Virus Zika lây truyền qua muỗi Aedes thường mang theo bệnh vàng da và sốt xuất huyết, VIRUS ZIKA gây ra chứng đầu teo hay còn gọi là Virus ăn não, đã có 02 người đầu tiên mắc bệnh tại Việt nam tính tới đầu.
Table of Contents
Virus zika là bệnh gì?
Virus Zika là bệnh lây lan sang người chủ yếu qua vết chích của loại muỗi Aedes nhiễm bệnh. Đây cũng là loại muỗi làm lây lan virus gây bệnhsốt xuất huyết và chikungunya.
2 biến chứng hay gặp nhất ở virus Zika là tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do người mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai. Tại Brazil đã ghi nhận khoảng 4.000 ca mắc tật đầu nhỏ, trong đó ít nhất 40 trường hợp tử vong. Biến chứng thứ hai là gây hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh Guillain-Barré, gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân, ngứa ran ở tay, chân.

Virus Zika có gây chết người không?
1/ Virus zika có ảnh hưởng đến người lớn?
Zika gây ra triệu chứng nhẹ ở người lớn như sốt nhẹ, đau đầu, đau khớp. Nhưng loại virus này đang lây lan nhanh ra toàn cầu, và được cho là liên quan tới chứng teo não cũng như gây viêm đa dây thần kinh cấp tính (hội chứng Guillain-Barré). Zika có thể khiến người trưởng thành bị nhiễm trùng não gọi là chứng viêm não và màng não. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus Zika trong dịch não tủy của một người đàn ông 81 tuổi.
Theo Reuters, tiến sĩ Maria Lucia Brito phát hiện trong số 151 bệnh nhân dương tính với Zika từ tháng 12/2014 đến tháng 6/2015 đến điều trị tại Bệnh viện Phục hồi (Recife, Brazil) có 4 người bị Guillain-Barre và 2 người bị ADEM. ADEM (Acute Disseminated Encephalomyelitis) hay viêm não tủy cấp lan tỏa xảy ra do tế bào thần kinh bị nhiễm trùng, gây sưng dữ dội trong não cùng tủy sống khiến myelin bị tàn phá. Bệnh nhân sẽ trở nên yếu ớt, tê liệt, mất thăng bằng, giảm thị lực.
Một cô gái 15 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh viêm tủy cấp tính vào tháng 1 trên đảo Guadaloupe của Pháp. Người ta tìm thấy Zika trong dịch não tủy, nước tiểu và máu của cô.
Tiến sĩ James Sejvar từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ cho rằng các trường hợp ADEM do Zika không thể nhiều như Guillain-Barre song khuyến cáo các bác sĩ nên thận trọng khi chẩn đoán, chăm sóc người mắc virus. “Tất nhiên, câu hỏi quan trọng nhất là vì sao Zika lại gây viêm nhiễm hệ thần kinh”, ông nói. Sejvar hy vọng trong thời gian tới các công trình nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
II/ Virus zika lây qua đường nào?
Có 04 con đương chính để lây bệnh Virus Zika đó là:
- Lây qua đường truyền máu: Các chuyên gia khuyến cáo việc hiến máu và truyền máu cần được đảm bảo và xét nghiệm virus cẩn thận. Tại Mỹ, các ngân hàng máu lớn, bao gồm cả Hội chữ thập đỏ Mỹ, đã yêu cầu người dân không nên hiến máu nếu họ vừa tới Mexico, vùng Caribbean, Nam hay Trung Mỹ trong vòng 28 ngày.
- Người bệnh bị muỗi Aedes đốt: Tiến sĩ Tom Frieden, Giám đốc CDC cho biết muỗi Aedes, loài mang virus Zika, có thể hút máu được 4-5 người trong cùng một bữa ăn, có nghĩa là nó có thể lây lan dịch bệnh nhanh chóng.
- Lây qua đường truyền dịch: Ngày 5/2, các nhà khoa học tại một viện y tế công cộng của Brazil thông báo đã tìm thấy virus Zika trong nước bọt và nước tiểu của hai bệnh nhân được xác định là nhiễm loại virus nguy hiểm này. Đây là lần đầu tiên,virus gây teo não Zika được phát hiện trong chất dịch. Gia tăng mối lo ngại loại virus này có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, vẫn cần phải nghiên cứu thêm để xác định liệu virus Zika có truyền được qua các chất dịch hay không.
- Lây qua đường tình dục: Theo CDC, virus Zika có thể tồn tại trong tinh dịch của nam giới 10 tuần sau khi bệnh khởi phát. Một số người nhiễm bệnh nhưng lại không có biểu hiện sẽ truyền virus cho các đối tác tình dục.
1/ Virus zika triệu chứng là gì?
Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân nghi ngờ, có các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR Zika virus dương tính, hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp từ 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.
- Gây đau bụng, tiêu chảy, hay bồn nôn, vùng niem mạc bị ngứa và gây lở loét ở một số người.
- Cơ thể sốt từ 37.8 đến 38.5 độ, gây mệt cho bênh nhân, da xuất hiện các nốt ban đau rát, khớp bàn tay chân đau nhức.
- Nhức đầu, đau hốc mắc, đau cơ, Viêm xung huyết kết mạc và trở nên suy nhược cơ thể.
2/ Virus Zika ở Việt Nam
Ngày 5/4, Bộ Y tế đã công bố hai người Việt Nam đầu tiên nhiễm virus Zika tại Khánh Hòa và TP HCM. Nguyên nhân nhiễm bệnh là do loại muỗi Aedes (còn được gọi là muỗi vằn).
2.1/ Cách pphòng chống Virus Zika
- Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virus Zika.
- Hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn.
- Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diện muỗi như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt…
- Theo TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – con đường lây truyền chủ yếu của virus Zika là qua muỗi Aedes. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm virus Zika là tránh không bị muỗi đốt.
3/ Đối tượng nhiễm Virus Zika
Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.
Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.
Phụ nữ có thai, đang có ý định và có nguy cơ mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất.
Điều trị như thế nào?
Hiện nay chưa có vắc-xin, điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.
- Dùng các thuốc hạ sốt,giảm đau như paracetamol, acetaminophen.
- Trong tuần đầu tiên virus Zika có thể được tìm thấy trong máu và truyền từ người bị nhiễm bệnh qua muỗi làm lây lan virus cho người khác.
- Không dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen và naproxen cho đến khi loại trừ được sốt xuất huyết Dengue. Nếu đang dùng các loại thuốc cho những bệnh khác, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho dùng thêm thuốc bổ sung.
- Nếu đang bị nhiễm virus Zika, cần ngăn ngừa muỗi đốt trong tuần đầu tiên của bệnh.
- Nên nghỉ ngơi.
- Bù dịch bằng cách uống nhiều nước để chống mất nước.
virus zika có ảnh hưởng đến người lớn?, virus zika lây qua đường nào?, virus zika triệu chứng là gì?, Virus Zika có gây chết người không?, Đối tượng nhiễm Virus Zika