Dù là mẹ sinh con lần đầu hay đã có bé thứ 2, 3 thì không phải ai cũng biết cách vệ sinh bình sữa mới mua sao cho đúng, tiệt trùng & khử mùi nhựa, cao su lưu cửu trong hộp lâu ngày. Với 3 cách được chia sẻ sau đây mẹ sẽ an tâm hơn khi cho bé dùng các loại ti sữa hàng ngày mà không phải lo lắng về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sức khỏe của bé.
Vì sao cần vệ sinh bình sữa mới mua kỹ trước khi dùng?
Như đã nói đến ở trên, có thể sản phẩm các mẹ mua về đã được đóng gói từ trước đó rất lâu nên việc bình sữa, núm ti hay phần thân cau su tông hợp có thể sẽ lưu mùi nhựa, mùi cao su khá khó chịu.
Vấn đề tiếp nữa là các mẹ cần lưu ý nếu vệ sinh không đúng cách thì các tạp chất có trong bình do quá trình sản xuất còn lưu lại cũng sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

vệ sinh bình sữa mới mua
Theo hầu hết các chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa và các dụng cụ liên quan đến việc cho bé bú là cần thiết khi bé dưới 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn non nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn; trong khi đó, môi trường ô nhiễm và điều kiện bên trong các dụng cụ cho bú như bình sữa, núm vú, máy hút sữa rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Tuy nhiên, các bà mẹ cũng được khuyên không nên quá “khó khăn” trong việc này, việc khử trùng dụng cụ cho ăn của bé kéo dài trên 6 tháng đầu đời của bé ngược lại sẽ khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật; mẹ bận rộn hơn vô ích vì tuổi này bé đã bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới bằng cách cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng. Tất nhiên mẹ không thể khử trùng mọi thứ xung quanh bé được.
chuẩn bị trước khi khử trùng bình để pha sữa cho bé
Các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đến sữa của trẻ (bao gồm núm vú, bình đựng, nắp đậy và nắp giữ núm vú, máy hút sữa mẹ…) cần được làm sạch và khử trùng trước khi pha sữa cho bé và sau khi bé đã bú xong (nếu bạn không có thời gian vệ sinh bình ngay sau khi bé bú thì ít nhất cũng nên tráng bình để tránh lưu cữu sữa trong bình lâu).
Về cơ bản, việc vệ sinh dụng cụ cho bú trải qua 2 bước chính:
- Khử trùng: Tùy theo hoàn cảnh, hãy chọn phương pháp tiện lợi nhất cho bạn trong các phương pháp sau: khử nguội với nước lạnh và hóa chất khử trùng (viên clo), khử nóng với nước sôi, khử trùng bằng hơi nước với nồi hấp tiệt trùng.
- Cọ rửa: Bình và các dụng cụ cho bú cần được rửa sạch bằng nước lạnh (không cọ rửa bình với nước nóng vì sẽ làm vi khuẩn sinh sôi mạnh) với que cọ rửa chai lọ; lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn trong lỗ núm; tráng lại bằng nước ấm; lật úp và phơi dưới nắng.
04 cách tiệt trùng bình sữa mới mua tại nhà an toàn
Câu hỏi đặt ra là nếu như nhà không có điều kiện sắm máy tiệt trùng bình sửa thì mẹ phải làm sao? Tiệt trùng bằng cách nào an toàn & đảm bảo vệ sinh bình sữa cho bé nhất?
cách 1: tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng
Một phương pháp cũng khá đơn giản mà hiệu quả mà các mẹ hay sử dụng đó là tiệt trùng bằng chính vật dụng có sẵn trong nhà của các mẹ, đó là lò vi sóng. Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ, chỉ cần 2 phút nấu trong lò vi sóng là có thể tiệt trùng phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến.
Nếu có lò vi sóng, mẹ có thể thực hiện như sau để tiệt trùng bình sữa: Sau khi rửa sạch bình, cho tất cả vào một cái hộp đựng ngập nước. Quay trong lò vi sóng khoảng 5-10 phút. Chú ý luôn để núm ty và nắm bình trong nước để tránh làm biến dạng, hư hỏng núm ty khi được quay trong lò vi sóng nhé.
