sữa mẹ nhiều nhưng loãng: Lượng sữa mẹ có rất nhiều, ngoài cho bé bú no thì vẫn có thể vắt ra dự trữ. Nhưng sao mẹ thấy loãng so với đợt trước đó, không biết sữa có bị thiếu chất hay không? Benconmoingay.net sẽ giải đáp rõ ràng cho mẹ an tâm hơn nhé!
- uống sữa gần hết hạn có sao không
- uống sữa bột hết hạn có sao không
sữa mẹ nhiều nhưng loãng
Hiện tượng sữa mẹ loãng khiến nhiều mẹ lo lắng sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho con.
Không có sữa mẹ xấu, mà chỉ lo mẹ không đủ sữa hoặc sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho bé còi cọc chậm lớn. Trong thời gian cho con bú, cơ thể bạn sẽ ưu tiên sử dụng chất dinh dưỡng để sản xuất sữa cho bé trước khi chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho chính mình.
Để có nguồn sữa mẹ đầy đủ bạn nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn. Cho bé bú nhiều theo nhu cầu của bé, thoải mái vui tươi khi cho bé bú. Chế độ dinh dưỡng của bạn trong khi cho con bú rất quan trọng và cần thiết.
Khi đang cho con bú bạn phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng đường, đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Có 2 loại thuốc phải bổ sung đó là sắt và calcium suốt thời gian hậu sản và cho con bú. Ngoài ra bạn có thể uống thêm sữa, ăn nhiều rau, trái cây để giúp cho bầu sữa mẹ được nhiều và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên dùng các chất kích thích như: cà phê, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Sữa mẹ lúc đầu có thể trong nhưng vẫn chứa đủ nước, chất đạm, đường, vitamin và khoáng chất, còn sữa cuối bầu sẽ trắng đục và chứa nhiều chất béo hơn.Muốn sữa đặc hơn bạn nên ăn cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh… Những loại thực phẩm này có nhiều “nhựa”, chất đạm giúp sữa mẹ đặc hơn và tiết ra nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung ăn những món ăn này mà quá kiêng khem các loại thực phẩm khác, bạn sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng sữa cho bé và còn làm bạn “phát phì” nhanh hơn sau khi sinh.
làm thế nào để sữa mẹ đặc và thơm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, vì vậy rất nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ mong muốn mình có nguồn sữa vừa dồi dào vừa nhiều dinh dưỡng để cung cấp cho con. Vậy ăn gì để sữa mẹ đặc hơn, dưới đây là những thực phẩm giúp lợi sữa…
Cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh…
Đây là những loại thực phẩm mà dân gian quan niệm sẽ giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh. Những loại thực phẩm này có nhiều “nhựa”, chất đạm giúp sữa mẹ đặc hơn và tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung ăn những món ăn này mà quá kiêng khem các loại thực phẩm khác, mẹ sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng sữa cho bé và còn làm nhiều mẹ “phát phì” nhanh hơn sau khi sinh.
Rau ngót, rau khoai lang, quả sung….
Những loại rau, củ, quả, hạt có sẵn, rẻ tiền cũng là một phương pháp lợi sữa tốt cho các mẹ sau sinh. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, những loại thực vật này không những không làm các mẹ lên cân khó kiểm soát mà còn có tác dụng nhuận tràng, lợi sữa nhờ việc cung cấp vitamin, đạm thực vật và các axit béo không no…
Chuối sứ
Chuối là thực phẩm bổ dưỡng đối với các bà mẹ sau sinh, trong chuối có nhiều vitamin A, C,D,E,B1, B12, B6 và các yếu tố vi lượng cần thiết như Ca, K, Mg, P, Fe ngoài việc giúp lợi sữa thì chuối còn giúp chống táo bón, nhuận tràng.
Rau đay
Tuần đầu tiên sau khi sinh bạn có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.
Hạt bí
Theo kinh nghiệm dân gian thì hạt bí có tác dụng làm tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh, mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.
Cốm lợi sữa
Cốm lợi sữa là giải pháp của một số bà mẹ ít sữa hoặc thiếu sữa. Các sản phẩm cốm lợi sữa được tổng hợp từ các chất giúp mẹ tăng tiết sữa. Dù có hiệu quả lợi sữa, nhưng các loại cốm lợi sữa chỉ là giải pháp tạm thời, các bà mẹ không nên sử dụng lâu dài.
Nước chè vằng
Chè vằng là loại cây thân leo, mọc sâu ở trong rừng, đặc biệt là vùng núi Quảng Bình. Có 2 loại chè vằng: loại lá to thì gọi là chè vằng trâu và loại lá nhỏ gọi là vằng sẻ. Loại lá nhỏ thì uống thơm và ngon hơn. Sau khi lấy về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống dần có tác dụng nhiều sữa, uống chè càng đặc thì sữa càng nhiều.
Các mẹ có thể mua chè vằng đã được phơi khô hoặc cao chè vằng có bán rất nhiều trên thị trường.
Nước nụ hoặc lá vối
Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin… Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát gan và đặc biệt có công dụng lợi sữa.
Nước lá thìa là
Thìa là là một cây gia vị quen thuộc của người Việt Nam. Thìa là được trồng khắp nơi trên nước ta nhưng chủ yếu lấy lá để ăn, làm thuốc chỉ dùng quả. Tuy nhiên, rất ít người biết được rằng cây thìa là lại có tác dụng tăng tiết sữa tuyệt vời cho sản phụ và phụ nữ đang cho con bú.
Để tăng tiết sữa cho sản phụ, bạn có thể nấu canh thìa là hoặc hãm hạt thìa là với nước sôi để cho sản phụ uống, như thế lượng sữa của sản phụ sẽ được tăng lên đáng kể.
Nước gạo lứt
Trong gạo lứt còn nguyên vỏ có chứa nhiều các Vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các khoáng chất như canxi, sắt các nguyên tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magiê, Selen, Glutathion (GSH), Kali và Natri. Gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Nước gạo lứt rang giúp các mẹ sau sinh thơm sữa và sữa về nhiều hơn.
Nước lá mít
Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.
Nước lá đinh lăng
Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng thông tia sữa và giúp sữa về nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn bé tu ti nữa. Mẹ có thể dùng nước này thay nước uống hàng ngày.
Nước gạo tẻ + gạo nếp + hạt sen
Lấy một nắm gạo tẻ, một nắm gạo nếp, một ít đỗ xanh (đỗ đen, đỗ đỏ…) và một ít hạt sen ninh lấy nước (nhớ là để lấy nước, chứ không phải là nấu cháo đâu nhé), uống thay nước hàng ngày giúp kích thích sữa về nhiều.
Nước đậu đỏ
Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp sữa về dồi dào.
Nước vừng đen
Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Chị em cũng có thể nấu chè vừng đen hoặc làm muối vừng ăn cũng có tác dụng lợi sữa tương tự.
Nước lọc ấm
Ngoài những loại nước trên, một quy tắc ‘bất di bất dịch’ mẹ phỉa nhớ trong suốt thời gian cho con bú là uống nhiều nước lọc. Sản phụ được khuyên nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Mẹ cho con bú nên uống nước ấm và cần uống 1 ly nước ấm trước khi cho con bú sẽ giúp kích thích sẽ nhanh về và về nhiều.
ăn gì để có sữa đặc cho con bú
Muốn sữa đặc hơn bạn nên ăn cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh… Những loại thực phẩm này có nhiều “nhựa”, chất đạm giúp sữa mẹ đặc hơn và tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung ăn những món ăn này mà quá kiêng khem các loại thực phẩm khác, bạn sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng sữa cho bé và còn làm bạn “phát phì” nhanh hơn sau khi sinh.
mẹ nhiều sữa quá phải làm sao
Trong khi có rất nhiều bà mẹ nuôi trẻ sơ sinh gặp vấn đề về thiếu sữa cho con bú, số khác lại cảm thấy khó khăn trong việc điều tiết sữa mẹ ở mức vừa phải bởi vì sữa của họ ra quá nhiều so với nhu cầu của em bé.
Để điều tiết lượng sữa thích hợp cho con bú, mẹ cần tuân thủ ít nhất 8 điều sau:
Theo dõi sức khỏe của con hàng ngày
Việc theo dõi sức khỏe của con hàng ngày có thể phản ánh tình hình trẻ bú quá nhiều. Ví dụ, phân của trẻ có màu xanh lá cây và có bọt khi chúng không hấp thụ hết lượng sữa dư thừa, hoặc trẻ chối bú và quấy khóc khi bị ép bú thường xuyên.
Chú ý tư thế cho con bú và cách trẻ ngậm núm vú
Khi lượng sữa tiết ra quá nhiều, bạn nên cho trẻ bú theo tư thế thẳng và cho trẻ ngậm đầu vú sâu để trẻ không bị sặc sữa, hoặc sữa chảy ra khỏi miệng.
Để con quyết định thời gian bú
Hãy để trẻ bú hết một bên ngực một khoảng thời gian nhất định rồi mới chuyển sang bầu ngực bên kia. Nếu trẻ đói, trẻ sẽ muốn bú tiếp, nhưng nếu bạn đang thừa sữa, trẻ có xu hướng chỉ muốn bú một bên. Lúc này, bạn cần vắt bớt sữa ở bầu ngực căng sữa để cảm thấy thoải mái hơn.
Chú ý khi trẻ bị ốm
Hãy chắc chắn rằng con bạn không gặp các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến việc bú sữa như axit trào ngược, tưa lưỡi, hở hàm ếch và các bệnh về đường hô hấp. Đôi khi, việc trẻ không thể bú đủ sữa sẽ khiến bạn nghĩ rằng bạn dư sữa, nhưng thực tế không phải như vậy. Có thể là do các vấn đề sức khỏe nên trẻ không bú đủ sữa đúng với nhu cầu của chúng và dẫn đến việc bạn đánh giá lưu lượng sữa của mình sai.
Hút bớt sữa thừa trong bầu ngực
Lượng sữa ra nhiều khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu. Cách cứu vãn tình hình có thể áp dụng lúc này là dùng dụng cụ hút sữa để hút cạn sữa ra và để cơ thể người mẹ điều chỉnh lại việc điều sữa sau đó.
Đắp lá bắp cải
Theo nghiên cứu, bắp cải được cho là có tác dụng làm giảm tiết sữa tự nhiên khi được đắp lên ngực. Cách làm như sau: Rửa sạch lá bắp cải, bỏ phần gân cứng của lá và đặt vào trong áo ngực cho đến khi lá héo. Chú ý rằng phương pháp này có thể khiến mẹ giảm lượng sữa lớn và được khuyến cáo không nên đắp quá 20 phút và quá 3 lần mỗi ngày. Khi lượng sữa được điều tiết lại phù hợp, mẹ nên dừng áp dụng phương pháp này lại ngay.
Sử dụng thảo dược và thuốc nếu cần thiết
Một số loại thảo mộc cũng được cho là có tác dụng giảm tiết sữa ở bà đẻ như cây xô thơm, hoa nhài và lá bạc hà. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng pseudoephedrine, một thành phần có trong thuốc trị cảm lạnh để giảm tiết sữa.
sữa mẹ nhiều nhưng loãng
sữa mẹ trong phải làm sao
sữa đặc sữa loãng
sua me loang
sua me nhieu nhung loang phai lam sao
vi sao sua me lai loang
tai sao sua me loang
uống nhiều nước sữa mẹ bị loãng
sữa mẹ loãng có đủ chất không