nhiều cha mẹ khi bé được 3, 4 tuổi là đã bắt đầu cho con của mình tiếp xúc với tiếng Anh như mọt hình thức làm quen, cũng có cha mẹ nôn nóng khi bé 2 tuổi cũng đã cho tham gia các lớp năng khiếu ngay tại trường mầm non noi bé đang theo học hoặc các trung tâm anh ngữ thiếu nhi. Vậy đâu là độ tuổi tốt nhất để bé có thể bắt đầu học tiếng anh tốt nhất mà không lo lắng chứng rối loạn ngôn ngữ?
Học sớm vì sợ con thua thiệt với trẻ khác
Ngày nay, nhiều phụ huynh cho con đi học sớm vì một điều đương nhiên là tiếng Anh rất cần thiết. Nhưng cũng có những phụ huynh lại mang tâm tưởng “cha mẹ không học được” nên rút kinh nhiệm, quyết tâm “phục thù” bằng cách đầu tư cho con nên cố “nhồi nhét” cả khi trẻ còn chưa được học tiếng mẹ đẻ. Lại có nhiều em trong độ tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho đi học vào ngày nghỉ như một cách để gửi trẻ. Một số khác thì cho con đi học theo phong trào, thấy đồng nghiệp cùng cơ quan cho con đi học thì cũng muốn con mình không thua kém ai.

Ý kiến chuyên gia về việc bé mấy tuổi cho học tiếng anh là tốt nhất
Do học sinh quá nhỏ nên mang theo cả nếp sinh hoạt của lớp mẫu giáo vào trường. Thông thường những đứa trẻ 3-4 tuổi khi học mầm non, lúc đi tiêu, đi tiểu vẫn được bảo mẫu phục vụ, rửa tay vệ sinh giúp. Nhưng ở các lớp tiếng Anh cho trẻ con, khi các cháu đòi đi vệ sinh thì cô giáo bối rối không biết làm thế nào vì nhiệm vụ của các cô là giảng bài chứ không phải là một cô giáo mầm non. Thường những lớp học này có một cô giáo dạy chính là giáo viên tiểu học ở các trường quốc tế và giáo viên trợ giảng là sinh viên ngoại ngữ. Các cô đều ăn mặc rất đẹp, áo dài hoặc váy, để lên lớp dạy nên không tránh khỏi bối rối mỗi lần giúp các cháu đi vệ sinh.
Thời gian gần đây, vợ chồng anh Tuấn (Hoàn Kiếm – Hà Nội) thường xuyên tranh luận về việc cho cậu con trai gần 4 tuổi làm quen với tiếng Anh. Từng du học tại Úc, anh Tuấn muốn tập cho cu Tom nói song ngữ Anh – Việt để phát âm chuẩn từ nhỏ, trong khi vợ anh lại kiên quyết “Tiếng mẹ đẻ chưa thạo mà nhồi thêm tiếng Anh vào không khéo rối loạn ngôn ngữ”. Đây cũng là vấn đề boăn khoăn của nhiều phụ huynh hiện nay. Một mặt, họ muốn trang bị cho con nền tảng ngoại ngữ vững chắc từ đầu để làm bệ phóng cho tương lai. Mặt khác, họ e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên nếu cho bé học ngoại ngữ quá sớm.
Năm nay mới 4 tuổi đang đi học tại trường mầm non ở quận Tân Bình, nhưng sáng thứ 7, chủ nhật hàng tuần, cu Zon được ba mẹ cho đi học tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ rất nổi tiếng. Chị Hương, mẹ của bé Zon muốn con mai mốt vào học ở trường quốc tế, nếu không sẽ thua các bạn cùng lớp.
Chị Hương cho biết, con chị học 2 buổi/ tuần vào sáng thứ 7 và sáng chủ nhật. Lớp học này được gọi là Early start dành cho các bé bắt đầu học tiếng Anh. Ở lớp cu Zon, mỗi tuần có 45 phút học sinh được học với giáo viên người nước ngoài. Nhiều đứa trẻ lần đầu tiên nhìn thấy thầy giáo người ngoại quốc, vừa to cao lại mắt xanh, tóc vàng bước vào thì sợ quá thét lên. Có bạn được thầy đến gần hỏi bài vội vung tay chạy ra khỏi lớp
Chị Ngân một phụ huynh có con 5 tuổi học lớp này cứ thụt thò đằng sau cánh cửa để xem con học thế nào. Cứ khi nào con ngẩng lên chị lại phải thụp xuống vì sợ con nhìn thấy bỏ học đòi theo về.