- Ưu điểm: ưu điểm cực lớn của phương pháp này là khử mùi triệt để cho bình sữa của bạn, đơn giản và tiện lợi nếu bạn đã có sẵn lò vi sóng.
- Nhược điểm: Nồi hơi không đủ lớn để tiệt trùng một lúc nhiều bình. Cẩn thận khi dỡ nắp nồi hơi vì được quay trong lò vi sóng có thể khiến nồi hơi trở nên cực nóng.
Hoặc một cách hiệu quả hơn là sử dụng nồi hơi cho lò vi sóng nhưng không được để vật bằng kim loại vào nồi. Với nồi hơi, mẹ sẽ phải tiệt trùng khoảng 3-8 phút tuỳ thuộc vào máy và công suất của lò vi sóng.
Khi bé lớn hơn, hệ miễn dịch đã gần như trở nên hoàn chỉnh, có thể tự chống lại vi khuẩn xâm nhập, mẹ chỉ cần tráng bình bằng nước sôi, để khô ráo là có thể dùng luôn cho bé.
Cách 2: khử trùng bằng hơi nước nóng
Phương pháp này có thể giữ bình sữa trong trạng thái tiệt trùng khoảng 6 tiếng nếu bạn vẫn để bình sữa trong máy và đậy nắp. Nhiều máy tiệt trùng bằng hơi nước có thể tiệt trùng cùng một lúc 6 bình sữa, chưa tính các vật dụng li ti khác như ty bình sữa.
Cách tiệt trùng bằng hơi nước hiện đại và hiệu quả mà giá thành lại không quá cao hiện đang được cái mẹ sử dụng phổ biến. Chỉ cần có máy tiệt trùng bằng hơi nước, các thao tác chỉ đơn giản là bỏ bình sữa, núm ty và các vật dụng liên quan vào máy, nhấn nút và chờ trong vòng 8 đến 12 phút là có thể lấy ra dùng được.
- Ưu điểm: hiện đại và nhanh chóng
- Nhược điểm: giá thành máy tiệt trùng bằng hơi nước cao hơn những máy khác.
cách 3: chất khử trùng & nước lạnh
Đây là phương pháp đơn giản, tiện lợi cho những ông bố bà mẹ cần tiệt trùng bình sữa cho bé nhưng đang ở ngoài trời, không có các đồ điện hỗ trợ hoặc nước đun sôi.
Cách thực hiện: Sử dụng một cái chậu hoặc xô nhựa sạch, cho chất khử trùng dạng dung dịch hoặc viên nén vào hoà tan với nước, sau đó đặt các vật dụng cần tiệt trùng vào ngâm ít nhất 30 phút. Lượng nước hoà dung dịch có thể được sử dụng cho lần tiệt trùng sau trong vòng 24h, nếu quá 24h các mẹ nên thay đi nhé.
Cách 4: tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi (thường dùng nhất)
Nếu bé nhà bạn đang xài loại bình thích hợp cho việc đun sôi, thì bạn có thể sử dụng phương pháp đơn giản này. Với cách này, chỉ cần chuẩn bị một cái nồi lớn có vung, ưu tiên vung mới hoàn toàn nhé. Cố gắng không sử dụng nồi này cho mục đích khác ngoài đun sôi để tiệt trùng bình sữa cho bé nhé!
Cách thực hiện: Đổ đầy nước vào nồi đủ làm ngập các bộ phận của bình sữa. Chắc chắn rằng không còn bọt khí lẫn trong bình sữa hay ty bình sữa nhé. Đậy nắp lại và đun sôi trong vòng ít nhất 10 phút rồi tắt lửa và để nguội.
Khi sử dụng cách này các mẹ nên chú ý thường xuyên kiểm tra núm ty để đảm bảo núm ty không bị hư hỏng gì, vì việc đun sôi có thể làm hỏng núm ty nhanh hơn các phương pháp khác.
- Ưu điểm: rẻ và tiện lợi
- Nhược điểm: Không gây độc hại nhưng những cặn vôi không mong muốn có thể xuất hiện trong bình. Làm giảm tuổi thọ núm ty.