Dù lấy máu theo chương trình hiến máu nhân đạo hay người có nhu cầu bán máu thì các bước của quy trình lấy máu xét nghiệm chuẩn ở bệnh viện, trung tâm y tế vẫn sẽ có các bước cụ thể như nhau.
1 lần lấy máu xét nghiệm bao nhiêu ml?
Tùy thuộc vào các yêu cầu kiểm tra sức khỏe hay xét nghiệm bệnh liên quan mà bác sĩ sẽ quyết định lấy bao nhiêu ml máu của bệnh nhân. Ví dụ bênh nhân cần tiến hành xem có bị HIV hay không sẽ cần khoảng 5ml máu/lần, với xét nghiệm máu tổng quát (khi đi khám sức khỏe tổng thể) thì trung bình là 10ml/lần.
Vậy khi tiến hành lấy máu xét nghiệm bao nhiêu ml là vừa đủ? Có bị lấy thừa quá nhiều hay không?
Chia sẻ từ Bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó viện trưởng viện huyết học truyền máu Trung ương cho biết: Việc lấy máu xét nghiệm phải tuân theo những quy định hết sức nghiêm và tùy theo triệu chứng biểu hiện của bệnh mà tiến hành những xét nghiệm cần thiết. Cũng có những dụng cụ chuyên dùng để lấy vừa đủ lượng máu cần thiết như: Xi lanh (loại 5ml/cc, loại 3ml/cc) dành cho người lớn và loại bơm tiêm đặc biệt dành cho trẻ nhỏ.
Việc lấy máu để xét nghiệm còn phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, không thể vì thấy thể trạng bệnh nhân yếu thì lấy ít máu, bệnh nhân khỏe thì lấy nhiều. Phải lấy đủ lượng máu để đảm bảo tiến hành đúng đủ những xét nghiệm cần thiết. Còn việc cùng một bệnh mà lấy những lượng máu khác nhau, có thể do những chuẩn đoán của bác sỹ về tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân đã tiến hành những xét nghiệm trước đó thì không cần thiết phải làm xét nghiệm lại.
Bác sĩ Khánh chia sẻ thêm “Việc lấy thừa máu là không xảy ra vì mỗi mẫu máu lấy để xét nghiệm phải được đựng trong ống tuýp có chứa chất chống đông, chất này chỉ đủ đảm bảo có tác dụng cho một lượng máu nhất định, sai lệch về lượng máu trong tuýp sẽ ảnh hưởng đến mẫu máu xét nghiệm”
quy trình lấy máu xét nghiệm chuẩn ở bệnh viện
Dưới đây là từng bước của quy trình lấy mẫu máu để xét nghiệm được thực hiện tại các bệnh viên cũng như các trung tâm y tế, viện paster:
Lấy máu xét nghiệm làm gì?
Lấy máu xét nghiệm là để phục vụ cho chẩn đoán, theo dõi kết quả điều trị bệnh.
Phòng trách lây nhiễm trung gian qua lấy máu
lấy máu xét nghiệm cần chuẩn bị gì?
Các bước yêu cầu cần chuẩn bị để lấy máu xét nghiệm cần được thực hiện đốiv ới cả kỹ thuật viên (y tá) và bệnh nhân như sau:
1. Đối với điều dưỡng, kỹ thuật viên
- Trang phục áo công tác, mang khẩu trang (nếu cần)
- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Đối với người bệnh
- Hướng dẫn người bệnh trước khi lấy máu không vận động thể lực mạnh. Lấy máu xong
- mới đi làm các kỹ thuật khác ( XQ, điện tim, nội soi…)
- Thông báo giải thích những điều cần thiết và động viên người bệnh
các dụng cụ cần có để lấy máu
a, Dụng cụ vô khuẩn
- Bơm, kim tiêm vô khuẩn (loại dùng một lần)
- Ống trụ cắm panh, panh không mấu(02)
- Hộp đựng bông cồn 700
- Bông cầu vô khuẩn
- Cồn 700
b, Dụng cụ sạch:
- Ống nghiệm và giá ống nghiệm theo yêu cầu xét nghiệm
- Phiếu xét nghiệm(của người bệnh)
- Găng tay sạch (hoặc vô khuẩn nếu cần)
- Kéo, Băng dính, bút ghi nhãn.
- Dây ga rô, đệm kê tay
- Lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Thùng, túi đựng rác, hộp đựng vật sắc nhọn
Quy trình cụ thể từng bước như sau
Để thực hiện việc lấy máu được an toàn & đúng với quy định người bệnh & kxy thuật viên thu mẫu máu cần thực hiện 14 bước như sau:
- Điều dưỡng (kỹ thuật viên) lấy máu tiếp xúc, động viên người bệnh, đối chiếu với y lệnh (phiếu xét nghiệm của người bệnh), để người bệnh ở tư thế thích hợp
- Ghi tên, tuổi, khoa phòng số thứ tự lấy máu của người bệnh vào ống nghiệm, ghi số thứ tự vào giấy xét nghiệm, thời gian lấy kết quả xét nghiệm vào sổ y bạ của người bệnh
- ĐDV, KTV vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Mang găng sạch
- Chọn vị trí lấy máu thích hợp, buộc dây ga rô trên chỗ lấy máu 35 cm
- Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng bông cồn 700 dọc từ trên xuống, bông thứ hai sát trùng xoáy chôn ốc từ trong ra ngoài đường kính 10cm.
- Chọc kim qua da vào tĩnh mạch, kéo nhẹ pít tông lấy đủ lượng máu cần thiết
- Tháo dây ga rô, rút kim nhanh, căng da cầm máu, dùng bông khô ấn vào vị trí lấy máu. Dặn người bệnh giữ bông chỗ chọc kim lấy máu trong ít phút.
- Tháo kim khỏi bơm tiêm (để vào hộp gom kim), bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm để tránh vỡ hồng cầu (nếu lấy máu có chất chống đông thì lắc nhẹ nhàng trong 30 giây)
- Dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết
- Xếp ống nghiệm đựng máu vào giá ống nghiệm theo đúng số thứ tự
- Thu dọn dụng cụ, phân loại rác đúng qui định
- Tháo bỏ găng
- Vệ sinh bàn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh (Rửa tay dưới vòi nước nếu tay có dính máu đúng quy trình) ít nhất hai lần: Dùng bông thứ nhất sát trùng
Như vậy bệnh nhân đã biết được chi tiết từng bước của quy trình lấy máu xét nghiệm cần chuẩn bị những gì, tiến hành qua bao nhiêu bước & lượng máu cần thiết cho mỗi lần lấy máu như thế nào là phù hợp nhất với yêu cầu của bác sĩ. Người bệnh cũng cần lưu ý thêm về những loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn sáng hoặc không cần nhịn như thông tin sau: