Nhiều cặp tỏ ra rất lo lắng không biết là vợ bị viêm gan b có lây sang chồng không? Hoặc trường hợp như con trai hôn bạn gái bị viêm gan b có sao không? Thật ra đây là những kiến thức căn bản nhưng với nhiều người là điều rất lạ lẫm.
Trước tiên mọi người phải hiểu rõ cơ chế cũng như viêm gan b lây truyền qua những con đường nào, có dễ hay không.
I/ Bệnh viêm gan b lây nhiễm qua những con đường nào?
Với căn bệnh này theo y học sẽ có 03 con đường chính để lây nhiễm chính là từ mẹ sang con, qua đường máu (tiêm chích, dùng chung đồ vệ sinh với người mắc bệnh..v..v.) & qua đường quan hệ t.ì.nh d.ụ.c.

Vợ bị viêm gan b có lây sang chồng không
cụ thể 03 còn đường lây nhiễm viêm gan B như sau:
1/ lây truyền viêm gan b từ mẹ sang con
Người phụ nữ khi mang thai nếu như bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có thể truyền căn bệnh này sang bào thai của mình.
Chi tiết hơn:
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng lây nhiễm chỉ là 1%.
- Người mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tăng tỷ lệ này lên thành 10%
- Và sẽ còn tăng cao khả năng lây nhiễm sang con lên đến 60-70% nếu như mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Tuy nhiên, nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi từ người mẹ có thể lên tới mức cao nhất là 90% nếu như không có bất cứ biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
2/ bệnh lây truyền qua đường máu
Người bị lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu này thường xảy ra trong một số trường hợp cụ thể như truyền máu, phẫu thuật nhưng nhiều nhất là tiêm chích ma tuý chung…
Ngoài ra, nếu như không để ý khi dùng chung đồ với những người mắc bệnh: dùng chung dao cạo râu, bàn chải có thể lây qua vết trầy xước, xăm hình hay xỏ lỗ tai bằng các vật dụng thiếu vệ sinh cũng có thể dễ dàng lây truyền virus viêm gan B.
3/ viêm gan b lây qua đường t.ì.nh d.ục như thế nào
Bệnh viêm gan B lây truyền qua việc sinh hoạt t.ì.n.h d.ụ.c cùng giới hay khác giới.
4/ tiêm phòng viêm gan b có tác dụng bao lâu
Thông thường sau khi tiêm vacxin (bất cứ loại vacxin nào) 15 ngày là cơ thể bắt đầu sinh ra kháng thể. Kháng thể sinh ra nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người tại thời điểm tiêm và trong suốt quá trình sau đó. Việc quan hệ sau khi tiêm phòng mũi hai thì khả năng phòng bệnh là chưa thể có nên bạn gái em vẫn có khả năng bị lây nhiễm, với vacxin viêm gan B sẽ chỉ có tác dụng phòng ngừa sau khi tiêm đủ 3 mũi theo đúng lịch.
Hiện nay, người ta áp dụng lịch tiêm phòng: 0-1-6, nghĩa là 2 mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, mũi thứ ba tiêm nhắc lại sau sáu tháng tính từ mũi đầu tiên. Theo benconmoingay.net một số trường hợp đặc biệt cần kích thích hệ đáp ứng miễn dịch nhanh, nhất là ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B mạn tính, người ta tiêm 4 mũi theo trình tự: 0-1-2-12. nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, mũi còn lại tiêm vào tháng thứ mười hai. Tuy nhiên, chỉ với hai mũi đầu có thể tạo kháng thể chống lại bệnh trong khoảng 5-10 năm tùy cơ địa từng người. Nếu lỡ quên ngày chích mũi thứ ba thì vẫn có thể chích lại sau đó, không cần chích lại từ đầu.
Trước khi chích vacxin ngừa viêm gan siêu B bạn cần thực hiện hai xét nghiệm HBsAg và antiHBs để biết mình đã có kháng thể hay không. Nếu mắc bệnh, có nghĩa là dương tính với HBsAg, chích ngừa sẽ không hiệu quả. Nếu antiHBs dương tính nghĩa là bạn đã có kháng thể siêu vi viêm gan B, không cần phải tiêm phòng nữa. Nếu kết quả đều âm tính với hai xét nghiệm trên, nghĩa là bạn chưa bị bệnh và cần được tiêm phòng dể tránh bị lây nhiễm.
II/ Vợ bị viêm gan b có lây sang chồng không?
Trong trường hợp này cần xác định rõ lây qua con đường nào? Nếu 1 trong 2 người nhiễm bệnh là chồng hoặc vợ thì với các trường hợp như:
- vợ chồng có sử dụng chung bàn chải đánh răng lẫn lộn của nhau
- quan h.ệ vợ chồ.ng không có biện pháp phòng tránh hữu hiệu bằng bao ca.o s.u
- qua vết thương hở
Tương tụ như vậy, với thắc mắc hôn bạn gái bị viêm gan b có sao không cũng là điều dễ giải thích, nếu như 1 trong người có xét nghiệm dương tính viêm gan siêu vi b thì việc hôn nhau nếu có vết thương hở (viêm miệng, răng nứu chảy máu..v…v) thì nguy cơ lây nhiễm là có thể xảy ra.
Vậy với các câu hỏi như bên dưới chắc chắn sẽ được giải thích cụ thẻ qua các con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan b như trên:
- viêm gan b lây qua đường ăn uống không?
- bệnh viêm gan b có lây qua đường nước bọt không
- viêm gan b có lây qua đường sữa mẹ không
1/ người bị viêm gan b sống được bao lâu?
Theo thống kê thì có đến 20% dân số Việt Nam bị nhiễm virus viêm gan B. Nếu bạn chỉ ở dạng là người lành mang bệnh thì có thể yên tâm sẽ sống hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
Chỉ khi nào men gan của người bệnh bắt đầu tăng, HBeAg dương tính thì người bệnh mới cần phải dùng thuốc điều trị. Vì khi đó virus đang sinh sôi và hoạt động gây phá hủy tế bào gan. Tuy nhiên việc điều trị chỉ nhằm mục đích là đưa virus trở về trạng thái bất hoạt nghĩa là trạng thái ngủ đông không hoạt động và sinh sôi nữa.
2/ virus viêm gan b tồn tại bao lâu
Khi đã vào trong cơ thể HBV có thể sinh sôi và tồn tại rất lâu. Theo benconmoingay.net trong 6 tháng nếu hệ miễn dịch phức hợp này không loại bỏ được chúng thì gần như virus sẽ trú ngụ lâu dài tới hết đời. Hiện nay chưa có thuốc tiêu diệt được hoàn toàn virus viêm gan B mà chỉ ngăn chúng bùng phát làm tổn thương tới gan.
3/ Người bị viêm gan b có chữa khỏi được không?
Các thuốc điều trị viêm gan B mãn tính hiện nay nhằm mục đích làm cho siêu vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm bệnh)và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV – DNA (HBV – DNA = 0).
Người bệnh vẫn phải được lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục bởi vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan.
Bệnh viêm gan siêu vi B phần lớn sẽ không có triệu chứng rõ rệt ngoài trừ trong giai đoạn cấp tính thì có biểu hiện vàng da, ói mửa, đau bụng…
Xem thêm thông tin