Trong các đường lây nhiềm thường gặp thì 6 nguyên nhân trẻ bị nhiễm giun kim chính từ thói quen trong gia đinh hàng ngày & cách tẩy giun sán cho bé an toàn mà bất cứ mẹ nào có con nhỏ cũng cần quan tâm trước khi trẻ có các triệu chứng năng hơn ảnh hường đến dinh dưỡng cũng như sự phát triển của trẻ.
Giun kim là gì?
Giun kim là loại giun sán sống ở đường tiêu hóa và một số cơ quan khác trong cơ thể người. Giun kim là một trong các loại giun thường gặp ở người, cả người trưởng thành lẫn trẻ em đều có thể mắc phải loại giun này. Kích thước của giun chỉ khoảng 1cm, sống khoảng 30 đến 45 ngày trong cơ thể người.

hình ảnh của giun kim
Theo trang tin của Viện Y Tế Công Cộng TpHCM miêu tả cụ thể giun kim là gì như sau:
Giun kim có mầu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng có 3 môi, những môi này có thể thụt vào trong miệng. Giun đực dài khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục dài khoảng 70mm. Giun cái dài 9 – 12 mm, đuôi dài và nhọn, hậu môn của giun kim cái cách mút đuôi khoảng 2 mm.
Minh họa sơ đồ vòng đời phát triển của giun kim ở người
Ở trong ruột người, giun kim đực và giun kim cái giao phối với nhau, sau khi giao phối giun đực chết, còn giun kim cái mang trứng đã thụ tinh ra rìa hậu môn để đẻ khoảng 4.000 – 200.000 trứng, sau khi đẻ trứng, giun cái sẽ chết.
Trứng đẻ ra sau vài giờ, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì ấu trùng của giun kim cũng được hình thành tại các nếp nhăn của hậu môn.
Giun kim cái chỉ đẻ trứng về đêm ở các nếp nhăn của hậu môn vật chủ nên thường không thấy trứng giun trong phân. Trứng giun khi đẻ ra đã có ấu trùng non. Tại các nếp nhăn hậu môn của vật chủ, trứng giun kim có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành ấu trùng cử động được. Do vậy người nhiễm giun kim dễ bị tự tái nhiễm nếu dùng tay gãi hậu môn có trứng giun sau đó cầm thức ăn, uống, hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.

Minh họa sơ đồ vòng đời phát triển của giun kim ở người
Vì vậy, người có giun kim đang đẻ ở hậu môn rất dễ bị nhiễm lại (tái nhiễm), nhất là trẻ nhỏ do dùng tay gãi hậu môn rồi cầm vào đũa, bát, dụng cụ ăn, uống hoặc thức ăn, đồ uống hoặc mút tay.
Cũng rất có thể ấu trùng giun kim đi ngược dòng trở lại đường ruột làm tái nhiễm giun kim cho trẻ. Ấu trùng giun kim sẽ phát triển thành giun kim trưởng thành trong ruột và tiếp tục gây bệnh.
Xem thêm: Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là gì?
Các nguyên nhân trẻ bị nhiễm giun kim thường gặp
Trứng giun có thể tồn tại ngoài cơ thể tới 2 tuần. Vì thế, chúng bám và da, rơi ra giường, quần áo… Và rồi chúng có thể lơ lửng trong không khí như những hạt bụi, bám vào thực phẩm, bàn chải đánh răng. Vì thế trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun kim khi chơi với trẻ mang giun kim trên bàn tay hay từ thực phẩm, đồ uống, bàn chải đánh răng….
Một nghiên cứu tình trạng nhiễm giun kim ở trẻ em trong các trường mầm non của Y dược TPHCM năm 2010 được thực hiện xét nghiệm tìm trứng giun kim trên 2.300 trẻ được chọn ngẫu nhiên thuộc các trường mầm non, kết quả có 5% trẻ mẫu giáo tại TPHCM bị nhiễm giun kim.
