trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ: Trẻ sơ sinh còn nhỏ nên sẽ có nhiều loại thực phẩm trẻ bị dị ứng. Một trong những dị ứng của trẻ đó là trẻ bị dị ứng sữa mẹ. Điều này có thật sự xảy ra hay không thì Benconmoingay.net mời các bố mẹ theo dõi các thông tin nghiên cứu sau.
trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ
Rất nhiều bà mẹ phải khổ sở khi trẻ mới sinh ra mà lại dị ứng với chính sữa mẹ. Trường hợp này hiện nay không nhiều tuy nhiên cũng không phải là hiếm, nhiều trẻ sinh ra cơ địa mẩn cảm đã dị ứng với chính những thành phần có trong sữa mẹ. Để biết có bị dị ứng với sữa mẹ hay không thì khi thấy các triệu chứng mẩn ngứa, nổi đỏ ở trẻ thì các mẹ nên dừng cho bú sữa mẹ và cho bé thử các loại thức ăn khác.
Quan sát thấy các triệu chứng này biến mất thì có nguy cơ rất cao trẻ nhà bạn bị dị ứng sữa mẹ. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ từ đâu? và cách khắc phục bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.

trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ
Nguyên nhân gây nên hiện tượng dị ứng sữa mẹ ở trẻ
Khi gặp phải tình trạng bị ứng sức mẹ ở trẻ, đó chính là tình trạng hệ miễn dịch của bé rất mẫn cảm với những thành phần protein có trong sữa. Nguyên nhân chính được xác định có thể do các yếu tố di truyền kết hợp với việc cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm hoặc cho trẻ dùng các loại sữa ngoài có chứa đạm khó tiêu dẫn tới dị ứng với sữa.
Tình trạng dị ứng sữa mẹ thường diễn ra trong giai đoạn bé dưới 6 tháng tuổi, khi bị dị ứng sữa trẻ thường có một số biểu hiện như: trẻ bị nôn, ói mửa, nổi mẩn đỏ, thở khó khăn…nguy hiểm hơn là phản ứng phản vệ toàn thân ảnh hưởng tới sức khỏe. Đa số trẻ bị dị ứng sữa thường gặp phải các triệu chứng chậm và nhẹ nên cần các mẹ quan sát để ý tránh ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ.
Nên làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ?
Việc điều trị dị ứng sữa ở trẻ hiệu quả đầu tiên là không cho bé tiếp xúc với loại protein khó hấp thu dễ gây dị ứng. Nên bổ xung các loại sữa ngoài có chứa protein đã được thủy phân giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra các loại sữa thay thế cho trẻ mà các mẹ có thể sử dụng đó là sữa từ gạo, đậu nành vì các loại sữa này thường chứa các loại đạm ít gây dị ứng.
Nếu như trẻ nhà bạn đã được khoảng 5 tháng tuổi thì bạn có thể tập cho trẻ ăn dặm để bổ xung đầy đủ các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Khi cho bé ăn dặm sớm thì bạn không nên cho muối vào vì thật của bé chưa thể đào thải muốn ra ngoài được. Tới khi bé 10 tháng tuổi, bạn có thể cho bé dùng lại sữa bò để kiểm tra sự dung nạp.
Nếu bé vẫn bị dị ứng với sữa hay các sản phẩm protein, bạn tiếp tục cho bé dùng các sản phẩm thay thế. Sau đó, cứ từ 3-6 tháng, bạn lại thử cho bé dùng lại một lần. Tốt nhất khi phát hiện trẻ bị dị ứng sữa mẹ thì các mẹ nên đưa ngay trẻ lời bệnh viện, tại đây các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị hợp lý nhất đối với trẻ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
các loại sữa thay thế sữa mẹ
Khi bắt buộc phải sử dụng sữa công thức như là giải pháp dinh dưỡng bổ sung cho trẻ, thì việc hiểu rõ về các loại sản phẩm sữa sẽ giúp cho cha mẹ có một sự lựa chọn phù hợp nhất.
Sữa bột dành cho trẻ sơ sinh
Là những sản phẩm duy nhất được nghiên cứu với công thức đặc biệt, chuyên dùng để thay thế sữa mẹ.
– Chúng thường có công thức gần giống với thành phần của sữa mẹ nhất.
– Có thể đáp ứng được các yêu cầu về dinh dưỡng trong 4 – 6 tháng đầu đời.
Sữa bột đặc biệt
Là nhóm những loại sữa được chế tạo theo công thức đặc biệt, chuyên dùng trong việc nuôi dưỡng những trẻ có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Gồm một số sản phẩm phổ biến sau:
- Sữa có protein thủy phân để dùng cho những trẻ bị dị ứng với sữa bò
- Sữa ít dị ứng: thường dùng cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Chất đạm trong những sữa ít dị ứng đã được thủy phân một phần hay hoàn toàn và đã được xử lý bằng protease (men phân cắt protein) để giảm tính gây dị ứng của protein trong sữa. Ưu điểm của loại sữa này là giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh dị ứng tiềm tàng như chàm, viêm khớp, nổi mề đay,… những triệu chứng thường gặp ở những trẻ sơ sinh hay những trẻ được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò.
- Sữa bột axit hóa: là loại sữa đã được axit hóa bằng sinh học bởi các vi khuẩn. Ưu điểm của sữa axit hóa là mềm hơn, ở dạng cục dễ tiêu hóa hơn, và giảm nguy cơ sữa bị nhiễm trùng. Vì vậy, sữa axit hóa thường được dùng cho những trẻ em tiêu hóa kém và trong những điều kiện vệ sinh không tốt lắm dẫn đến nguy cơ dễ bị nhiễm khuẩn.
- Sữa có lượng casein vượt trội: tăng cường bổ sung protein
- Sữa bổ sung whey: được coi là loại sữa hiện đại với công thức tiên tiến, giúp gần hơn với sữa mẹ khi có nồng độ các chất khoáng giống như trong sữa mẹ
- Sữa đặc cho trẻ sơ sinh để làm giảm nôn trớ
- Sữa chuyên dành cho trẻ sơ sinh nhẹ cân (LBW) có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt
- Sữa không có đường lactose
- Sữa hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Chọn sữa cho con, chọn thế nào là đúng?
– Chọn sữa theo hướng dẫn của nhân viên y tế đối với trẻ dùng sữa cho mục đích điều trị (VD: sữa thủy phân, sữa không có đường lactose, v.v…)
– Chọn những nhãn hiệu sữa có uy tín trên thị trường quốc tế, sản phẩm chất lượng luôn ổn định và được kiểm tra chặt chẽ về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giá trị dinh dưỡng, về hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng đã công bố trên sản phẩm.
– Chọn sữa theo đúng lứa tuổi của trẻ.
– Cần đọc kỹ thời hạn sử dụng, cách bảo quản, thành phần dinh dưỡng, cách pha chế,…
– Theo dõi xem sữa có hợp với trẻ (trẻ thích, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu được thể hiện bằng tăng cân đúng theo chuẩn không tăng cân quá nhanh và nhiều hay quá ít, không có biểu hiện của thiếu chất dinh dưỡng hay biểu hiện của các vấn đề về đường tiêu hóa)
– Không nên chọn sữa theo giá tiền hay theo tin đồn
– Không tự đổi sữa khi không cần thiết hay không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế
sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng
Đối với tất cả bà mẹ dù ốm hay mập, vú lớn hoặc nhỏ khi mang thai thì sau sinh đều có sữa.
Để có nhiều sữa cần thiết làm thực hiện một số điều sau đây:
– Dinh dưỡng đầy đủ các chất: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất đường (gạo, bắp, nếp, bột…), chất béo (ưu tiên cho không no như dầu ăn), các loại vitamin (rau, củ, quả…) và các chất khoáng, nên uống nhiều nước và sữa.
– Phải cho con bú sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh. Cho bú sớm sẽ kích thích việc tạo và phóng thích sữa. Cho bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu sau sinh để giúp tạo nhiều sữa hơn. Nên uống nhiều nước và sữa trong quá trình cho con bú. Tinh thần người mẹ phải thoải mái khi cho con bú.
Một số người mẹ than phiền không có sữa sau sinh, điều này chủ yếu là do tâm lý sợ không đủ sữa cho con bú nên đã cho bé bú sữa ngoài từ đầu. Chính việc này làm hạn chế tiết sữa.
triệu chứng dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh
Tến sĩ John Moissidis, nhà dị ứng và miễn dịch học, đưa ra 6 dấu hiệu cho thấy bé của bạn có thể bị dị ứng sữa bột công thức. Chúng bao gồm:
- bé bị tiêu chảy cấp: Tiêu chảy là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên (trung bình 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa bột công thức.
- trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục: Trẻ sơ sinh thường nôn một ít thực phẩm khi ăn nhưng nếu bé của bạn nôn ngoài giờ ăn thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của những triệu chứng dị ứng.
- bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt hoặc khắp người: Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẫn đỏ trên da trẻ sơ sinh làm da trông giống như bị sưng phòng hay phát ban. Một trong những nguyên nhân có thể là do dị ứng sữa bột công thức nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng khác.
- bé sơ sinh hay cáu gắt: Trẻ sơ sinh thường quấy khóc nhưng sẽ là bất thường nếu trẻ khóc kéo dài. Khi không có lí do rõ ràng, trẻ khóc thường được cho là do đau bụng. Đôi khi trẻ cực kì quấy khóc là do đau bao tử gây ra bởi dị ứng protein trong sữa bột công thức.
- trẻ sơ sinh hay bị xì hơi: Tất cả trẻ sơ sinh đều thường “xì hơi” tuy nhiên nếu trẻ đánh rắm thường xuyên kèm theo những triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của dị ứng với protein trong sữa.
- Có vấn đề về hô hấp: Cảm lạnh là thông thường với các bé sơ sinh nhưng khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.
- nguyên nhân bé không tăng cân: Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng khi được 6 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi được 12 tháng tuổi. Nhưng khi bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần do tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều thì tất nhiên bé sẽ rất chậm lớn.
Xem trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ
bé bị dị ứng sữa mẹ, trẻ sơ sinh bị dị ứng da, bé bị dị ứng sữa tắm, bé bị dị ứng sữa bột, trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ, bé bị dị ứng sữa bò, trẻ sơ sinh bị ọc sữa, trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao