trẻ tăng cân như thế nào là bình thường

16:46 21/03/2023

trẻ tăng cân như thế nào là bình thường: Tăng cân là thước đo để đánh giá sự phát triển của trẻ qua từng thời kỳ khác nhau. Vậy trẻ tăng cân như thế nào là bình thường? Benconmoingay.net sẽ chia sẻ với bạn những thông tin bổ ích cho quá trình nuôi con.

trẻ tăng cân như thế nào là bình thường

Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều khó khăn nhất trong giai đoạn phát triển của trẻ, vì giai đoạn này cơ thể trẻ cực kỳ non yếu và dễ dàng bị tổn thương. Đặc biệt câu hỏi trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là tốt nhất, đã nhận được không ít sự quan tâm của các bậc cha, mẹ.

Các mốc chính như:
10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.
1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.

Tăng cân ở giai đoạn sơ sinh cho trẻ là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. Bởi sẽ có rất nhiều nguyên nhân sẽ khiến cho cân nặng của trẻ tăng đột biến, hoặc cũng có thể ăn mãi không lớn, vì vậy bạn cần chú ý chăm sóc và đảm bảo nguồn dinh dưỡng khoa học và phù hợp cho trẻ.

trẻ tăng cân như thế nào là bình thường

trẻ tăng cân như thế nào là bình thường

dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng

ác dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.

Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng.

Thông thường các bà mẹ cho rằng trẻ nhỏ cần ăn ít. Họ không nắm được trẻ cần ăn bao nhiêu trong ngày chứ không phải không có khả năng cung cấp đầy đủ. Trung bình trẻ cần ăn 4 -5 bát cháo đậu hoặc cơm nát mỗi ngày. Nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn, ăn theo người lớn 2-3 bữa là đủ. Thực ra dung tích dạ dày của trẻ có hạn nên ngoài ba bữa với gia đình, trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như sữa, cháo, chè, chuối… Các bà mẹ cũng đừng nghĩ rằng trẻ cần ăn cơm sớm để cứng cáp, vì sau hai tuổi trẻ mới có đủ răng sữa để nhai tốt.

Trẻ biếng ăn thường được mẹ cho dứt sữa để ăn khá hơn. Đây là một sai lầm vì các trẻ này sau khi bị dứt sữa càng bị suy dinh dưỡng nặng hơn vì mất đi 300-400 ml sữa mỗi ngày trong khi vẫn biếng ăn.

dấu hiệu béo phì ở trẻ sơ sinh

Trong những năm gần đây, hiện tượng thừa cân và béo phì ở trẻ em đã nổi lên như một vấn đề đặc biệt bức xúc của xã hội. Nhìn những đứa trẻ nặng nề, ục ịch…trông thật tội nghiệp vì điều trị cho trẻ hết béo phì là rất khó khăn và đôi khi không thể thành công. Vì vậy, phòng ngừa béo phì sẽ là việc làm mang đến lợi ích về nhiều mặt cho gia đình và xã hội.Thực ra, trước khi trẻ bị béo phì luôn có những dấu hiệu rất cụ thể. Tuy nhiên, do không biết và đôi khi không chú ý nên những dấu hiệu này dễ bị bỏ qua. Những dấu hiệu cụ thể đó là:

– Luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm: Nuôi con ai cũng thích con ăn nhanh, ăn nhiều và đòi ăn thêm…Có quá nhiều đứa trẻ mà cha mẹ dỗ dành kiểu gì cũng không chịu ăn nên nếu gặp trẻ đòi ăn thì hẳn nhiên là sẽ dễ dàng được đáp ứng. Phần ăn của trẻ sẽ được tăng lên dần dần cùng với suy nghĩ trẻ càng lớn càng ăn nhiều là tất nhiên. Nhưng nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì bạn nên xem chừng, vì chiều hướng béo phì chắc chắn đã đến rất gần.

– Thích ăn những món ngọt, béo: Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, chè, sô-cô-la, kem, bánh ngọt… hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột, món tiềm hay xúp nhiều nước béo…Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.

– Không chịu ăn rau: Hầu như trẻ nào không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (béo, ngọt, đạm). Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.

– Thức khuya, ăn tối muộn: Thường ai cũng nghĩ trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng thực ra trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Trẻ béo phì thường thức khuya để xem tivi, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cần thêm một bữa ăn nữa. Ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho việc tạo mỡ dự trữ.

– Tăng cân nhiều mỗi tháng và liên tục: Tất cả những nguyên nhân gây béo phì nêu trên đưa đến kết quả là số cân nặng hằng tháng của trẻ đạt được nhiều hơn sự phát triển bình thường. Trẻ trên 1 tuổi thường tăng trung bình mỗi tháng khoảng 200 – 300 g. Nếu trẻ tăng trên 0,5 kg/tháng và giữ mức này trong nhiều tháng liên tục thì nguy cơ béo phì rất cao. Đường biểu diễn cân nặng của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng sẽ cao vọt lên dạng thẳng đứng là hình ảnh rõ rệt nhất về khả năng dư cân.

 trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc bé sẽ phát triển tốt. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giấc ngủ của trẻ trong 3 tháng đầu

Trẻ sơ sinh (0-4 tuần tuổi)

Bé ngủ khoảng 10 tiếng rưỡi đến 18 tiếng trong mỗi chu kỳ 24 giờ. Hầu như bé chưa hình thành một lịch trình ngủ nào, bé có thể ngủ từ vài phút đến vài giờ và sẽ thức giấc thường xuyên để lấp đầy chiếc bao tử nhỏ xíu của mình.

Trẻ 1 tháng tuổi

Bé ngủ khoảng 10 tiếng rưỡi đến 18 tiếng mỗi ngày. Bé bắt đầu có sự thích nghi với khác biệt giữa ngày và đêm. Bé sẽ dành cả đêm để ngủ và thức dậy nhiều hơn vào ban ngày, nhưng bé vẫn ngủ khá nhiều trong ngày.

Trẻ 2 tháng tuổi

Bé ngủ khoảng 10 tiếng rưỡi đến 18 tiếng mỗi ngày. Mặc dù khi thức bé đã tỉnh táo hơn để giao tiếp với mọi người, nhưng phần lớn các em bé vẫn ngủ từ 2 cho đến 4 (thậm chí nhiều hơn) giấc vào ban ngày. Con bạn có thể bắt đầu bỏ 1 cữ bú đêm.

Trẻ 3 tháng tuổi

Bé ngủ khoảng 10 tiếng rưỡi đến 16 tiếng rưỡi mỗi ngày. Một số em bé (không phải tất cả) ở tuổi này có thể ngủ giấc dài từ 6-8 tiếng vào ban đêm. Phần lớn các bé sẽ ngủ thêm 2-3 giấc vào ban ngày.

sữa mẹ có thiếu chất không

Không có sữa mẹ xấu, mà chỉ lo mẹ không đủ sữa hoặc sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho bé còi cọc chậm lớn.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ em, là nguồn dinh dưỡng phù hợp cho tiêu hóa của trẻ, đồng thời còn có rất nhiều yếu tố sinh học như: kháng thể, các men và bạch cầu…mà sữa công thức không bao giờ có được. Axit béo có trong sữa mẹ giúp bộ não của bé phát triển cũng như giúp bé tăng cường nhận thức. Rất nhiều yếu tố có trong sữa mẹ như bạch cầu không thể tìm thấy trong bất kỳ một nhãn sữa công thức nào.

Sữa mẹ bao giờ cũng tốt hơn tất cả các loại sữa công thức, tuy nhiên sau 6 tháng chất lượng sữa bắt đầu giảm sút về thành phần dưỡng chất và các kháng thể nhưng nó vẫn rất cần thiết và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.

trẻ tăng cân như thế nào là bình thường

trẻ tăng cân như thế nào là hợp lý
trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là chuẩn
trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là tốt
làm thế nào để trẻ tăng cân
làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh
bé sơ sinh tăng cân như thế nào
trẻ sơ sinh tăng cân trong tháng đầu
trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao

1 / đặt tên ở nhà cho cặp sinh đôi 2020

Việt đặt tên ở nhà cho cặp sinh đôi bằng các tên tiếng anh hay cho bé trai, bé gái bằng cách chọn lựa trong danh sách danh sách các tên tiếng anh hay cho bé trai, bé gái sinh đôi sẽ cho các bạn những gợi ý hay về tên cho bé có cách phát âm gần nhau, đẹp. Đây là danh sách tên được lựa chọn từ nước ngoài dành cho những bé sinh đôi trai, sinh đôi gái hoặc 1 trai một gái.Những cái tên hay nhất Việt NamĐặt tên hay cho con trai sinh năm 2020đặt tên ở nhà cho cặp sinh đôi [caption id="attachment_12133" align="aligncenter" width="603"] đặt tên hay cho con gái sinh đôi tên tiếng anh ở nhà[/caption]  đặt tên hay cho con gái sinh đôi tên tiếng anh ở nhàElla, Emma Olivia, Sophia Gabriella, Isabella Faith,...

2 / dấu hiệu sắp sinh con trước 1 tuần

Đây là kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh được các mẹ bầu, các bác sĩ hộ sinh chia sẻ chính xác nhất trước 1, 2 tuần. Khi bạn thấy dấu hiệu sắp sinh con trước 1 tuần được liệt ke như sau chắc chắn các mẹ có dư thời gian để chuẩn bị lại một lần nữa các vật dụng cần thiết để chuẩn bị xách vali lên và bệnh viện phụ sản thẳng tiến.Dấu sinh là gì? Dấu sinh là những dấu hiệu ban đầu báo cho mẹ bầu biết được mình sắp chuyển dạ sinh con, dấu hiệu sinh thường được nhận biết quanhiều kinh nghiệm được các mẹ truyền tai nhau. Dấu hiệu chuyển dạ khi sinh con so sẽ có những khác biệt với dấu hiệu sắp sinh con rạ. Dấu sinh là cách mà cơ thể người mẹ đưa để báo cho mẹ bầu biết...

3 / nên thử thai vào lúc nào trong ngày

Chúc mừng bạn đã có tin vui nhưng bạn có biết nên thử thai vào lúc nào trong ngày thì mới cho kết quả chính xác hay không? Bên cạnh đó, việc sử dụng que thử thai chính xác thì bạn cũng nên tìm hiểu. Benconmoingay.net sẽ cùng bạn cập nhật những thông tin mới nhất.Bạn có biết nên thử thai vào lúc nào trong ngày: cách sử dụng que thử thai chính xác nhất hay không? Có nhiều cách để thử thai khác nhau như xét nghiệm máu, nước tiểu… Tiện lợi và thông dụng nhất vẫn là que thử thai. Việc thụ thai căn cứ vào sự phát triển nội tiết tố hCG trong cơ thể người phụ nữ. Hầu hết các cách thử thai (gồm cả việc thử ở nhà) là để kiểm tra sự hiện diện của nội tiết tố này trong nước tiểu. Phương...

4 / Tìm hiểu độ mờ da gáy là gì & tại sao mẹ không thể bỏ qua xét nghiệm quan trọng này?

ĐỘ MỜ DA GÁY là vùng da gáy của thai nhi được đo ở tuần thai thứ 11 - 14. Chỉ số đo này là cơ sở để bác sĩ biết được các nguy cơ hội chứng down (TRISOMY 21) có thể xảy ra với thai nhi hay không & sẽ có được các bước can thiệp sớm nhất cho mẹ. Thường khi xét nghiệm đo độ mừo da gáy mẹ sẽ được bác sĩ cho biết độ dày của bé bao nhiêu là an toàn, có nên thực hiện thêm các xét nghiệm Triple Test & Duple Test thêm hay không.Độ mờ da gáy là gì? [caption id="attachment_12914" align="aligncenter" width="443"] độ mờ da gáy[/caption]Độ mờ da gáy là một xét nghiệm quan trọng được thực hiện khi thai được 11 tuần tuổi đến 14 tuần tuổi vì đây là thời điểm kết quả xét nghiệm cho được chỉ...

5 / Hướng dẫn pha sữa đúng cách cho bà bầu khoa học & đúng nhất

Với các mẹ mang thai tập 2, 3 thì không vấn đề gì nhưng các mẹ mang thai lần đầu sẽ có nheiefu cái rất bỡ ngỡ, ví dụ như pha sữa đúng cách cho bà bầu để sữa không quá lạnh hay quá nóng, không vón cục & quan trọng nhất là vẫn giữ được chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ lẫn thai nhi.Sữa chua có tác dụng gì cho bà bầu? Hướng dẫn mẹ các cách vệ sinh bình sữa mới mua tiệt trùng đúng cách1/ nên uống sữa bầu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất? Trước tiên mẹ bầu cần lưu ý về khoảng thời gian uống sữa của mình trong ngày. Ví dụ như trước đây đa phần các mẹ chưa có baby thường sẽ không quan tâm lắm đến vấn đề này vì tự tin vào sức khẻo của mình. Tuy nhiên, khi có mang...