Không chỉ các bà mẹ ít sữa mới quan tâm cho bé ăn cơm đúng tháng mà cả các bà mẹ bận rộn cũng vậy. Các mẹ nên biết trẻ bao nhiêu tháng tuổi thì ăn được cơm để có thể phù hợp với dạ dày của bé cũng như không ảnh hưởng đến dinh dưỡng nếu cho bé ăn đồ ăn mềm, cứng quá sớm.
trẻ 10 tháng tuổi ăn cơm xay được chưa?

Mẹ nên biết: trẻ bao nhiêu tháng tuổi thì ăn được cơm?
Một bà mẹ thắc mắc đã gửi đến bác sĩ dinh dưỡng bệnh viện Từ Dũ
Con em đến bây giờ đã 10 tháng (mới mọc 2 rang sữa), nhưng bà nội đã cho ăn cơm nát rồi. Vậy em muốn hỏi các bác sỹ cho trẻ ăn cơm nát sớm như vậy có anh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé không và khi nào thì có thể cho bé ăn được cơn nát. Mong nhận được câu trả lời sớm của các bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn các bác sỹ.
Khi nào bé có răng hàm để nghiền nát thức ăn thì mới nên cho bé ăn cơm. Răng cửa chỉ có thể cắn xé thức ăn, không thể nghiền nát thức ăn được nên nếu cho ăn cơm thì bé sẽ nuốt trọng cơm, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc “vất vả” hơn nên sẽ tiêu nhiều năng lượng, khiến bé khó tăng cân tốt được. Ở tuổi này, thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu cho bé vẫn là sữa. Các bữa ăn DẶM (ăn bổ sung, không phải ăn chính) chủ yếu để cung cấp các chất trong sữa chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bé như chất sắt, chất kẽm, chất xơ, chất béo và để bé làm quen với các dạng thức ăn đặc nên không nhất thiết phải ăn cơm cho “chắc bụng” mà ăn cháo sẽ giúp bé dễ tiêu hơn.
Trẻ bao nhiêu tháng tuổi thì ăn được cơm là phù hợp?
Như đã đề cập ở trên, khi bé bắt đầu mọc răng thì các mẹ hãy nghĩ đến việc cho bé ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Chia sẻ từ trang yeutre.com về điều này, các mẹ nên tham khảo kỹ các giai đoạn cho bé ăn các thứuc ăn khác ngoài sữa mẹ theo từng giai đoạn páht triển cụ thể như sau:
Khi bé được 6 tháng tuổi: ăn cháo say nhuyễn
Lợi ích của việc ăn cháo nhuyễn là giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt, dễ tiêu và dễ hấp thu dinh dưỡng. Vì lúc này, thành ruột non còn mỏng, dạ dày yếu nên chưa thể tiêu hóa thức ăn thô được. Do đó, cho cháo ăn nhuyễn từ 8 – 9 tháng là hợp lý.
Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập ăn bột loãng đến bột đặc, số lượng từ ít tới nhiều. Thời gian ăn bột kéo dài từ 6 – 8 tháng. Mẹ sẽ tập cho trẻ ăn bột ngọt với các loại rau củ quả, sau đó tới bột mặn với thịt, cá, tôm.
Kết thúc giai đoạn ăn bột, trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn cháo từ 8 tháng. Lúc này, một số trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, trẻ có thể tập nhai các thực phẩm thô với kích cỡ nhỏ như hạt đậu. Vì vậy, cháo lúc này cần được xay nhuyễn vì kỹ năng xử lý thô chưa tốt, trẻ có thể bị nôn ói nếu cháo lợn cợn,khó nuốt.
Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn cháo nhuyễn cùng với thịt rau. Cách sơ chế cũng khá đơn giản, mẹ nấu cháo chín riêng, thực phẩm riêng, sau đó xay nhuyễn từng loại. Có thể trộn chung thức ăn và cháo hoặc chia từng khẩu phần nhỏ cho trẻ.
Khi bé được 10 tháng tuổi: ăn cháo vỡ hạt
Bước sang giai đoạn ăn cháo vỡ hạt, trẻ sẽ ăn chậm hơn vì phải tập nhai và xử lý thức ăn thô trong miệng. Do đó, mẹ cần phải kiên trì và chia nhỏ bữa cho trẻ ăn. Mỗi bữa không kéo dài trên 30 phút vì có thể làm trẻ biếng ăn và sợ ăn.
Cháo xay nhuyễn chỉ là bước thăm dò tập cho trẻ ăn thô, vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn xay nhuyễn từ 1 – 2 tháng để con làm quen với thức ăn lợn cợn. Sang tháng 10, mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn cháo vỡ hạt cùng các loại thực phẩm có độ thô nhất định.
Ví dụ, với cà rốt, bí đỏ, súp lơ mẹ có thể nấu chín, xay lợn cợn không cần nhuyễn để trẻ tập nhai và xử lý thức ăn thô. Lúc này, dạ dày trẻ cũng đang dần quen với thực phẩm thô và có thể tiêu hóa được. Với cháo, mẹ không cần xay nhuyễn mà chỉ cần nấu thật chín và đánh cho nhuyễn, lợn cợn là được.
xem thêm: Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 12 tuổi đầy đủ nhất
Khi bé được 1 tuổi: bắt đầu cho trẻ ăn cháo nguyên hạt
Kết thúc 12 tháng đầu đời cũng có nghĩa là mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn cháo nguyên hạt. Cháo nguyên hạt được nấu bung chín, sánh mịn và ăn cùng thực phẩm xay nhuyễn hoặc có độ thô nhất định.
Ở giai đoạn này, mẹ cần tập cho trẻ ăn thô hơn những giai đoạn trước, nhờ vậy, dịch vị dạ dày mới tiết ra dịch để tiêu hóa thực phẩm và kích thích trẻ ăn ngon miệng. Một số mẹ có thói quen, khi con trên 1 tuổi vẫn xay nhuyễn cháo, mặc dù cách này giúp trẻ ăn nhanh, ăn được hết bát cháo nhưng khiến dịch vị dạ dày không tiết dịch, trẻ không có cảm giác ăn ngon miệng, kỹ năng nhai kém vì chỉ nuốt.
Hậu quả để lại là, nếu chẳng may trẻ ăn phải thực phẩm thô sẽ không nuốt được, nôn ói. Nôn ói thường xuyên sẽ khiến viêm loét thực quản, viêm loét dạ dày. Đặc biệt, một số trường hợp trẻ nôn ói không được, nôn ói lưng chừng và thức ăn tràn vào phổi khiến trẻ khó thở và hay có hiện tượng ho,thở khó.
Như vậy, ở giai đoạn sau 1 tuổi, mẹ cần tập cho trẻ ăn thô để phát triển cơ hàm, kích thích vị giác và phát triển kỹ năng nhai ở trẻ.
Với những thông tin chia sẻ về vấn đề “trẻ bao nhiêu tháng tuổi thì ăn được cơm” như trên hy vọng các mẹ có kế hoạch chăm sóc bé hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hiện tại & lên được thực đơn dinh dưỡng dúng với tháng tuổi của bé. Các mẹ nên lên kế hoạch cho bé đi khám dinh dưỡng ít nhất mỗi 6 tháng 1 lần để điều chỉnh hợp lý nhất nhé, mẹ nào chưa biết có thể tham khảo: địa chỉ trung tâm dinh dưỡng TpHCM