Theo ghi nhận của chúng tôi hiện nay, ở các trung tâm ngoại ngữ có những lớp tiếng Anh dành cho trẻ em từ 3-6 tuổi. Mỗi trường đều có tên gọi khác nhau. Do lớp học có nhiều lứa tuổi nên rất lộn xộn và quậy phá vì đang tuổi chơi, lại quen cách sinh hoạt tự do ở nhà nên bắt ngồi học một chỗ, các bé không chịu nổi.
Lại có chuyện nhiều phụ huynh vẫn thường theo con đi học. Trong lúc con ở trong lớp thì cha mẹ cứ xếp hàng đứng ngoài nhòm ngó nhìn vào làm cả cô và trò mất tập trung. Một vài phụ huynh phải đứng chờ cả buổi nếu con mắc tiểu lại lon ton chạy theo để phục vụ vì cô giáo còn bận dạy học.
Ý kiến chuyên gia: bé mấy tuổi cho học tiếng anh là tốt nhất?
Người ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian, nỗ lực và tiền bạc để nghiên cứu về vấn đề gây nhiều tranh cãi này. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả rõ ràng vì gần như không thể tách rời yếu tố độ tuổi ra khỏi các yếu tố liên quan khác, như môi trường học tập, động lực và chất lượng giảng dạy.
Nhiều người cho rằng có một “độ tuổi tốt nhất” cho việc học ngoại ngữ và giai đoạn này sẽ áp dụng cho việc học ngôn ngữ thứ hai. Đây là độ tuổi mà trẻ đang phát triển và bộ não sẽ giúp người học dễ thành công trong việc học ngoại ngữ.
Hầu hết mọi người tin rằng đó là độ tuổi trước dậy thì và đó là thời kỳ mà trẻ thường dựa nhiều hơn vào khả năng học tập bẩm sinh. Đến giai đoạn dậy thì, người học có xu hướng dựa vào những “chiến lược và kỹ năng” học tập mang tính chất chính thống hơn. Điều này có thể khiến trẻ em thường thành công hơn trong việc học ngoại ngữ so với người lớn. Tuy nhiên, thành công này của trẻ em trong việc học ngoại ngữ cũng có thể do các yếu tố khác như việc trẻ em có nhiều thời gian học tập ở trường hơn người lớn, hoặc do chúng có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn thông qua truyền hình và Internet.
Có một thực tế rõ ràng là trẻ học ngôn ngữ thứ hai trước tuổi 15 nhìn chung có nhiều khả năng giao tiếp trôi chảy như người bản xứ hơn.
Tôi không cho rằng có một phương pháp nhất định phải theo để dạy ngoại ngữ cho trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, sở thích khác nhau và học tập trong những môi trường khác nhau. Giáo viên cần phải hiểu rõ về cách thức trẻ có thể tiếp thu một ngoại ngữ và sử dụng hiểu biết này để có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng em trong một tập thể nhất định.
Đối với trẻ, không nhất thiết phải quá nặng nề phân biệt giữa “học mà chơi” hay học nghiêm túc. Với thực tế là trẻ em có thể học được rất nhiều khi chơi; phụ huynh và học sinh cần rất xem trọng các cơ hội để tạo không gian cho trẻ “chơi mà học” trong quá trình học tập. Trong khi chơi, trẻ có thể thử những vai trò mới, ngôn ngữ mới và thông thường, những gì trẻ thể hiện thường vượt ra khỏi khuôn khổ khả năng của chúng trong các lớp học. Đồng thời, trong khi chơi, trẻ có thể có những phát hiện về ngôn ngữ – những phát hiện “tự thân” này sẽ được lưu giữ tốt hơn trong trí nhớ của trẻ so với những gì chỉ đơn thuần được “truyền đạt” bởi giáo viên. Vì thế, vai trò của giáo viên là hỗ trợ, hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ sử dụng những công cụ ngôn ngữ cần thiết, gợi ý và đưa ra những thử thách để trẻ vượt qua và tiếp thu bài.
