Hiện tượng này với nhiều mẹ khi lần đầu mang bầu sẽ rất lo lắng vì không biết là em bé trong bụng mẹ đạp nhiều có sao không? Có phải thai nhi thiếu oxy, thiếu nước ối hay là vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ không được thoải mai? Benconmoingay.net sẽ chia sẻ với các mẹ bầu những vấn đề liên quan đến hiện tượng này để mẹ biết được cách xử lý nhé.
Em bé trong bụng mẹ đạp nhiều có sao không?

Em bé trong bụng mẹ đạp nhiều có sao không?
Em bé đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Với suy nghĩ rằng bé càng chuyển động nhiều càng khỏe mạnh, nhiều mẹ cảm thấy cực kỳ lo lắng nếu không thấy bé di chuyển nhiều trong ngày. Thật ra, trong một số trường hợp, thai nhi bất ngờ di chuyển nhiều là do ngạt thở hoặc bị thiếu oxy do dây rốn quấn cổ bé… Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.
Nhiều mẹ thậm chí còn chuẩn bị lịch và ghi lại quá trình vận động của thai nhi để đánh dấu và dự đoán hoạt động của bé cho những lần sau. Tuy nhiên cũng vì vậy mà các mẹ lại thường lo lắng về những thay đổi về tần số và thời gian chuyển động của thai nhi lúc thì em bé đạp nhiều lúc lại không thấy gì.
Em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào?
Bắt đầu từ tháng thứ 4, thai nhi đã bắt đầu có những cú đạp mạnh mẽ đầu tiên vào thành bụng mẹ và từ thời điểm này trở đi, người mẹ có thể để ý những lần chuyển động của con để biết thai nhi có khỏe mạnh hay không cho tới khi lâm bồn.
Một số bé hiếu động hơn những bé khác nên thường “đá”, “cuộn tròn”, “chổng mông”, “giang chân”, “chân tay múa máy”… với mẹ nhiều hơn.
Trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển, do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.
Những thắc mắc mà mẹ bầu hay hỏi về vấn đề em bé đạp nhiều trong bụng mẹ như thế nào?
- Mecuben: Em cũng nghĩ giống chị akido, bé nhà em từ dạo 28 tuần đến giờ cứ đạp gọi là kinh khủng luôn, đạp rung cả bụng lên, nhìn bụng cứ méo bên này lệch bên nọ, chắc con nhà em là siêu nhân hay bế bi nào cũng vậy nhỉ?, còn thỉnh thoảng thấy nhịp đập đều cứ như nhịp tim mà ở bụng dưới, em coi nhiều chia sẻ mới biết là bé bị nấc cục, chứ đạp không đều như thế đâu nhỉ? mấy nhóc này sắp được ra ngoài chắc đang dọn nhà..hi hi… làm bụng em cứ gọi là loạn cả lên! Mà sao 1 tuần nay em thấy đau lưng kinh khủng, bụng cứ cảm giác nóng nóng, híc không biết bao giờ sanh đây, em được 34 tuần rồi, sanh đứa đầu nên chả có tí kinh nghiệm nào!
- Mecuti: Em cũng thế đấy chị ơi, từ tuần 28 đến giờ, bé đạp rất khỏe, có hôm cả tối bé chỉ đạp đúng ở phần bụng dưới, có hôm chỉ đạp ở sườn bên phải, đau lắm ý, vì bé đạp liên tục vào đúng 1 chỗ mà, cứ tưởng như cả cái bàn chân của con tông vào bụng mẹ vậy em nghĩ không sao đâu chị ạ, bé nghịch ngợm vì cứ lớn dần lên mà bụng mẹ bắt đầu chật chội nên bé hơi khó chịu đấy.
- Mecuteo: Ui trời hoá ra là nấc cục hả các mẹ, bé nhà em được 36 tuần rồi, cũng thế đó, nhiều khi em cứ bảo bố là sao con đạp kiểu gì mà nhẹ thế mà cứ đều đều như nhịp tim đập ấy, em toàn phải cử động những lúc đó để không bị như thế nữa vì em cứ lo đấy là bé bị làm sao, hoá ra là cô nàng nấc, hihi, yêu kinh lên được, hôm nay bố đi làm về phải khoe phát hiện mới này thôi.
- Mecuden: Các mẹ ơi! em bé của mình được 39 tuần tuổi, mình để ý ( từ tuần thứ 30) thấy nhiều lúc bé đạp nhẹ nhưng liên tục liên tục vào một chỗ ( kéo dài khoảng 10 phút) như vậy có vấn đề gì không hả các mẹ? Mình biết thai nhi quậy đạp là bình thường. nhưng đạp lên hồi như vậy thì mình thấy hơi lo. Có mẹ nào mang bầu có cảm nhận giống mình không? Xin cấc mẹ chia sẻ để mình biết với!
Em bé đạp như thế nào là bình thường?
- Em bé đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ: Một em bé khỏe mạnh phát triển với một tốc độ bình thường có thể đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Thông thường chúng sẽ đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ hoặc để phản ứng với một âm thanh to.
- Em bé đạp nhiều hơn để phản ứng với môi trường bên ngoài bụng mẹ Trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển, do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.
- Đôi khi bé cũng muốn nghỉ ngơi trong tử cung một khoảng thời gian: Miễn là thời gian nghỉ này nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ có thể chưa cần lo lắng. Ngoài ra, sau tuần thai thứ 36, có thể thai nhi đạp ít đi do bụng mẹ đã trở nên chật chội.
Từ khoá:
- thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không
- em bé trong bụng đạp nhiều có tốt không
- em bé đạp nhiều trong bụng mẹ có tốt không
- em bé đạp bao nhiêu lần trong ngày
- em bé đạp như thế nào là bình thường