Những thức ăn bổ máu và dinh dưỡng cho bà bầu: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ và đây cũng được xem là những bài thuốc chữa động thai hiệu quả. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Những món ăn bài thuốc dưỡng thai rất tốt cho bà bầu

Những thức ăn bổ máu và dinh dưỡng cho bà bầu
Cháo cá chép giúp an thai
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo cá chép: Cá chép 1 con (khoảng 500g), Gạo nếp 100g, Hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ. Cách nấu cháo cá chép có tác dụng an thai cho bà bầu: Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước hầm cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành đã thái nhỏ vào khuấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày. Món ăn an thai này vô cùng giàu dưỡng chất và rất tốt cho bà bầu. Vì thế mẹ bầu không nên bỏ qua. Cháo cá chép dễ thực hiện và có tác dụng an thai hiệu quả cho bà bầu
Cháo gà gạo tẻ: Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo gạo tẻ: Gà 1 con, Gạo tẻ vừa đủ. Cách nấu cháo gạo tẻ có tác dụng an thai cực tốt: Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn cho vào nồi đổ nước hầm kỹ. Cho gạo tẻ đã vo sạch vào nấu cháo. Ăn thường xuyên món cháo gà này sẽ vô cùng tốt cho bà bầu. Cháo gà gạo tẻ đặc biệt thích hợp với phụ nữ bị động thai.
Cháo bầu dục lợn: Nguyên liệu: Bầu dục lợn 1 bộ, Đỗ trọng 15g, Gạo tẻ hoặc nếp 100g. Cách nấu cháo bầu dục lợn: Dùng gạo tẻ xay thành bột. Bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị. Mẹ dùng đỗ trọng đun sôi trong 300ml nước sau đó chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa. Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày. Khi ăn cháo bầu dục lơn, mẹ có thể dùng kèm với bánh mì để tăng thêm hương vị cho món ăn
Cháo bí đỏ: Nguyên liệu: Gạo ngon 50g, Bí đỏ 30g, Đường mạch nha 20g. Cách làm: Bí đỏ rửa sạch thái miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó cho vào nồi nấu chung với 50g gạo ngon đã vo sạch cùng với đường mạch nha, đổ nước đun sôi nấu cháo loãng. Ngày ăn 1 bát lúc nóng. Món ăn an thai này rất giàu chất sắt, đặc biệt tốt cho những phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai hoặc từng bị động thai.
Cháo đậu đen gạo nếp: Nguyên liệu: Gạo nếp 100g, Đậu đen 30g. Cách làm: Gạo nếp và đậu đen vo rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước nấu thành cháo loãng. Ăn theo bữa. Cháo đậu đen là món ăn an thai rất dễ chế biến, dễ ăn và rất mát nên bà bầu có thể nấu ăn thường xuyên.
Cháo gà gạo nếp: gà mái 1 con, gạo nếp vừa đủ. Gà làm sạch, thái miếng cho vào nồi đổ nước hầm kỹ rồi cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu cháo. Ăn thường xuyên có tác dụng an thai. Cháo gà gạo nếp thích hợp với phụ nữ bị động thai.
Uống nước lá sen: Nguyên liệu: Lá sen 100g, Đường đỏ 30g. Lá sen 100g, đường đỏ 30g. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã, cho đường đỏ vào đun sôi lại là được. Mẹ bầu nên chia làm 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày. Cách làm: Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Mẹ bầu nên chia làm 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
Nước hạt sen trần bì tía tô – Vị thuốc an thai cho bà bầu: Hạt sen không chỉ là một món ăn ngon, bổ mà còn là một vị thuốc giúp mẹ bầu an thai hiệu quả. Tía tô (tô ngạnh) 10g, trần bì 6g, hạt sen 60g. Hạt sen bỏ tâm bóc màng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa gần chín cho cây tía tô, trần bì vào, đun tiếp đến khi hạt sen chín nhừ là được. Ăn hạt sen uống nước ngày 2 lần. Nguyên liệu: Tía tô (cành) 10g, Trần bì 6g, Hạt sen 60g. Cách làm: Hạt sen bỏ tâm, bóc màng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ Nấu nhỏ lửa, lúc hạt sen gần chín cho cành tía tô, trần bì vào, đun tiếp đến khi hạt sen chín nhừ là được. Ăn hạt sen, uống nước ngày 2 lần sẽ có tác dụng an thai, dưỡng khí rất tốt cho mẹ bầu và em bé.
Thịt bò hầm đẳng sâm, hoàng linh, gừng tươi: Món ăn này trong Đông y được xem như một vị thuốc giúp thai phụ bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai. Nó được dùng nhiều trong các trường hợp thai phụ bị huyết hư có các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, ngủ kém hay mê, sắc mặt nhợt nhạt, thai nhi chậm phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý bài thuốc này không dùng cho thai phụ đang bị sốt do ngoại cảm hoặc đi lỏng lỵ, do thấp nhiệt. Nguyên liệu bao gồm: 250g thịt bò, 30g đẳng sâm, 15g hoàng tinh và 4 lát gừng. Cách chế biến: Thịt bò tươi mua về thái lát mỏng, các vị khác rửa sạch sau đó cho tất cả vào nồi đổ thêm nước vừa đủ, hầm nhừ tầm 2-3 giờ là được, cho thêm gia vị vừa ăn. Thai phụ nên chia làm vài lần ăn trong ngày.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
Hạt bí ngô và các loại hạt
Đây là loại thực phẩm có chứa rất nhiều sắt, trong 100gr hạt bí ngô thì có khoảng 15mg sắt. Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày. Tham khảo các loại thực phẩm giàu kẽm tốt cho bà bầu.
Đậu lăng
Đậu lăng là 1 loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể trong việc bổ sung sắt mà bên cạnh đó nó còn là loại thực phẩm cung cấp nhiểu magiê và vitamin B6 tốt cho cơ thể mà lại ít cholesterol.
Bông cải xanh (Súp lơ xanh)
Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.
Đậu phụ
Nếu mẹ bầu là người ăn chay thì đây là loại thực phẩm rất có lợi trong việc bổ sắt, hemoglobin trong máu. Vì cứ trong 100 gr đậu phụ thì có 5.4 mg sắt đấy.
Mía
Mía được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất.
Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.
Nho
Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
Chuối
Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Cháo bột yến mạch
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Quả chà là cho bà bầu
Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam.
Rau bina tốt cho bà bầu
Các mẹ có biết rằng chỉ ½ bát rau bina nấu chín có chứa đến 3,2 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Rau bina rất dễ chế biến và hầu như phù hợp với khẩu vị ăn của tất cả mọi người. Chị em có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon miệng đấy.
Quả cam
Nước cam là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tối đa. Chính vì vậy, sau khi bổ sung sắt, chị em hãy uống thêm một ly nước cam nhé. Ngoài ra, chị em cũng cần bổ sung thêm vitamin C để quá trình hấp thụ sắt được tốt hơn. Bạn cũng cần tránh xa những loại thực phẩm có thể làm giảm sự hấp thu của sắt vào cơ thể như trà, cà phê. Canxi trong sữa cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt.
Từ khoá:
- món ăn cho bà bầu bị nghén
- mang thai món ăn cho bà bầu
- các món ăn cho bà đẻ nhiều sữa
- chế độ ăn cho bà đẻ
- an gi de co nhieu sua nhung khong tang can
- bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối
- bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa
- bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu