Sau thời gian công bố không bao lâu thì cuốn sách Chim Rừng Việt Nam xuất bản năm 2017 do phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Phan Hùng Sơn bị tố vi phạm bản quyền nghiêm trọng từ các nhiếp ảnh gia chụp chim hoang dã khắp Việt Nam.
1/ Sách Chim Rừng Việt Nam của PSG Nguyễn Phan Hùng Sơn
Ngay từ khi công bố ra mắt thì cuốn sách được các chuyên gia đầu ngành lẫn truyền thông đánh giá đây là một cuốn sách đem lại rất nhiều giá trị nghiên cứu dành cho giới học thuật Việt Nam cũng như giá trị về bảo tồn, kích thích lòng yêu thiên nhiên với các thế hệ trẻ hiện nay.
Phó giáo sư – Tiến Sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn trong buổi giao lưu ra mắt sách đã được nhắc đến như một người không chỉ dừng lại ở việc công bố các công trình khoa học liên quan đến khu hệ chim Việt Nam, điều quan trọng hơn là ông đã truyền lửa cho các thế hệ sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh và cả cộng đồng về niềm đam mê nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên nói chung và các loài chim hoang dã nói riêng.
Sơ qua vài điều về PGS Nguyễn Lân Hùng Sơn
Phó giáo sư – Tiến Sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn có thể nói trong giới học thuật không quá xa lạ khi được nhắc đến một cách đầy tự hào là con trai của giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng. Dòng họ Nguyễn Lân nổi tiếng về sự ham học, nghiên cứu và cống hiến cho giáo dục Việt Nam.
PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn, sinh năm 1976, là Trưởng Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam.
Vẻ đẹp lộng lẫy của những bộ lông vũ, tiếng hót mê ly của các loài chim đã mê hoặc ông ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Với sự dẫn dắt của người thầy, nhà bảo tồn thiên nhiên và môi trường tiên phong của Việt Nam – Giáo sư Võ Quý, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chim ở Việt Nam.
Tuy nhiên, mọi sự đang có một điều khó hiểu là một người làm công tác khoa học như phó giáo sư Sơn chính là hiểu biết về tác quyền (quyền sở hữu trí tuệ), nhất là các báo cáo khoa học có sử dụng nguồn tư liệu và ảnh minh họa từ các chuyên gia khác.
2/ vi phạm bản quyền hình ảnh nghiêm trọng khi xuất bản sách
Nhiều nhà nghiên cứu chuyên về chim cũng như giới nhiếp ảnh gia hoang dã ở Việt Nam sau khi xem qua nội dung cuốn sách đã rất bất ngờ khi ảnh của mình xuất hiện minh họa trong sách nhưng không được một lời nhắc đến hoặc có sự liên hệ từ trước để xin phép sử dụng ảnh chính thức.
Rất nhiều ảnh có watermark (chữ ký tác giả) đã bị cắt bỏ đi một cách thô bạo. Bên cạnh đó một số loài dù đã được giới nghiên cứu Việt Nam đánh giá là đã không xuất hiện ở Việt Nam trên 70 năm nhưng vẫn được giới thiệu trong sách rất chi tiết với hình ảnh được lấy từ sinh cảnh chim Ấn Độ.
Một chuyên gia trong ngành – Tiến sĩ QB đánh giá sơ bộ về nội dung sách như sau:
- Nội dung phần I – Những nét cơ bản về các loài chim – là sự sao chép (ăn cắp) các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác mà không có trích dẫn nguồn cụ thể.
- Phần III – Chim Việt Nam hình thái và phân loại – sử dụng quá nhiều ảnh của người khác mà không ghi rõ nguồn gốc ảnh — đây cũng là một sự ăn cắp và vi phạm bản quyền tác giả.
- Phần IV — Hướng dẫn lựa chọn địa điểm quan sát chim ở Việt Nam cũng là cóp nhặt thong tin sơ sài và không có giá trị
Riêng với giới nhiếp ảnh gia đã có rất nhiều người tỏ ra bức xúc và không hài lòng khi tác giả in sách Chim Rừng Việt Nam 2017- phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn không hề có một động thái liên hệ xin tác quyền in ảnh mà tự ý xuất bản sách, thậm chí trong nội dung mở đầu & cuối sách cũng không 1 lần nhắc đến tác giả các bức ảnh được sử dụng minh họa trong sách.
Có khá nhiều email của các tác giả ảnh gửi đến Tiến sĩ Hùng Sơn với các nỗi bức xúc về tác phẩm của mình bị sử dụng một cách tùy tiện và vi phạm bản quyền nghiêm trọng nhưng chưa được phản hồi chính thức từ tác gải in sách.
Trích dẫn nội dung mới được báo tuoitre nêu đích danh Phó giáo sư Nguyễn Lân Hùng Sơn về việc vi phạm tác quyền này:
Chuyện vi phạm tác quyền ảnh vốn không mới. Nhưng lần này đáng tiếc ở chỗ người chụp ảnh và người lấy ảnh đều mong muốn có một công trình khoa học đầy đủ về các giống chim Việt Nam.
Quyển sách Chim Việt Nam dày 1.200 trang vừa ra mắt đã gây tâm tư trong giới chụp ảnh chim Việt Nam bởi câu chuyện tác quyền.
Chim Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội ấn hành) là quyển sách đứng tên chung của cố GS Võ Quý (1929 – 2016) và PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn.
Buổi ra mắt sách chiều 15-5 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng chụp ảnh chim của Việt Nam. Tuy nhiên, những bức ảnh được sử dụng trong quyển sách này lại làm họ bất ngờ bởi sự thiếu tôn trọng tác quyền của những người làm sách.
TS Lê Mạnh Hùng hiện đang công tác tại Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (thuộc Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cho hay anh phát hiện nhiều bức ảnh của mình được sử dụng trong sách mà không ghi tên tác giả, và bản thân TS Hùng chưa nhận được lời đề nghị hay xin phép nào của TS Sơn.
Trong đó, đáng kể nhất là bức ảnh con chim bồng chanh rừng TS Hùng chụp ở rừng Mường Nhé (Điện Biên). Để chụp được ảnh loài chim này, TS Hùng kể anh phải mất mười ngày nằm “phục” trong rừng, cộng thêm bốn ngày đi bộ trong rừng cả đi lẫn về.
TS Hùng trần tình: “Tôi và anh Sơn là bạn đại học, vừa nghiên cứu chung ngành. Hôm anh ra mắt sách, tôi và nhiều anh em chụp chim nữa cũng đến.
Chúng tôi không mong đợi gì nhiều, chỉ mong anh Sơn nói ra một lời cảm ơn đối với sự chia sẻ những bức ảnh của chúng tôi thì đôi bên sẽ thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, đợi cả buổi mà vẫn không thấy”.
TS Hùng cho hay anh đã gửi email cho TS Sơn yêu cầu giải thích về vấn đề này, nhưng đến nay anh chưa nhận được sự trả lời từ phía tác giả quyển sách.
Bức ảnh khướu Ngọc Linh được sử dụng trong sách Chim Việt Nam- Ảnh: Nguyễn Tuấn cung cấp
Cũng như TS Hùng, một nhiếp ảnh gia chụp chim khác là Nguyễn Tuấn có bức ảnh loài chim đặc hữu khướu Ngọc Linh được sử dụng trong sách.
Bức ảnh trong sách có đề tên anh, nhưng Nguyễn Tuấn bức xúc nói anh chưa nhận lời xin phép nào từ những người làm sách. Hơn nữa, đây là quyển sách được khai thác thương mại, đồng nghiệp anh mua với giá 1.200.000 đồng/cuốn.
Nguyễn Tuấn kể thêm khướu Ngọc Linh là loài chim hiếm đặc hữu của Việt Nam, nên giới khoa học quốc tế dùng địa danh núi Ngọc Linh đặt tên cho loài chim này.
Năm 2015, Nguyễn Tuấn cùng nhiều nhiếp ảnh gia phải bỏ ba ngày leo lên đỉnh Ngọc Linh “mai phục” loài chim.
Anh tự hào: “Do sự khó tiếp cận đỉnh núi Ngọc Linh nên số người chụp được loài chim quý này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay”. Phía sau mỗi bức ảnh chụp chim là cả một quá trình nghiên cứu và mua sắm thiết bị, băng rừng lội suối…
Loài chim càng quý, ở vùng rừng cao núi thẳm thì công sức người chụp càng đổ ra nhiều. Khi được hỏi sẽ bảo vệ những bức ảnh của mình như thế nào.
Nguyễn Tuấn nói: “Thực ra anh em chúng tôi – những người bị lấy ảnh nhưng không được xin phép – chỉ mong lời giải thích thỏa đáng. Chỉ cần thái độ cầu thị với nhau thì ổn thỏa thôi. Nhưng nếu họ vẫn không tôn trọng quyền tác giả, chúng tôi mới nghĩ đến biện pháp có tính pháp lý.
Thật ra dẫn đến như vậy là chuyện không vui, nhưng cũng cần lên tiếng để bảo vệ quyền tác giả, hơn nữa là góp phần nâng cao ý thức tôn trọng quyền tác giả trong cộng đồng!”.
Có thể nói thái độ im lặng của phó giáo sư Sơn đến hiện nay vẫn khiến giới nhiếp ảnh gia cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác rất bức xúc vì tác giả vẫn chưa co động thái xin lỗi hay họp báo nói về vấn đề tác quyền ảnh bị vi phạm này. Nếu điều này kéo dài có thể tất yếu về mặt pháp lý mà các tác gải ảnh nêu ra cũng là bài học về vấn đề tác quyền ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là môi trường sư phạm như phó giáo sư Sơn đang là trưởng khoa.