Một trong những mối quan tâm của tôi trong việc dạy trẻ là công tác đánh giá và kiểm tra. Một thực tế không thể phủ nhận là các bài kiểm tra là một phần của cuộc sống, đặc biệt là ở trường trung học, trẻ cần phát triển các kỹ năng để hoàn thành tốt các bài kiểm tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, trẻ có xu hướng học ngoại ngữ tốt hơn khi chúng thích thú và có động lực học ngôn ngữ này trong bối cảnh quen thuộc. Ví dụ, chúng ta thường thấy các em được yêu cầu tự mình hoàn thành một bài kiểm tra để đánh giá khả năng của cá nhân học sinh. Tuy nhiên, điều này lại đi ngược lại với mục đích sử dụng ngôn ngữ thông thường, đó là giao tiếp với người khác. Chúng ta gọi đâylà khoảng cách giữa giảng dạy và kiểm tra. Ngôn ngữ là để giao tiếp và thành công thực sự với một ngôn ngữ là khi chúng ta có khả năng nêu và tiếp nhận các ý kiến, quan điểm cũng như những ảnh hưởng tạo ra bởi những gì được truyền đạt thông qua ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thì thường chỉ thấy được sự tiến bộ của con cái mình thông qua điểm số, hơn là cách đánh giá học sinh một cách liên tục, đặt trong bối cảnh sử dụng ngôn ngữ thực tế như đã nói ở trên.
Theo chuyên gia Jacques Souliere – Tốt nghiệp ngành Tâm lý tại đại học Ottawa (1971) và ngành Giáo dục tại đại học Toronto (1994), cùng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh cũng như điều hành học vụ tại nhiều trường học trên thế giới, ông Jacques Souliere hiện đang giữ chức vụ Giám đốc học vụ của GLN English Center đã chia sẻ về quan điểm cho trẻ học tiếng Anh sớm, cũng như đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho các bậc phu huynh đang có mối quan tâm này.
Theo tôi, để trẻ tiếp cận với Tiếng Anh càng sớm càng tốt bởi não bộ của trẻ khi này sẽ như miếng bọt biển, tiếp nhận và ghi nhớ thông tin không theo bất cứ một quy tắc nào cả. Vì vậy, khi được làm quen với ngoại ngữ từ sớm, khả năng tiếp nhận của miếng bọt biển này sẽ phát huy tuyệt đối.
Như bạn đã biết, trẻ có khả năng nghe và bắt chước rất tốt vì vậy cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh sớm giúp trẻ dễ dàng bắt chước cách phát âm chuẩn xác của người bản xứ.
Theo nghiên cứu khoa học, trẻ ở độ tuổi 2-3 tuổi, có khả năng tiếp thu được ngoại ngữ mới, và trẻ đủ khả năng nhận biết được mình đang nói ngôn ngữ nào, những lần đầu có thể nhầm lẫn, nhưng dần dần trẻ sẽ khắc phục được những nhầm lẫn đó và nhận ra đâu là ngôn ngữ mẹ đẻ và đâu là ngôn ngữ nước ngoài. Vì vậy tôi ủng hộ việc trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm với phương pháp thông minh. Trẻ sớm biết đọc sẽ nhanh tự tư duy, không bị giới hạn bởi nguồn tri thức của bất kỳ ai để thỏa mãn nhu cầu khám phá vô hạn của bản thân. Dạy bé học đọc và viết sớm thực chất là việc bạn khơi dậy động lực nội tại trong bé vì kỹ năng đọc của bé sẽ được hình thành và phát triển dựa trên niềm yêu thích và đam mê.
Theo chuyên gia tại trung tâm anh ngữ Apollo, tại các nước phát triển, việc cho trẻ nhỏ học ngoại ngữ được diễn ra từ rất sớm. Theo các chuyên gia, đối với trẻ nhỏ, ngôn ngữ chính là sự bắt chước một cách tự nhiên nên các bé được tiếp cận với ngoại ngữ từ sớm thường có khả năng ngôn ngữ phát triển hơn. Việc bắt đầu học ngoại ngữ chậm trễ đối với các bé có thể xem là một sự lãng phí lớn. Về vấn đề này, ông Darren, Giám đốc Điều hành trung tâm Anh ngữ Apollo, một trong những chuyên gia kỳ cựu trong việc giảng dạy tiếng Anh và có nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc với học viên nhiều độ tuổi khác nhau trên thế giới, cho biết: “Các em nhỏ bắt đầu học ngoại ngữ từ năm 4 tuổi hoặc sớm hơn thường có khả năng tiếp thu và vận dụng ngoại ngữ rất tuyệt vời. Ở tuổi này, các bé có khuynh hướng tiếp nhận ngôn ngữ, phát âm và diễn đạt một cách tự nhiên hơn rất nhiều so với các học viên lớn tuổi. Mặc dù những học viên bắt đầu học ngoại ngữ ở tiểu học và trung học vẫn tiến bộ rất tốt, nhưng các bé ở độ tuổi mầm non, mẫu giáo lại có những lợi thế đặc biệt trong việc học một ngôn ngữ mới”. Ông nói thêm, rất nhiều học viên xuất sắc của ông chính là các bé ở độ tuổi mẫu giáo hoặc nhỏ hơn.
