trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày: Lượng nước trẻ sơ sinh cần là bao nhiêu không phải mẹ nào cũng biết. Nhưng có một lượng nước chuẩn để so sánh hay không? Benconmoingay.net chia sẻ với mẹ về lượng nước mà bé sơ sinh cần phù hộ với từng giai đoạn phát triển của bé.
- viêm tiểu phế quản co thắt ở trẻ em
- bé bị viêm phế quản có nên tắm không
trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuyệt đối không nên cho uống nước, nếu trẻ nặng 8kg thì dùng 300ml mỗi ngày, còn bổ sung sữa mẹ và sữa ngoài, trẻ trên 1 tuổi và cân nặng lên 10kg thì có thể dùng 1 lít nước mỗi ngày.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn bú sữa mẹ và ăn sữa bột, vì thế mà trẻ không cần cung cấp nhiều nước, tuy nhiên mùa hè nóng bức trẻ ra nhiều mồ hôi vì thế cần bổ sung nước cho trẻ tránh việc thiếu nước mắc bệnh táo bón. Trẻ sơ sinh tuổi này cần bổ sung từ 100 đến 200ml mỗi ngày, chia đều ra các thời gian trong ngày và nên dùng thìa nhỏ cho trẻ uống.
Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng
Trẻ sơ sinh ở tháng tuổi này nên uống nước tùy thuộc vào cân nặng của trẻ, nếu trẻ nặng 8kg thì dùng 300ml mỗi ngày, còn bổ sung sữa mẹ và sữa ngoài, tổng thể một ngày nên dùng 800ml trong đó có sữa mẹ và sữa ngoài.
Đối với trẻ trên 1 tuổi
Khi trẻ trên 1 tuổi và cân nặng lên 10kg thì có thể dùng 1 lít nước mỗi ngày, trong đó có sữa mẹ và sữa ngoài. Các bà mẹ có thể tính lượng nước cho trẻ mỗi ngày như sau:
- Lượng nước uống (ml) = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10)
ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu trẻ uống được 500ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml - Khi trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống bằng người lớn: 2 – 2,5l/ngày
trẻ mấy tháng thì được uống nước
Trước khi em bé được 6 tháng tuổi, nếu trẻ khát, bạn chỉ cần cho trẻ uống vài ngụm nước nhỏ là đủ. Nếu quá lạm dụng cho trẻ uống nước hàng ngày, em bé của bạn có thể bị đau bụng hay làm cho bụng của trẻ quá đầy để có thể ăn uống tốt.
Và ngay sau sinh nhật đầu tiên của trẻ, khi các bé bắt đầu ăn các thực phẩm rắn và uống sữa nguyên chất thì bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước như sở thích của bé mà ít phải lo ngại nhiều về lượng nước cần cung cấp hàng ngày cho trẻ như lúc trước đây.
có nên cho bé uống nước sau khi bú
Với trẻ 2 tháng tuổi thì nhu cầu của bé chủ yếu vẫn là sữa, không phải là nước lọc. Dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần uống sữa, không cần uống nước lọc để tráng miệng và cũng không phải vì hại thận mà là không cần thiết.
Với trẻ trên 6 tháng thì ngoài chuyện uống sữa, còn ăn dặm thêm cháo nên uống nước lọc là cần thiết. Có thể cho trẻ uống một vài thìa sau khi ăn. Khi trẻ đã dứt sữa dù là 6 tháng – 1 tuổi thì ngoài ăn dặm vẫn cần bổ sung nước lọc. Còn nếu trẻ 2-3 tuổi mà chưa dứt sữa thì nước lọc chỉ thêm và bổ sung thôi, vì nước vẫn được đưa vào cơ thể thông qua sữa.
có nên cho trẻ uống nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý 9% là dung dịch thích hợp nhất để làm ẩm, làm ướt hay rửa các mô cơ thể như niêm mạc mũi họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp, ổ bụng,… Dùng nước muối này vào mũi với mục đích là làm loãng, rửa trôi nhầy nhớt nhiều ở vùng mũi họng có ích trong một giai đoạn nào đó, trong một thời gian ngắn nào đó của bệnh. Có nghĩa là chỉ dùng nước muối này như một biện pháp hỗ trợ chứ không phải là biện pháp chính để chữa các bệnh gây xuất tiết nhiều đàm dịch ở mũi họng. Vì nước muối sinh lý không phải là thuốc nên không thể có tác dụng chữa bệnh. Chưa kể, dùng quá kéo dài nước muối vào mũi họng có thể gây ẩm ướt liên tục niêm mạc mũi họng, gây viêm nhiễm nhiều hơn, tổn thương nhiều hơn niêm mạc mũi họng. Tổn thương niêm mạc mũi họng lại tiếp tục tiết nhiều đàm nhớt, ta càng dùng nhiều nước muối vào mũi và tạo ra một cái vòng lẩn quẩn của bệnh. Đó là chưa kể sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước muối và mũi: nước muối thường có nhiệt độ thấp hơn niêm mạc mũi (nhất là về mùa đông) gây phản ứng phù nề niêm mạc mũi theo phản xạ. Vì vậy, lạm dụng dung dịch nước muối vào mũi họng (dùng quá thường xuyên, quá kéo dài) có khi rất gây hại: kéo dài tổn thương mũi họng xoang không bao giờ dứt.
Niêm mạc mũi xoang có hệ thống tế bào bề mặt có thể tiết ra chất nhầy và nước làm ẩm ướt bề mặt có tác dụng bắt lại bụi trong không khí hít vào. Nó lại có các tế bào có lông chuyển tạo thành làn sóng như sóng lúa trên cánh đồng để vận chuyển và rửa trông các chất nhầy đã tiết ra. Nghĩa là, niêm mạc mũi xoang có cơ chế tự làm sạch. Cơ chế này bị rối loạn khi lớp niêm mạc mũi xoang bị tổn thương do nhiễm trùng, hóa chất, viêm nhiễm,… Thường là tiết ra quá nhiều chất nhầy và nước gây ra đàm nhớt. Ở quá trình ngược lại, rối loạn tiết ít dịch nhầy sẽ gây ra bệnh khô, teo niêm mạc mũi.
Ta cần chữa bệnh viêm nhiễm, làm loãng nhầy nhớt giúp dễ rửa trôi nhầy nhớt mũi khi niêm mạc mũi bị tổn thương. Sau đó, niêm mạc mũi sẽ tự động hồi phục lại hoạt động bình thường và không cần bất cứ hỗ trợ nào như nước muối chẳng hạn.
Viêm nhiễm mũi họng ở trẻ từ 1 – 4 tuổi thường do môi trường nhà trẻ mẫu giáo. Các bạn khác bị bệnh rồi lây cho cháu nên bệnh hay tái phát. Một nguyên nhân khác nữa phụ thuộc vào tố chất của trẻ: sức đề kháng với bệnh tật và dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhất gây sổ mũi thường xuyên là viêm VA.
Bạn nên giảm dùng nước muối vào mũi, nếu cháu bị viêm mũi tái phát, bạn nên cho cháu đến khám Bệnh viện Nhi Đồng 1 để xem xét nạo VA cho cháu. Bạn có thể cho các cháu uống Broncho Vaxom 3,5mg, uống 3 tháng, mỗi tháng uống 10 ngày, mỗi ngày 1 viên (tống liều 30 viên trong 90 ngày)
trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày
trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần mỗi ngày
trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần 1 ngày
trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần một ngày
trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa một ngày
trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa là đủ
trẻ sơ sinh bú bao nhiêu phút 1 lần
tre 7 thang uong bao nhieu nuoc
bổ sung nước cho trẻ 6 tháng tuổi