Hiện nay ở Việt Nam hay trên thế giới thì việc người mẹ mang thai bị nhiễm viêm gan B là điều không hiếm gặp hiện nay vì đây là căn bệnh khá phổ biến trong XH. Câu hỏi đặt ra là thai phụ mang virus viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi không? Thông tin về vấn đề này sẽ được bác sĩ Nhi BV trả lời cụ thể tại đây.
I/ Bà mẹ mang thai bị viêm gan B
Việt Nam hiện có hơn 2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị viêm gan siêu vi B mãn tính, con số này cũng tương đương với chừng đó em bé sẽ sinh ra đời, vậy em bé có bị lây nhiềm từ mẹ sang con hay không?
Ngoài ra còn lây qua đường quan hệ tình dục, truyền máu, viêm gan siêu vi B chủ yếu lây truyền qua đường từ mẹ sang con. Tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể như sau:
- Mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%
- Nếu mắc trong ba tháng giữa thai kỳ là 10%.
- Mẹ bầu mắc ở ba tháng cuối thai kỳ là 60-70%.
1/ Mẹ mang thai bị nhiễm viêm gan B lây cho con như thế nào?
Về đường lây bệnh viêm gan B khi đang mang thai đến nay chưa ghi nhận, mà là lây trong lúc sinh: máu từ nhau thai bong tróc truyền cho bé; sản dịch, máu của mẹ lây cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh hít hoặc nuốt phải dịch có siêu vi viêm gan B từ người mẹ. Người mẹ có thể truyền siêu vi viêm gan B cho con khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ.
2/ Làm sao để không lây nhiễm cho con khi mẹ nhiễm viem gan?
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ từ mẹ, trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.
Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Văcxin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh. Với mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi văcxin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ tư. Văcxin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.
3/ Mẹ bầu bị viêm gan B cần làm gì để an toàn cho thai nhi?
Phụ nữ nhiễm viêm gan B muốn có thai nên đến bác sĩ chuyên khoa gan mật khám và tư vấn về tình trạng nhiễm siêu vi B để biết bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng, siêu vi viêm gan B đang “sống chung hòa bình” với người phụ nữ đó thì không cần điều trị, mà nên sinh cho đủ số con mong muốn rồi bắt đầu điều trị là hợp lý.
Nếu kết quả xét nghiệm virus viêm gan B là dương tính, điều đầu tiên bác sỹ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu chi tiết hơn để có thêm thông tin về tình trạng sức khỏe và chức năng gan. Thai phụ có thể được tiêm một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), loại kháng thể này sẽ giúp các mẹ tránh những triệu chứng nặng của bệnh. Virus này ảnh hưởng đến gan nên cũng cần phải tránh uống rượu hoàn toàn và không chỉ tránh trong khi mang thai.
II/ Tư vấn bà bầu bị viêm gan B nên ăn gì?
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ để duy trì sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan. Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực tiết mật cùng một lúc trong thời gian dài cho gan. Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói vì khi bị đói gan sẽ phải lấy các glucogen dự trữ để tiêu hao cho hoạt động của cơ thể. Điều này khiến gan trở nên mệt mỏi hơn.
Nên ăn những món luộc, hạn chế dùng các thức ăn nướng cháy, các loại chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật là một chế độ ăn bổ sung lượng đạm, protein khỏe mạnh cho người bị viêm gan B. Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến lá gan đang bị bệnh phải làm việc vất vả hơn, nó sẽ làm cho gan càng trở nên mệt mỏi, suy yếu hơn.
Nên có chế độ ăn vơi nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường vitamin cho cơ thể.
Bổ sung lượng carbohydrates một cách đầy đủ cho cơ thể người bị viêm gan B từ các loại gạo, ngũ cốc để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan
mẹ mang thai bị nhiễm viêm gan b, bị viêm gan b có thai được không, bà bầu bị viêm gan b có sao không