Tại Việt Nam, một số phụ huynh vẫn lo lắng về nguy cơ “rối loạn ngôn ngữ nếu cho con tiếp cận ngoại ngữ sớm. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, đây là quan niệm sai lầm. Các bé học ngoại ngữ sớm có thể gặp một chút nhầm lẫn hoặc pha trộn ngôn ngữ trong thời gian đầu nhưng không phải rối loạn ngôn ngữ. Trên thực tế, kể cả khi học duy nhất tiếng mẹ đẻ, các bé vẫn có thể gặp phải những vấn đề này. Điều này hoàn toàn bình thường và sẽ khắc phục trong thời gian ngắn. “Đó là biểu hiện tự nhiên và sẽ nhanh chóng được khắc phục, phụ huynh không cần phải lo lắng. Nếu được tạo điều kiện trong môi trường tốt, bé sẽ có những tiến bộ vượt bậc”, ông Darren khẳng định.
Cho trẻ làm quen với ngoại ngữ từ sớm là việc nên làm và chọn cho trẻ môi trường học ngoại ngữ phù hợp cũng quan trọng không kém. Đối với tiếng Anh, việc học nên được bắt đầu từ nền tảng vững chắc, tránh trường hợp dạy bé phát âm “bì bõm”, ngọng nghịu, về lâu dài càng khó sửa hơn. Vì vậy, một khi xác định trang bị cho con kỹ năng ngoại ngữ từ nhỏ, phụ huynh cần có những đầu tư hợp lý để mang lại kết quả tốt nhất cho bé. Sau một năm học Anh ngữ, Thảo Vy, cô học trò nhỏ tại trung tâm Apollo, đã tự tin giao tiếp với thầy giáo người nước ngoài. Bé không mắc lỗi phát âm và cách diễn đạt cũng rất tự nhiên. Chị Phương, mẹ cô bé 5 tuổi xinh xắn này, vui vẻ cho biết: “Bé nhà tôi rất thích đi học tiếng Anh, bởi chương trình học sinh động, vui nhộn, vừa học vừa chơi, phù hợp với tâm lý độ tuổi các bé”. Chị cũng khá hài lòng với kết quả học tập của con.
Ngay từ nhỏ, bạn có thể cho bé làm quen với tiếng Anh thông qua các chương trình ca nhạc, giải trí bằng tiếng Anh dành cho thiếu nhi trên truyền hình để bé cảm thụ ngôn ngữ này một cách tự nhiên. Đến tầm 4 tuổi, phụ huynh có thể gửi bé đến một môi trường tiếng Anh chuyên nghiệp để bé được phát triển kỹ năng ngôn ngữ chuẩn nhất ngay từ đầu. Hiện nay, nhiều trung tâm ngoại ngữ như Apollo,… đã đầu tư những lớp tiếng Anh uy tín, chất lượng dành cho các học viên nhỏ tuổi và giao cho đội ngũ giáo viên người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm là người đứng lớp.
Bà Nguyễn Kim Thanh, Trưởng phòng GD mầm non, Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, mặc dù không có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ nhưng quan điểm của bà cho rằng trẻ con trước tiên phải biết ngôn ngữ mẹ đẻ. Đối với việc học tiếng Anh chỉ cho các em làm quen dưới hình thức chơi và học thông qua các trò chơi, bài hát, hình ảnh… học ở mọi nơi mọi lúc. Không nên bắt trẻ học theo kiểu người lớn hay học nặng quá sẽ không tốt. Nếu một lúc bắt trẻ phải học hai thứ tiếng thì cũng không mang lại hiệu quả giáo dục, thậm chí phản giáo dục.