Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em mới nhất 2020

22:53 23/03/2023

Cập nhật chính xác lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em mới nhất 2017 theo chương trình tiêm phòng miễn phí quốc gia của trung tâm y tế dự phòng, tại phường. Các mẹ sẽ biết được chính trong lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2017 gồm những mũi quan trọng nào, bên cạnh đó là thông tin các mũi không có trong chương trình này mà phải tiêm chủng dịch vụ bên ngoài.

I/ Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em mới nhất 2020

Những thông tin trong bảng các mũi tiêm chủng miễn phí cho trẻ được cập nhật chính thức từ viện vệ sinh dịch tễ trung ương số 1 yecxanh mới nhất năm 2017 & được áp dụng trên toàn quốc khi cha mẹ cho trẻ đi tiêm phòng theo chương trình này.

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em mới nhất

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em mới nhất

Các mũi tiêm này hoàn toàn miễn phí khi tiêm tại các bệnh viện, trung tâm y tế phường, xã hoặc cấp quận. Cụ thể thông tin thời gian tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cho đến 10 tuổi gồm các mũi tiêm chi tiết như sau:

STTTuổi của trẻVắc xin sử dụng
1Trẻ sơ sinh–        Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh

–         Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao

202 tháng–        Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 mũi 1(vắc xin 5 trong 1)

–          Uống vắc xin bại liệt lần 1

303 tháng–        Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 mũi 2

–         Uống vắc xin bại liệt lần 2

404 tháng–        Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3

–         Uống vắc xin bại liệt lần 3

509 tháng–         Tiêm vắc xin sởi mũi 1
618 tháng–         Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4

–         Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)

7Từ 12 tháng tuổi–         Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

–         Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2

(hai tuần sau mũi 1)

–         Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3

(một năm sau mũi 2)

8Từ 2 đến 5 tuổi–         Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao)

(lần 2 sau lần một 2 tuần)

9Từ 3 đến 10 tuổi–         Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)
Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ
Phụ nữ có thai;

nữ tuổi sinh đẻ

–          Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vung nguy cơ mắc UVSS cao.

–          1 tháng sau mũi 1

–          6 tháng sau mũi 2 hoặc trong thời kỳ có thai sau

–          1 năm sau mũi 3 hoặc trong thời kỳ có thai sau

–          1 năm sau mũi 4 hoặc trong thời kỳ có thai sau

1/ Lưu ý cha mẹ sau khi tiêm phòng nên làm gì?

Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v..v.Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.

  1. Khi trẻ sốt cao các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  2. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ với tỷ lệ 1/1 triệu liều vắc xin và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
  3. Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
  4. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái …các bà mẹ cần đưa NGAY trẻ tới cơ sở y tế.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng

2/ những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng mẹ nên biết

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do Hib.

  • Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.
  • Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ cần lưu ý:
  • Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.

II/ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là gì?

Thông tin chính thức theo Dự án Tiêm chủng mở rộng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao.

Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR.

Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

1. Giai đoạn thí điểm (1981 – 1984 )

Trong giai đoạn thí điểm Chương trình chủ yếu sử dụng hình thức tiêm chủng chiến dịch (tiêm chủng hàng loạt) trên một số địa bàn có nguy cơ cao. Hình thức tiêm chủng thường xuyên (tiêm chủng hàng tháng) bắt đầu được áp dụng ở một số địa bàn có điều kiện thuận lợi và từng bước được mở rộng. Hết giai đoạn thí điểm đã có 50% số tỉnh triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên, tỷ lệ tuyến huyện và xã triển khai còn rất thấp.

2. Giai đoạn mở rộng dịch vụ tiêm chủng trong cả nước (1985 – 1990)

  • Ngày 5/12/1985, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký chỉ thị số 373-CT về việc đẩy mạnh Chương trình TCMR cho trẻ em trong cả nước. Thực hiện chỉ thị trên, năm 1986 đã có 100% số tỉnh và 60% số huyện trong cả nước triển khai lịch TCMR. Đến năm 1989, đã có 100% số huyện với trên 90% số xã triển khai Chương trình.
  • Kết thúc giai đoạn 1986 – 1990 đã có 40/40 (100%) tỉnh, 530/530 (100%) huyện triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên còn tới 3,6% số xã với gần 400 xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa triển khai được công tác tiêm chủng.

Trong giai đoạn này có sự kết hợp giữa 3 hình thức là tiêm chủng chiến dịch với tiêm chủng định kỳ và tiêm chủng thường xuyên. Tỷ lệ địa bàn áp dụng hình thức tiêm chủng thường xuyên tăng dần. Nhiều xã bắt đầu áp dụng tiêm chủng thường xuyên hàng tháng vào một ngày nhất định, tạo ra lịch tiêm cố định và thuận lợi cho người dân.

3. Giai đoạn xóa xã trắng về tiêm chủng mở rộng (1991 -1995)

Mặc dù số xã chưa triển khai TCMR trong năm 1990 chỉ chiếm khoảng 3,6% tổng số xã trong cả nước song đây lại là những địa bàn rất khó khăn do thiếu điều kiện giao thông, cơ sở y tế, lưới điện v.v. Mặt khác đây lại là vùng sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, của những người nghèo, thiếu cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế do vậy việc xoá các xã trắng về tiêm chủng là một mục tiêu cấp bách song hết sức khó khăn.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, thực hiện Chương trình Kết hợp quân dân y (Chương trình 12), đặc biệt là sự kết hợp của Quân y bộ đội Biên phòng, ngành y tế từng bước xoá các xã trắng về TCMR và đạt mục tiêu này vào năm 1995. Việc xóa xã trắng về TCMR có thể được coi là một thành công kỳ diệu của ngành y tế Việt Nam khi biết rằng nước ta có tới 4.734 xã biên giới miền núi, hải đảo, chiếm 42,5% tổng số xã, phường trên toàn quốc.

4. Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng Chương trình (1996 đến nay)

  • Trên cơ sở thành quả đã đạt được, từ năm 1996 Chương trình TCMR phấn đấu duy trì diện bao phủ thường xuyên trên toàn quốc, đồng thời tập trung hoạt động để nâng cao các mặt chất lượng tiêm chủng. Những mục tiêu chính ở giai đoạn này là:
  • Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt mức cao trên 90% ở quy mô tuyến huyện.
  • Nâng cao tỷ lệ hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng ở đơn vị tuyến xã, kết hợp chặt chẽ với hình thức tiêm chủng chiến dịch, gồm cả chiến dịch toàn quốc, chiến dịch theo khu vực hoặc chiến dịch nhỏ đáp ứng cho từng địa bàn (huyện, xã, nhà trường, khu dân cư…) có nguy cơ cao hoặc xảy ra dịch.
  • Tăng cường chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ đối với những vùng triển khai tiêm chủng gặp nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
  • Tranh thủ hỗ trợ quốc tế, đưa vào Chương trình những vắc xin mới, lịch tiêm mới, kỹ thuật tốt hơn; tăng cường chất lượng dây chuyền lạnh; giám sát bệnh, giám sát an toàn tiêm chủng ở những địa bàn trọng điểm và trên toàn quốc.

Thông tin theo: Dự án Tiêm chủng mở rộng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

 

1 / Con gái có thích con trai mặt mụn không?

Rồi không biết con gái thích con trai mặc gì, con gái thích con trai để tóc như thế nào thì các chang trai có thể điểm qua xem mình có đang là đối tượng của các cô gái không nhé.Con trai thường thích quà gì trong ngày sinh nhật Con gái khi yêu cần phải làm gì và nên như thế nào?Chuyện của người con trai mới lớn Chuyện con trai mới lớn với Mụn trứng cá khá phổ biến với lứa tuổi teen và phần lớn con gái không quan tâm đến chúng. Vì thế, cánh XY đừng quá căng thẳng nếu “mầm tình nổi loạn” trên mặt. Một ngày nào đó, những chiếc mụn đáng ghét đó sẽ biến mất. Còn bây giờ, hãy nhớ rằng dù có mụn hay không thì hình ảnh của con trai trong mắt kẹp nơ không hề thay đổi.Đôi khi, con...

2 / Phong tục tập quán mẹ cần biết: tại sao phải cúng đầy tháng?

Có khi nào mẹ sắp có con hoặc bé mới sinh thắc mắc "tại sao phải cúng đầy tháng cho con" không? Đầy tháng là sự kiện quan trọng trong đời của bé. Nó đánh dấu khoảng thời gian 1 tháng bé đã chào đời và phát triển. Ba mẹ và gia đình có ý định tổ chức đầy tháng cho bé cần tham khảo các thông tin mà Benconmoingay.net chia sẻ như sau.Cách đặt tên cho con sinh năm 2018 Tên cho con thuộc hành Mộc hay & ý nghĩaTại sao phải cúng đầy tháng cho con? Cúng đầy tháng cho trẻ là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên...

3 / Lượng calo trong 1 trái bắp là bao nhiêu?

Theo thông tin thành phần dinh dưỡng của ngô thì hàm lượng calo trong 1 trái bắp trung bình là 192 calo, nếu nhỏ hơn thì khoảng 177 calo, không chứa Cholesterol, 3 gam protein, 19 gam carb, 243kali và 1 gam chất béo. Liệu có thể giảm cân bằng ngô luộc không? 1 bắp ngô có bao nhiêu calo? Lượng calo trong 1 trái bắp là 192 calo, không chứa Cholesterol, 3 gam protein, 19 gam carb, 243kali và 1 gam chất béo.Trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6. Ngô luộc không chứa muối hay natri.Ngô (bắp) là một thực phẩm...

4 / Giá các loại sữa bột trên thị trường Việt Nam dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi

Giá các loại sữa bột trên thị trường việt nam bao gồm giá các loại sữa bột cho sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi, bé trên dưới 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi giúp tăng cân tốt.giá sữa ensure gold cho người già mới nhất Bảng giá sữa TH True Milk Giá sữa vinamilkGiá các loại sữa bột trên thị trường [caption id="attachment_13219" align="aligncenter" width="670"] Giá các loại sữa bột trên thị trường[/caption] các loại sữa bột trên thị trường việt namSữa Cô Gái Hà Lan Có thể đặt mua online tại ShoppeeSữa bột Dutch Lady Cô gái Hà Lan 456- hộp 900- Dành cho bé trên 3 tuổi: 175.000VNDSữa bột Dutch Lady Cô gái Hà Lan Gold 456- hộp 900 – Dành cho bé trên 3 tuổi: 225.000VNDSữa bột Dutch Lady...

5 / giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng mẹ: Đã đến lúc mẹ bầu "nằm lòng" những thông tin cơ bản về sự phát triển của thai nhi. Kích thước, cân nặng của thai nhi theo từng tháng thay đổi ra sao? Đừng bỏ lỡ những thông tin mà benconmoingay.net chia sẻ nhé!em bé trong bụng mẹ thở bằng cách nào? cân nặng của mẹ bầu theo tuầngiai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng mẹ Ngoài chế độ dinh dưỡng, sự phát triển của thai nhi là mối quan tâm chung của hầu hết các mẹ, nhất là những người mới “lên chức” lần đầu. Tháng này bé cưng có sự phát triển nào vượt bậc? Kích thước, cân nặng của thai nhi thay đổi như thế nào?[caption id="attachment_12977" align="aligncenter" width="465"] giai...