Nhiều mẹ do ham việc mà bỏ bữa mà quên chăm sóc bản thân, vậy mang thai nhịn đói có sao không? Thật sự là mẹ bầu bị đói có ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều chứ không hề ít như nhiều mẹ vẫn ỷ y nhé.
mẹ bầu bị đói có ảnh hưởng đến thai nhi
Các mẹ nào đã từng có ý tưởng giảm cân trong 40 tuần thai thì nên đọc qua trước khi quyết định mang thai, mẹ nào đang mang thai mà muốn giữu eo hoặc lười đi ăn cũng cần đọc trước khi quyết đinh mình có nên lười hay không nhé.
Trước tiên là chia sẻ của các thành viên diễn đàn w3btretho về “vấn đề mẹ mang thai nhịn đói có sao không“
- Em mang bầu được 6 tháng rùi. ba tháng đâu em nghén nhiều, không ăn được mấy, đến tháng này lại nhanh đói ăn rất nhiêu. Em muốn hỏi có phải lúc mẹ đói là bé ở trong bụng cũng đói không?. Vì có lúc đang đêm em đói, tính lười không dậy ăn, nhưng con đạp khỏe quá mà nghĩ thương con nên phải dậy ăn. Em hỏi mẹ em , me em bảo chẳng qua đúng lúc bé đạp thôi. Có chị nào giống em không? tư vấn cho em biết với. Cứ nhịn ăn như thế liệu có làm con em bị suy dinh dương thiếu cân không?. Em vẫn cố găng tầm bổ, nhưng khổ nỗi em, yếu, đêm chỉ có một mình, ngại nhờ bố mệ chồng, mà OX đi công tác suốt không có nhà. Chính xác thì có phải lúc mẹ đói là con cũng đang đói không ah?

mẹ bầu bị đói có ảnh hưởng đến thai nhi nhiều không?
Hồi đáp lại không ý những đóng góp của các mẹ đã từng có kinh nghiệm mang thai và đói bụng như sau:
- Cái này thì hoàn toàn chính xác rồi bạn ah , mình bị nhiều lần rồi vì mình sợ ăn nhiều con mau lớn sẽ khó sanh , nhưng em gái mình (cũng có baby ) khuyên rằng nếu mẹ để cho bé đói từ trong bào thai khi sanh ra lúc nào bé cũng thấy đói ăn nhiều trở thành bệnh béo phì đấy bạn ah , từ đó mình không dám để bị đói nữa , bạn cũng cố gắn đừng để bé đói nữa nhé , em bé nhà mình được 31 tuần rồi , chúc bạn khỏe
- Còn mình thì hễ đói là bị oẹ khan. Cứ ăn vào thì y như rằng hết oẹ ngay. Từ hồi đầu mang thai tới tận giờ vẫn vậy. Vì thế nên mình nghĩ do cơ địa từng người mà sẽ có những cảm giác, tác động khác nhau mỗi khi mẹ đói.
- bạn ko nên nhịn ăn đau,có đói cũng cố ăn ít gì đó,chứ đừng để dạ dầy trống rỗng,bạn có thể ăn bánh hoặc uống sữa cũng được mà.nếu bạn đói thì bé cũng có thể bị tụt đường huyết đó bạn ah, mà mẹ mang bầu chăm ăn thì con sau này cũng dễ nuôi hơn nữa
- Bình thường tớ đói lúc nào ăn lúc đấy. Mọi khi trước khi đi khám định kỳ tớ đều ăn no. Nhưng vừa rùi tớ dậy muộn (chủ nhật mà) nên không kịp ăn sáng đã đi khám. Có nghĩa là 14 tiếng liền tớ không ăn gì, từ đêm hum trước mà. Kết quả siêu âm thì tim bé đập chậm, thế là BS cho SA lại, vẫn chậm, tớ phải tức tốc vào BV để đo test monitor xem có gì mổ luôn( lúc đó tớ được 38w 3d rùi). Trong lúc đợi đo, tớ mua 5 cái bánh rán (vì tớ thích ăn ngọt lắm) rùi uống hết một chai nước, lúc đo xong BS bảo cahr có vấn đề gì cả, lại đi về.
Cho nên dù không có cơ sở, tớ vẫn tin là mẹ mà đói thì bé con khó chịu lắm, nên tốt nhất là măm măm cho cả 2 mẹ con thui - Mình rất nhiều lần thắc mắc là: hễ mình đói là anh cu đạp mẹ rất ác liệt, khi nào mẹ dậy ăn no thì cu cậu mới chịu nằm im. Rất nhiều người ko tin. Hix, hôm nay vào topic này mới thấy nhiều mẹ cũng vậy. Ban đêm mình hay thủ sẵn hộp sữa tươi đầu giường, cứ đói là hút. Có hôm uống sữa xong vẫn đói, OX lại phải dậy kiếm gì cho mình ăn (thường thì mình hay có bánh mỳ, bơ, sữa, xúc xích trong tủ lạnh). Mỗi tội, ăn xong rất khó ngủ lại….