Một kết quả nghiên cứu khác tại Hà Nội được công bố năm 2009 (nghiên cứu trên 900 trẻ tại các trường mầm non thuộc 3 xã, phường) cho thấy cứ 10 trẻ lại có 5 trẻ nhiễm giun kim. So với kết quả nghiên cứu tại Hà Nội, tỷ lệ nhiễm giun kim của trẻ học mẫu giáo ở TP HCM ít hơn nhưng nguyên nhân lây nhiễm cơ bản vẫn là do điều kiện vệ sinh kém, khi vui chơi, trẻ thường lê la, tì tay xuống nền nhà không được lau chùi sạch, nơi có chứa mầm bệnh (trứng giun kim), sau đó trẻ lại cho tay vào miệng, ngậm, mút ngón tay không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đó chính là những yếu tố thuận lợi để trứng giun kim phát tán và lây lan.
Nhiễm giun kim rất dễ bị lây từ trẻ này sang trẻ khác. Trứng giun kim có thể tồn tại trên bề mặt của quần áo, chăn mền và đồ chơi trong khoảng 2 – 3 tuần. Thời gian này là đủ cho những quả trứng được truyền đi và xâm nhập vào cơ thể trẻ em. Trứng sẽ cư trú trong ruột cho đến khi chúng nở.
Những cách tẩy giun sán cho bé an toàn
Khi có biểu hiện bị nhiễm giun kim, trẻ cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, tư vấn chỉ định dùng thuốc diệt giun tùy theo độ tuổi.
Các bác sĩ thường dùng phương pháp điều trị giun kim đơn giản dành cho trẻ em là:
- Kê một liều Mebendazole (Vermox) hoặc Pyrantel Pamoate (Antiminth, Combantrin).
- Tiếp theo là một liều thuốc thứ hai, sau đó khoảng 2 tuần.
- Nếu nhiễm trùng đã lan đến các cơ quan tiết niệu và sinh dục thì cần một liệu pháp kết hợp thích hợp, bao gồm Mebendazole và Ivermectin (Stromectol).
Cách phổ biến là dùng thuốc tẩy giun và vệ sinh hậu môn mỗi sáng để “quét” sạch trứng bám quanh khu vực này. Đây là loại thuốc không kê đơn nên bạn có thể mua ngoài hiệu thuốc. Chú ý là chỉ tẩy giun cho trẻ trên 3 tháng tuổi và nên chọn thuốc theo đúng độ tuổi.
Chống ngứa nhẹ nhàng bằng thuốc mỡ. Trẻ nhỏ thường không thể chịu đựng nỗi đau trực tràng do nhiễm trùng, vì vậy nên cho trẻ ngồi ngâm đít trong chậu nước ấm.
Hướng dẫn cách phòng chống bệnh giun kim hiệu quả
Để phòng ngừa và tránh tái nhiễm giun kim cho trẻ biện pháp đơn giản nhất là luôn giữ vệ sinh thân thể cho trẻ, thay quần áo, rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh cũng như trước khi ăn cơm, cắt ngắn móng tay cho trẻ, vệ sinh nhà cửa, thay, giặt chiếu, ga trải giường thường xuyên. Trong gia đình có nhiều người bị nhiễm giun kim nên được điều trị cùng lúc. Tẩy giun định kỳ cho trẻ và tất cả những người trong gia đình.
Vệ sinh nhằm loại trừ trứng giun bám trên cơ thể và trong nhà sẽ giúp cơ thể không bị tái nhiễm giun sau tẩy giun. Mọi thành viên trong gia đình cần thực hiện những việc dưới đây trong vòng 2 tuần kể từ sau khi uống thuốc tẩy giun:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi, giặt các thảm trải sàn bằng nước nóng, đặc biệt là nơi trẻ thường chơi.
- Cất bàn chải đánh răng vào trong tủ. Rửa kỹ trước khi dùng để đánh răng.
- Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí.
- Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được đẻ trong đêm. Cần thực hiện điều này ngay lập tức khi ra khỏi giường.
- Cắt ngắn móng tay. Rửa tay và móng tay mỗi sáng. Rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu nướng và sau khi đi toilet.
- Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn.
Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm giun kim khi đi học do nhà vệ sinh không sạch sẽ. Với những trường hợp bất khả kháng này, cách phòng ngừa duy nhất là tạo thói quen cho trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.
Không chỉ là giun kim mà còn các loại giun khác mà mẹ cần lưu ý về cách vệ sinh, nguồn lây bệnh cũng như cách phòng tránh hiệu quả để bé không mắc phải, đảm bảo sức khỏe & dinh dưỡng cho bé phát triển tốt nhất.
Chia sẻ thêm với các mẹ chủ đề chăm sớc bé về các dấu hiệu nhận biết như là: