưới 6 g/dl: cần truyền máu cấp cứu.
- => < 7g: cần truyền máu/XHTH.
Đột biến về gen với hemoglobin dẫn tới một nhóm các bệnh di truyền gọi là hemoglobinopathies, trong đó phổ biến nhất là bệnh tế bào hình liềm (sickle-cell disease) và thalassemia.
Giá trị bình thường của hemoglobin tùy thuộc vào tuổi tác và giới tính (đối với người trưởng thành). Giá trị bình thường của hemoglobin là:
- Sơ sinh: 7 – 22 g/dl
- 1 tuần tuổi: 15 – 20 g/dl
- 1 tháng tuổi: 11 – 15 g/dl
- Trẻ em: 11 – 13 g/dl
Người trưởng thành:
- Nam: 14 – 18 g/dl
- Nữ: 12 – 16 g/dl
Sau tuổi trung niên:
- Nam: 12.4 – 14.9 g/dl
- Nữ: 11.7 – 13.8 g/dl
Tất cả những giá trị trên có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào phòng xét nghiệm. Một số phòng xét nghiệm không tách những người trưởng thành và những người sau tuổi trung niên ra thành 1 nhóm khác nhau.
Đọc thêm các thông số khác chi tiết hơn: Cách đọc xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm máu tổng quát ở đâu?
Người cần làm xét nghiệm máu tổng quát có thể đến Viện Pasteur hoặc BV Hòa Hảo để xét nghiệm. Có rất nhiều xét nghiệm để tìm các loại bệnh, BS sẽ khám cho bạn để tư vấn nên làm xét nghiệm nào.
Bệnh viện Hoà Hảo Medic
Tại BV Hòa Hảo có dịch vụ lấy máu tại nhà nhằm phục vụ cho các bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nặng không tiện đi lại.
Phí lấy máu: 70.000 đ/lần (chưa kể phí xét nghiệm)
Nếu nhân viên lấy máu rồi sau đó trả kết quả tại nhà: 140.000 đ (chưa kể phí xét nghiệm).
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
- Tọa lạc tại 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 (góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
- ĐT: 08. 3823 0352, phòng khám: 3820 7150
Nếu ở Hà Nội bạn có thể đến các bệnh viện uy tín sau
- Bệnh Viện Bạch Mai
- Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội
- Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec
- Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc
- Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Vietsing
Xét nghiệm máu tổng quát ở đâu, Cách đọc xét nghiệm công thức máu, Mẫu phiếu xét nghiệm sinh hóa máu, Công thức máu là gì, Xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì