Không phải ai cũng có thể tiêm phòng viêm gan B được vì vacxin chỉ có tác dụng với người chưa nhiễm điển hình như là người bệnh cần truyền máu, người có người thân bị viêm gan B, nhân viên y tế tiếp xúc với bênh, trẻ sơ sinh khoẻ mạnh..v.v..
- Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan B
- Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0-12 tuổi mới nhất
Những ai nên tiêm phòng viêm gan B?
Các đối tượng sau đây được khuyến khích nên tiêm phòng vacxin viêm gan B ngay khi chưa có dấu hiệu của bệnh
- Những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với máu như nhân viên y tế ở khoa tiêm truyền, nha khoa, phòng huyết học cần được tiêm phòng để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
- Bệnh nhân nhận máu hoặc chạy thận tiêm phòng để tránh lây nhiễm trong quá trình điều trị bệnh của bản thân.
- Người có người nhà bị viêm gan B, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B cần tiêm phòng để tránh lây nhiễm qua sinh hoạt thường ngày trong gia đình.
- Những nhân viên làm trong ngành thực phẩm và giáo dục cần được tiêm vaccin phòng bệnh tránh việc lây nhiễm từ thức ăn hoặc lây nhiễm lên thức ăn cho khách hàng cũng như những người thường xuyên tiếp xúc với mình.
- Chúng ta có thể tiến hành tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h sau khi sinh. Việc tiêm cho trẻ cần được giám sát chặt chẽ của các cán bộ y tế. Sau khi trẻ được thăm khám cẩn thận bác sĩ có thể quyết đinh tiêm phòng được cho bé ngay hay không. Việc tiêm phòng có tác dụng tạo kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B vào cơ thể.
Những đối tượng tiêm phòng không có tác dụng hoặc không được tiêm
Vacxin viêm gan B không có tác dụng hoặc không được tiêm khi tiêm phòng với các đối tượng sau
- Bệnh nhân AIDS
- Người chạy thận nhân tạo
- Người nghiện rượu
- Người lớn đã mắc bệnh viêm gan, xơ gan
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, nhiễm trùng cấp tính cần tham khảo ý kiến bác sỹ
Quy trình tiêm ngừa viêm gan siêu vi B
Quy trình tiêm ngừa viêm gan siêu vi B thực hiện theo các bước
- Trước khi chủng ngừa cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa.
- Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa)
- Nếu HBsAg (-) va antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.
- Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.
- Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi.
Xét nghiệm trước khi tiêm viêm gan B
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B sẽ rất dễ lây nhiễm sang cho bệnh nhân khác nếu như không có biện pháp phòng bệnh tích cực. Bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho người bệnh. Để có thể phòng bệnh viêm gan B thì cách duy nhất và hiệu quả nhất là cần được tiêm phòng vaccine viêm gan B, ở trẻ em thì hiệu quả việc tiêm phòng đạt cao nhất. Tuy nhiên, trước khi chích ngừa cần phải thử máu xem đã bị nhiễm hay chưa.
Trước khi chích vacxin ngừa viêm gan siêu B bạn cần thực hiện hai xét nghiệm HBsAg và antiHBs để biết mình đã có kháng thể hay không. HBsAg cho biết có bị nhiễm hay không, còn anti-HBs cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa.
- Khi cả hai xét nghiệm này âm tính thì mới chích ngừa.
- Còn HBsAg (-), antiHBs (+), nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể đủ sức tạo được kháng thể bảo vệ thì không cần thiết phải chích ngừa.
Từ khoá:
tiêm vacxin viêm gan b có bị lây nữa không
nơi tiêm phòng viêm gan b
quy trình tiêm ngừa viêm gan siêu vi b
xét nghiệm trước khi tiêm viêm gan b
xét nghiệm máu để tiêm ngừa viêm gan b
xét nghiệm máu có phát hiện viêm gan b không