Theo quan niệm xưa của Việt Nam, nhiều cha mẹ chọn tên ở nhà xấu dễ nuôi con nhưng nhiều người sai lầm chọn tên chính không hợp nên thủ tục đổi tên cho con cần có các giấy tờ pháp lý khác để tiến hành đổi lại tên cho bé sau này trong giấy khai sinh khá mất thời gian.
1/ Chọn tên xấu dễ nuôi con khỏe mạnh
Thường không cha mẹ nào đặt tên chính cho con (theo giấy khai sinh) là những tên xấu, khó nghe & gọi thì làm người khác đa phần hiểu lầm hoặc cảm thấy mất tự tin, chủ yếu các tên xấu này được đặt cho bé ở nhà nhằm một cách ngầm hiểu cho dễ nuôi, dễ chăm sóc.
Tên xấu còn được xem như cách để tránh các điều xui rủi, không may đến với đứa bé trong tâm linh người Việt. Đây là một trong những mặt tích cực theo cách giả thích trong dân gian tư xưa đến nay.
Không phải đơn giản mà trên mạng vẫn có khá nhiều truyện cười chế dựa vào cách đặt tên xấu cho con để dễ nuôi từ phong tục này của người việt. Ví dụ như câu chuyện về việc đặt tên con khá hài hước như sau:
Nhà nọ có 3 thằng con trai được đặt tên là Cút, Cu và Đớp. Một hôm, ông bố đi vắng thì có ông bạn đến chơi nhà. Người vợ thay mặt chồng tiếp đón ân cần. Người bạn cũng vui lắm. Đến bữa ăn người vợ bảo thằng út:
Dọn cơm cho bác, Đớp! Người bạn hơi phật lòng. Ăn qua loa vài bát rồi đứng dậy. Người vợ bảo đứa thứ 2:
Lấy nước cho bác rửa, Cu! Lần này ông bạn giận tím mặt, liền chào ra về. Người vợ ngỡ người ra, không hiểu làm sao cả, đành bảo thằng cu lớn:
Dắt xe cho bác, Cút
Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có lúc sáng suốt đưa ra những quyết định đặt tên con vào thời điểm cần thiết để làm giấy khai sinh cho bé. Đa phần các trường hợp này đặt tên cho bé với một ý sâu xa nào đó. Ví dụ như đặt tên HẬN cho bé như một cách trách mách về quá khứ, về sự không may mắn đến với gia đinh.
Hoặc như đặt những tên rất kỳ khôi khiến đứa bé cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với bạn bè sau này như tên: lì, nhậu, xỉn, xay (uống rượu bia quá nhiều), đớp (thói xấu ăn uống)..v..v… và còn rất nhiều những tên hầu như sẽ là sự khó khăn cho con trẻ về sau này trong các giao tiếp, học hành hay đi làm giấy tờ cần thiết. Không phải chỉ nhiều người lớn tuổi, ở quê mới có những cái tên xấu như Chột, Què, Cật…. mà ngày nay, ngay tại nhiều thành phố lớn, vẫn có không ít ông bố, bà mẹ đặt cho con những cái tên khó gọi. Một chị kể, có lần chị đưa con trai đi khám bệnh tại viện nhi Trung Ương, thấy có nhà đặt tên con là Nguyễn Văn Cu. Khi đọc đến tên thằng bé, nó cứ cúi gằm mặt không dám ngẩng lên nhìn bác sĩ.
Với đồng bào dân tộc lại còn có những tình huống giở khóc giở cười hơn nữa, ví dụ như trước đây rộ lên các cương trình phim hàn quốc và nhiều cha mẹ sẵn sàng hy sinh cái tên của con mình để dặt cho bé theo tên thần tượng của mình, xin xác nhận đây là những tên được ghi vào thẳng trong giấy khai sinh chứ không phải là tên được dùng ở nhà theo nghĩa đặt cho dễ nuôi nhưu ở trên.
Nhiều tường hợp cha mẹ đặt tên con anh việt phối hợp đẻ cho…. oai hơn. Cả hai anh em cùng một nhà tên Huỳnh Two School Boy (sinh năm 1986), Huỳnh Tree School Boy (sinh năm 1989) đã được bà Nguyễn Thị Tím đăng ký khai sinh. Một số tên xen lẫn tiếng nước ngoài với một vài âm tự như Nguyễn Thị Sinco do cha là ông Nguyễn Hữu Vạn đăng ký khai sinh năm 1991 hay Đặng Văn Col do mẹ là Cao Thị Lệ đăng ký khai sinh năm 1994… thì cha mẹ đều là người Việt Nam. Lý do họ đặt tên có chứa một vài tiếng nước ngoài cho con chỉ vì họ thích những cái tên như thế.
Năm 2003, ông Nguyễn Hữu Phương, quốc tịch Việt Nam và bà Ngô Kim Thùy, cũng quốc tịch Việt Nam đã tới UBND xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đăng ký khai sinh cho con là Nguyễn Phương Vivian. Bà Hồ Thị Kim Em lại tới UBND xã Phong Hòa đăng ký khai sinh cho con là Nguyễn Thành Spring.
1.1/ Tên không xấu nhưng sai chính tả
Khi học cấp 1, Lê Chí Thức thường bị bạn bè gọi ầm lên là “Chí Ngủ” ơi giữa sân trường khiến cậu vô cùng bực bội. Dần dần, cậu cũng hiểu tên của mình đã bị viết sai chính tả.
Khi đi học, bạn bè và cô giáo dạy văn của Lã Huyền Xâm cứ thắc mắc tại sao cô lại có cái tên kỳ cục như vậy. “Suốt ngày em phải đi giải thích là ngày xưa ông em muốn đặt tên cho em là Sâm, tên một loại thuốc quý, nhưng khi bố em đi đăng ký khai sinh thì cán bộ hộ tịch lại viết sai chính tả là Xâm” – cô bạn buồn rầu kể.
Khó “đỡ” hơn là trường hợp của Phạm Bảo Trâu: Với hàm ý con mình là viên ngọc quý, là châu báu của gia đình, cả nhà chị Lan Anh phải mất bao ngày suy nghĩ mới đặt được cho con cái tên ưng ý. Thế mà không hiểu do sơ suất ở khâu nào, giấy khai sinh của “viên ngọc” nhà chị lại ghi thành Bảo Trâu, khiến chị lại phải cất công đi cải chính tên cho con.
1.2/ Tên không xấu nhưng quá dàiiiiiiiii
Một cô gái có tên là Hoàng Thị Ngọc Bích Kim Cương tâm sự: Với mong muốn “cục Kim Cương” của gia đình sau này sẽ có cuộc sống an nhàn, sung sướng nên bố cô đã chọn cho cô một cái tên dài ngoằng. Nhưng chẳng thấy chị sướng, giầu có gì mà toàn thấy rắc rối. Hồi đi thi Đại học Thương Mại, cả phòng thi và giám thị cười ồ lên khi đọc tên chị vào phòng thi. Trong lúc làm bài thi thì giám thị cũng “ưu ái” lảng vảng quanh chỗ chị, thậm chí còn tò mò hỏi vì sao có cái tên như thế, làm chị mất tập trung không làm được bài. Rồi khi đi xem điểm thi thì tên dài phải viết 2 dòng nên ai cũng chú ý. Thậm chí chứng minh thư cũng không viết hết tên.
Chị Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương, người có tên dài nhất tỉnh Thái Nguyên, lại gặp rắc rối vì kỳ vọng của cha mẹ vào cái tên của mình. Theo lời ông Đào Sinh Hoạt, xóm 6, Tân Linh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, ông đặt tên con dài là “mong muốn con có một tương lai sán lạn, khi đi học nhất định sẽ được thầy cô giáo chú ý, vì thế nó sẽ học tốt hơn.” Quả đúng vậy, cô con gái có cái tên Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương thực sự là tâm điểm chú ý mỗi khi cô xuất hiện. Tuy vậy, cô gái có cái tên độc đáo này cũng gặp phải không ít phiền toái vì chính cái tên của mình. Tất cả các bằng cấp, giấy tờ liên quan của Dương cho đến nay chỉ duy nhất có Chứng chỉ tin học là ghi đầy đủ tất cả các chữ trong tên của cô. Còn lại, trong sổ hộ khẩu, giấy tờ hộ tịch, sổ điểm khi đi học, sổ học bạ, giấy khen…, tên cô đều phải viết tắt một số ký tự để gọn hơn. Vì tên dài nên mỗi khi gọi tên cô mọi người cũng không gọi hết cả tên. Khi thì “Dương ơi”, lúc lại “Long Lanh ơi”, hay lúc khác lại “Ánh Dương ơi”, có bạn còn gọi: “Tên dài ơi”…
Còn rất nhiều tình huống đặt tên khác nhau dẫn đến kết quả không mấy hay ho về cái tên cho con. Các cha mẹ nếu nhận ra sớm có thể tự thay đổi được cho bé để tránh các phiền phức về sau. Những nếu chuyện đã rồi thì có thể tham khảo các hướng dẫn bên dưới để biết được các bước cần thiết trong thủ tục đổi tên cho bé như thế nào.
2/ Hướng dẫn thủ tục đổi tên cho con trong giấy khai sinh
Nhiều cha mẹ tỏ ra lo lắng không biết thủ tục & thời gian thực hiện việc này có mất thừoi gian nhiều lắm không thì có thể tham khảo quy định của pháp luật về vấn đề chuyển đổi tên cũ (xấu) thành tên mới cho con không quá khó. Theo quy định tại điều 36, điều 37, điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì UBND cấp xã, huyện trước đây khai sinh cho con bạn giải quyết.
1/ Các giấy tờ cần thiết để đổi tên cho con trong giấy khai sinh bao gồm những gì?
Khi làm thủ tục thay đổi tên cho con bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai xin thay đổi tên cho con (theo mẫu quy định)
- Bản chính giấy khai sinh của con bạn
- Các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc thay đổi tên cho con.
2/ đổi tên giấy khai sinh mất bao lâu
- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
- Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Thẩm quyền
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Tham khảo thêm những: