Khi những loại thực phẩm này được chế biến riêng lẻ sẽ là các món ăn bổ dưỡng, nhiều dinh dưỡng nhưng nếu kết hợp sai, chúng kị nhau sẽ dẫn đến các nguy hại mà mẹ không thể lường trước. Do đó, dù là giai đoạn ăn dặm hay trẻ đã lớn các mẹ cũng nên biết nhóm thực phẩm kỵ nhau khi chế biến thức ăn hàng ngày để tránh các sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Table of Contents
Nhóm thực phẩm kỵ nhau gây hại cho bé
vấn đề này đã được nhiều chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo nhưng đa phần các mẹ không tìm hiểu kỹ và với tâm lý cái gì tốt nhất khi phối hợp với nhau sẽ đem lại dưỡng chất nhiều nhất cho sự phát triển của bé.

Những thực phẩm kỵ nhau gây hại cho bé khi chế biến thức ăn mẹ nên biết
Với các bé lớn hơn có thể sẽ đề kháng tốt hơn thì khi xảy ra các vấn đề về ngộ độc sẽ được xử lý dễ hơn nhưng với các bé sơ sinh hoặc đang bắt đầu ăn dặm chắc chắn sẽ là vấn đề nghiêm trọng khi mẹ chế biến thức ăn từ các thực phẩm KHÔNG ĐƯỢC PHỐI HỢP với nhau như danh sách bên dưới.
Ví dụ như nhiều mẹ muốn nấu chung món thịt bò với lươn vì đây alf các thực phẩm giàu đạm, tốt cho bé nhưng vì cả 2 có quá nhiều đạm nên khi bé ăn món ăn có 2 loai thực phẩm này sẽ dẫn đến tình trạng xấu.
Xem thêm: nhóm thực phẩm giàu Canxi cho bé 6 tháng tuổi
danh sách các thực phẩm không nên chế biến cùng nhau cho bé
Dưới dây là danh sách các loại nguyên liệu chế biến món ăn mẹ không được kết hợp với nhau dứoi bất cứ hình thức nào để làm món ăn cho bé:
Khoai tây/ khoai lang nấu với cà chua
Cà chua kết hợp với khoai lang hoặc khoai tây sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý tránh nấu chung 2 loại thực phẩm nói trên.
Cải bó xôi nấu với tôm (rau bina nấu canh tôm)
Trong cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.
Mật ong kị nấu với nước đun sôi
Mật ong là một trong những loại thưc phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và còn điều trị được nhiều căn bệnh khác. Mật ong có hàm lượng vitamin, enzyme, và khoáng chất phong phú. Khi uống mật ong chung với nước ấm có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Nhưng các mẹ nên nhớ nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.
Củ cải nấu với hoa quả
Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu được ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một hợp chất gây ảnh hưởng xấu tới chức năng tuyến giáp của bé.
Món ăn từ Đậu đen nấu với thịt bò
Nấu cháo đỗ đen chung với thịt bò tạo sẽ nên rào cản trong quá trình hấp thu sắt vào cơ thể của bé. Vì vây, mẹ không nên kết hợp nấu 2 thực phẩm này. Ngoài ra, sau khi ăn thịt bò mẹ cần cho bé nghỉ 2 tiếng mới được uống hoặc ăn chè đỗ đen.
Thịt bò nấu với hải sản (lẩu hải sản, lẩu thái)
Thịt bò chứa thành phần phốt-pho, còn các loại hải sản lại có nhiều canxi. Khi nấu chung với nhau, phốt-pho sẽ gây kết tủa, khiến trẻ khó hấp thu canxi.
Món ăn từ thịt gà nấu với cá chép
Theo Đông y thịt gà và cá chép là hai nhóm thực phẩm kỵ nhau nếu kết hợp nấu cháo trẻ dễ bị tiêu chảy, mụn nhọt, đầy hơi.
Thịt bò nấu với lươn
Lươn và thịt bò đều chứa một hàm lượng đạm vô cùng lớn, nếu kết hợp chung sẽ khiến hàm lượng đạm trong cháo vượt mức cho phép. Sự dư thừa chất đạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé, gây nguy cơ tiêu chảy.
Thịt lợn nấu với thịt bò
Theo Đông y, thịt lợn có tính hàn còn thịt bò tính ôn, rất đối kỵ. Khi kết hợp hai loại thịt này để nấu cháo cho bé sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng cần thiết của cả thịt bò và thịt lợn.
Cà rốt nấu với củ cải
Củ cải chứa hàm lượng vitamin C rất cao, trong khi đó cà rốt lại chứa các enzyme cần thiết cho bé. Tuy nhiên nếu kết hợp nấu cháo chung thì các enzym có trong cà rốt sẽ phá hủy vitamin C có trong củ cải, khiến bé không thể hấp thu được vitamin C.
Óc heo nấu với lòng đỏ trứng gà
Kết hợp lòng đỏ trứng gà và óc heo sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol có trong cháo. Khi hấp thu một lượng lớn cholesterol vào cơ thể như vậy, hệ tim mạch và sức khỏe của trẻ sẽ có những tác động xấu nhất định. Vì vậy, mặc dù những thực phẩm này khá bổ dưỡng mẹ cũng không nên kết hợp chúng với nhau.
Xem thêm: Sữa công thức pha rồi để được bao lâu?
Lá hẹ nấu với đậu phụ
Canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, gây cản trở cho việc hấp thụ canxi của trẻ, gây nên nguy cơ còi xương ở trẻ.
Cải bó xôi nấu với đậu phụ
Đậu phụ chứa nhiều magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của bé cũng như gây ra sỏi thận.
Thịt nấu với đậu nành không tốt cho bé
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt và đậu nành là hai nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng đạm rất cao nên khi kết hợp chung sẽ làm hàm lượng đạm trong cháo dư thừa khiến bé dễ bị tiêu chảy, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên nấu thịt chung với đậu nành cho bé dưới 2 tuổi ăn.
Những món không nên nấu với phô mai
Không cho phô mai nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền, là do bản thân phô mai đã giàu đạm và năng lượng, nên nếu nấu chung với cua – lươn sẽ dư thừa đạm, năng lượng, bé và người già sẽ khó tiêu hóa hơn.
Bí đỏ nấu với cải thìa
Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.
Sữa bò và nước hoa quả chua họ Cam, quýt
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnhnày gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
Món ăn được chế biến từ gan động vật với carốt, rau cần
Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng). Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).