- Mình đọc một cuốn sách nói về cách giáo dục thai nhi, trong đó viết rằng, thai nhi có thể cảm nhận được tất cả trạng thái cảm xúc của mẹ như vui, buồn, giận, no, đói… Nên nếu mẹ no, thai nhi cũng cảm thấy no nê, thỏa mãn, nếu mẹ đói, con cụng đói theo. Cho nên tốt nhất là đừng để mình đó, buổi tối thủ sẵng trong tủ lạnh một số thức ăn nhanh như sữa, trái cây, mì gói + thịt bò, bánh mì + phô mai, những món này không mất thời gian chế biến, dễ ăn. Chúc các mẹ khỏe.
Hệ luỵ việc giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu
Cụm từ “béo”, “thừa cân” là những ngôn ngữ gây nên nỗi ám ảnh kinh hoàng với tất cả phụ nữ. Nhiều mẹ bầu sẵn sàng giữ dáng bằng đủ mọi cách, thậm chí chấp nhận đánh đổi bằng việc nhịn ăn để giảm cân. Chuyện lạ lùng nhưng lại có thật trên đây hẳn khiến không ít người phải giật mình.
Bên cạnh những chị em phụ nữ bầu bí với tâm lý “ăn cho hai người” nên tẩm bổ “thả phanh”, ăn mọi thứ mình thích với lượng vượt gấp đôi bình thường dẫn đến tình trạng thừa cân khi mang thai, thì lại có không ít mẹ bầu với tâm lý ám ảnh sợ tăng cân lại quá “cảnh giác”, không dám ăn gì vì lo giữ dáng, thậm chí có mẹ còn “liều mình” nhịn ăn vì sợ sau khi sinh sẽ mất dáng chuẩn thời con gái. Việc làm thái quá này của họ vô tình đã kéo theo một loạt những hệ lụy nguy hiểm mà đôi khi chính người trong cuộc không thể lường trước, gây hại cho chính bản thân và em bé trong bụng đang hình thành.
Việc giảm cân trong thời gian mang thai không phải là một cách làm tốt. Để có thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ bầu nên thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý chứ không nên nhịn ăn hay ăn kiêng. Ăn kiêng sẽ làm các mẹ không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng để em bé phát triển. Nhiều chế độ giảm cân còn khiến mẹ bị thiếu sắt và các khoáng chất, vitamin quan trọng khác.
Mẹ bầu có nên giảm cân khi mang thai
Mẹ bầu hãy nhớ rằng việc tăng cân là một dấu hiệu tốt của một bà bầu khỏe mạnh. Những ai ăn uống tốt và tăng cân thích hợp sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Nếu trọng lượng cơ thể đang thừa, mẹ bầu chỉ nên hạn chế thực phẩm có chứa tinh bột mà thay vào đó là thức ăn khô và rau xanh, hoa quả.
Chế độ ăn nhiều chất xơ cho mẹ bị thừa cân là 5 phần trái cây, rau củ quả/ngày. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các mẹ loại bỏ thành phần tinh bột trong thực đơn ăn uống của mình đâu nhé! Thay vào đó, mẹ Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống để phù hợp nhất với mình.
Trong tháng thứ 6 của thai kỳ, cùng với sự phát triển vượt bậc của bé cưng, cảm giác thèm ăn và đói bụng sẽ liên tục làm phiền mẹ bầu. Ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, bầu nên tranh thủ ăn thêm 1-2 bữa phụ, và nhâm nhi thêm một vài món ăn vặt trong lúc buồn miệng.
Ưu tiên những món ăn vặt lành mạnh như các loại hạt, trái cây tươi, trái cây sấy…, và hạn chế tối đa khoai tây chiên, bánh ngọt, kẹo, các loại đồ uống nhiều năng lượng nhưng không dinh dưỡng…
Hạn chế chất béo và những món mặn
Tăng cân quá đà, tiểu đường thai kỳ hay cao huyết áp là những rắc rối có thể xảy ra với mẹ bầu trong giai đoạn này của thai kỳ. Nếu không muốn phải đối phó với những “vị khách không mời” này, bầu nên cắt giảm nguồn năng lượng từ chất béo, tránh ăn mỡ và da, hạn chế lượng gia vị khi nêm nếm thức ăn, hạn chế thức ăn nhanh, những thực phẩm nhiều muối, đường…
buổi sáng ăn gì tốt cho bà bầu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ em. Sau một giấc ngủ dài mỗi đêm, cơ thể đã tiêu tốn hết toàn bộ nguồn năng lượng còn sót lại, và ăn sáng là cách đơn giản để bổ sung thêm nguồn năng lượng để khởi đầu ngày mới hoàn hảo.
Thậm chí, theo các chuyên gia, nếu không ăn sáng hoặc ăn không đủ no, bạn đang làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.Không cần cầu kỳ, một bữa sáng dinh dưỡng cho bà bầu có thể bắt đầu nhẹ nhàng bằng một tô cháo gà, kết thúc bằng một ly sữa và một ít trái cây tráng miệng.
dinh dưỡng thai kỳ cân bằng, lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 nên cân bằng giữa 4 nhóm dinh dưỡng chính và phải đảm bảo sự đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Bổ sung canxi và protein thông qua sữa, các thực phẩm từ sữa, trứng, thịt, cá… Ăn thêm các loại ngũ cốc như bánh mì, yến mạch, lúa mạch, trái cây tươi… để tăng cường tinh bột, chất xơ và vitamin.
Nước trái cây cũng là một trong những nguồn bổ sung vitamin và chất lỏng cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên những loại nước ép trái cây không đường hoặc ít đường làm tại nhà, hạn chế những loại nước ép được bày bán sẵn.
tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Dưới đây là một trường hợp cụ thể về việc bà bầu thường xuyên bỏ ăn vào tháng thứ 6 & bị stress nặng khi mang thai được bác sĩ tư vấn dinh dưỡng trả lời cụ thể các mẹ có thể tham khảo:
- Em mang thai được 6 tháng, sinh hoạt thất thường và khó chịu với chồng nên thường nhịn ăn. Chồng em lại rất vô tư, chẳng quan tâm đến những điều em nói nên em càng tủi thân và hay khóc. Em không biết làm sao để khắc phục tình trạng này, xin hãy cho em lời khuyên?
Những triệu chứng như sinh hoạt thất thường, tính khí thay đổi, ăn không ngon miệng… là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai đặc biệt những người mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân của những triệu chứng này là do khi mang thai có sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất, thay đổi các hormone, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nếu hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn và không làm thai phụ quá khó chịu thì không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, trường hợp của bạn lại khác. Bởi những hiện tượng như chán ăn, mệt mỏi, tính khí thất thường thường xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai. Ở đây bạn đã mang thai đến tháng thứ 6, giai đoạn này, cơ thể và thai nhi rất cần bổ sung nhiều loại dưỡng chất cần thiết mà bạn lại thường nhịn ăn thì vô cùng nguy hiểm. Cộng với việc bạn thường xuyên khó chịu với chồng, có cảm giác tủi thân, hay khóc… rất có thể bạn đang có những triệu chứng của bệnh trầm cảm – một căn bệnh khá phổ biến ở bà bầu trong và sau khi mang thai.
Theo những gì bạn viết thì nguyên nhân chủ yếu làm bạn không muốn ăn uống và cảm giác chán nản là do không nhận được sự chia sẻ, cảm thông của chồng. Vì vậy việc trước mắt bạn nên làm là hàn gắn lại sợi dây tình cảm vợ chồng. Có thể do chồng bạn quá vô tư đến độ không quan tâm đến tâm trạng cũng như suy nghĩ của bà bầu, lúc này bạn nên là người chủ động. Hãy thường xuyên tâm sự với chồng, khéo léo nhắc nhở anh về trách nhiệm làm cha bằng những câu chuyện về thai nhi trong bụng, những cú huých đầu tiên của con. Hãy rủ chồng cùng đi khám thai và ‘làm nũng’ chồng giúp bạn làm việc gì đó hoặc mua những đồ bạn muốn ăn. Bằng những cách đơn giản như thế này, tôi tin chắc, mối quan hệ giữa vợ chồng bạn sẽ được cải thiện và bạn sẽ có một cuộc sống tinh thần thoải mái hơn.
Về việc bạn không muốn ăn uống, điều này rất nguy hiểm với bà bầu mang thai tháng thứ 6. Nhưng tôi nghĩ nếu giải quyết được vấn đề tình cảm trên, tâm trạng bạn cũng được cải thiện hơn. Hãy tạo cho mình một cuộc sống khi mang bầu lành mạnh bằng cách thường xuyên tập thể dục, làm những công việc nhẹ nhàng, tránh nghỉ ngơi quá nhiều gây tâm trạng phiền muộn. Bạn nên ăn những thức ăn dạng khô, tránh đồ chiên nhiều dầu mỡ và ăn nhiều hoa quả cùng các loại trà thảo mộc.
Bà bầu bị đói có ảnh hưởng đến thai nhi
Ngoài vấn đề giảm cân hoặc nhịn đói khi mang thai đã được đề cập như trên thì các mẹ nên lưu ý về vấn đề rạn bụng cũng như dinh dưỡng thai kỳ nếu muốn có con trai theo ý muốn được chia sẻ như bên dưới nhé.
- mang thai tháng thứ mấy thì bị rạn bụng?
- chế độ ăn để sinh con trai theo ý muốn chuẩn cho người mong con trai
bà bầu đói quá có sao không, bà bầu đói liên tục, bà bầu đói đêm nên ăn gì, bà bầu đói bụng nên ăn gì, bà bầu đói nhưng không muốn ăn, bà bầu đói có sao không, bà bầu để bụng đói có sao không
tại sao bà bầu hay đói bụng, bà bầu nhịn đói có sao không, bà bầu không cảm thấy đói, vì sao bà bầu hay đói bụng, tại sao bà bầu hay đói, tại sao bà bầu hay đói bụng, bà bầu uống nước dừa lúc đói, bà bầu có nên uống sữa lúc đói