Bé bị rôm sảy rất khó chịu, gây ngứa ngáy thậm chí lở loét cho bé. Nguyên nhân rôm sảy chủ yếu do thời tiết nắng nóng nhưng đồng thời cũng có các lý từ mẹ mà vô tình không biết như quán bé quá kỹ khiến da bị ứ đọng mồ hôi gây viêm da.
Các nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy
Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sở ở trẻ chủ yếu sảy ra mùa khô hanh nóng làm cho làn da trẻ em mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều nên rất dễ bị rôm sảy và các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.Việc tắc nghẽn có thể do các ống tuyến ở trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên cho bé ăn mặc mát mẻ, tích cực tắm thường xuyên và lau mồ hôi cho bé, cho bé ăn những loại rau quả có tính mát.

Các nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ nhỏ & bé sơ sinh
Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.
Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng.
Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Những mẹo chữa bệnh rôm sảy cho bé
Khi phát hiện trẻ có triệu trứng rôm sảy, bố mẹ cần phải:
- Giải nhiệt cho trẻ bằng chế độ ăn uống hợp lý
- “Trẻ mắc rôm sảy cần được uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây như cam, quýt,.. Và các món chè đậu xanh, đậu đỏ ít đường hoặc bột sắn dây chín, uống nước rau má”
- Thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ, mặc quần áo vải có chất liệu cotton mềm, thoáng mát, rộng và nhạt màu.
- Tắm cho trẻ 1 ngày 1 lần. Có thể tắm bằng mướp đắng, lá sài đất, chè xanh hoặc sữa tắm diệt khuẩn. Sau đó, lau khô da của trẻ bằng vải mềm.
- Không dùng phấn rôm bôi lên vùng da của trẻ.
- Quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi khô, tránh chỗ bụi khói.
- Cắt móng tay để tránh việc trẻ gãi nhiều làm nhiễm khuẩn da.
- “Bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám khi bệnh rôm sảy kéo dài hay có dấu hiệu của bội nhiễm như da sưng, nóng, đỏ và đau”
Ngoài ra, mẹ đang trong tình trạng cho con bú cần ăn uống điều độ, tránh ăn đồ nóng và uống nhiều nước.
Cách phòng chứng rôm sảy cho trẻ
- Không nên ủ trẻ quá kĩ hay mặc nhiều quần áo cho trẻ.
- Hạn chế đưa trẻ chạy chơi và ra nắng, năng tắm nước mát và uống đủ nước.
- Không để trẻ gãi làm trầy xước các vết rôm sẩy vì dễ gây nhiễm trùng da.
- Nên chọn các loại quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, tạo không gian thoáng mát cho trẻ nghỉ ngơi và vui chơi.
- Luôn giữ cho da trẻ được khô ráo và thoáng mát.
bệnh rôm sảy ở trẻ có lây không
Theo các chuyên gia y tế, rôm sảy không phải là một bệnh nguy hiểm, xuất hiện khi thời tiết oi nóng và có thể nhanh chóng khỏi khi thời tiết dịu mát trở lại. Tuy nhiên, nếu không sớm có cách điều trị rôm sảy ở trẻ em và để bệnh kéo dài thì cũng có khả năng xảy ra biến chứng. Bệnh tuy không lây lan nhưng cần thận trọng. Đó là từ những ban đỏ li ti sẽ trở thành những nốt mụn mủ, nhọt dẫn đến một số bệnh da liễu nghiêm trọng hơn.
bị rôm sảy mẹ cho uống thuốc gì
Hướng dẫn các bài thuốc chữa trị rôm sẩy hiệu quả bằng các bài thuốc đơn giản
- Bài 1: Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2 – 3 lần. Bôi trong 5 ngày. Hoặc 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Tắm trong 3 ngày.
- Bài 2: Lá dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Tắm liên tục 3 – 5 ngày là rôm hết mọc.
- Bài 3: Lá bọ mẩy tươi 70 – 100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày. Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.
- Bài 4: Hai quả mướp đắng tươi, giã nát (có thể đun chín), cho vào miếng vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm. Tắm liên tục trong 5 ngày.
- Bài 5: Sài đất tươi 300g nấu với nước để tắm hàng ngày. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào nơi có rôm. Dùng trong 4 ngày.
- Bài 6: 20g bột sắn dây pha với khoảng 200ml nước đun sôi để ấm (35oC), thêm ít đường cho dễ uống, uống liên tục trong 10 ngày. Nên uống vào buổi chiều hoặc sau giấc ngủ trưa.
Ngoài ra, để phòng rôm sảy cho trẻ cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và giữ vệ sinh da tốt. Không nên cho trẻ ăn uống các thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu; không ăn nhiều đường, đồ nếp, hạn chế ăn các loại hoa quả gây nóng mít, xoài, nhãn, vải…
cách chữa rôm ngứa
Mùa hè nắng nóng gay khiến bé lúc nào cũng vã mồ hôi khắp người cộng thêm bụi bẩn bám vào, bít kín tuyến mồ hôi làm cho lớp da mỏng manh của trẻ dần bị tấy lên, đỏ ửng khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Một số bài thuốc dưới đây sẽ giúp bé yêu luôn có làn da mịn màng, mát lạnh.
Chữa bằng gừng tươi
Gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội và tắm cho bé. Cách này mẹ nên áp dụng vào mỗi buổi sáng, tắm cho bé chừng 3 ngày liên tiếp là hết rôm.
Cách chữa bằng lá kinh giới
Nước lá kinh giới giúp rôm sảy “bay” nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại. Mẹ có thể dễ dàng mua được lá kinh giới tại các chợ. Lấy một lượng lá kinh giới vừa đủ, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước pha vào chậu nước để tắm cho bé. Nếu không có lá kinh giới tươi, các mẹ có thể mua số lượng lớn một lần về, sau đó phơi khô và dùng dần cho bé.
sử dụng hạt cây thì là
Giã nát hạt thì là rồi trộn với dầu dừa, sau đó thoa dung dịch này lên da của bé và để khoảng 1h sau thì tắm lại cho bé bằng nước.
Dùng Mướp đắng (khổ qua)
Không chỉ là món ăn vừa lành vừa bổ, giúp mẹ giảm cân, mướp đắng còn có tác dụng rất kì diệu với làn da rôm sảy của bé. Mỗi lần tắm cho bé, mẹ chỉ cần mua 2 quả mướp đắng cỡ vừa, rửa sạch, xay hoặc giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. Mướp đắng sẽ khiến mẹ bất ngờ với làn da mát lạnh của con.
Cây sài đất chữa rôm sảy theo dân gian
Cây sài đất có thể dễ dàng kiếm được ở bất cứ nơi nào thuộc vùng nông thôn. Các mẹ ở thành phố cũng có thể mua được cây sài đất tại các chợ. Cây sài đất tươi nấu với nước để tắm cho bé hàng ngày, tắm liên tục trong vài ngày là da bé sẽ mát dịu trở lại.
em bé bị rôm sảy, trẻ sơ sinh bị rôm sảy, hiện tượng rôm ở trẻ, bé bị rôm sảy phải làm sao, bé bị rôm sảy bôi thuốc gì, bé bị rôm sảy ở mông, bé bị rôm sảy nhiều phải làm sao, bé bị rôm sảy trên đầu