Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính lớn nhất đo ở mặt cắt ngang hộp sọ được đo từ trán ra đến sau phần gáy của thai nhi trong bụng mẹ. Đường kính lưỡng đỉnh cũng được hiểu là đường kính chu vi đầu của thai nhi. Biết đường kính lưỡng đỉnh là gì, bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu thì phải mổ.
Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh là gì
Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính lớn nhất đo ở mặt cắt ngang hộp sọ. Là một trong số đo cơ ban giúp xác định tuổi thai, đánh giá phần nào sự bất thường của hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong những trường hợp đầu thai nhi có hình dạng không tương đối trọn đều (quá dài hay quá bẹt) thì chu vi vòng đều sẽ giúp đánh giá chính xác hơn.
Một số câu hỏi về đường kính luõng đỉnh thai nhi mà các mẹ quan tâm như là:
- Thai em 38w5d, BS sĩ bảo đầu hơi nhỏ: ĐKLĐ = 85mm, CVVB = 333mm, CDXĐ = 69mm, ĐKNB = 103mm, trọng lượng thai = 2950g Với chẩn đoán như vậy con của em có sao không ạ, em lo lắng quá không biết có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của con sau này không,, huhu?
- thai em 33w bác sĩ bảo đầu hơi bụ :ĐK luong đinh(BPD) = 92 mm , chu vi đầu (HC) =315 , chu vi bụng (AC) = 298 mm , chiếu dài xương đùi ( FL)= 63mm, trọng lương thai khoảng : 2279gr vậy con em có sao không?
- Vợ tôi đi khám thai định kỳ ở tuần thai 33, Kết quả siêu âm như sau: Đường kính lưỡng đỉnh: 75 mm; Tim thai: 160 lần/phút; Rau thai: mặt sau sát lỗ trong CTC; Nước ối: bt; Trung bình bụng: 335mm; Trọng lượng thai: 2482gr; Chiều dài xương đùi: 59mm; Dự kiến ngày sinh: 4-12- 09. Kết luận: Thai 33 tuần, lưỡng đỉnh, ngực nhỏ hơn so với tuổi thai. Rau tiền đạo.
Tháng trước vợ tôi đi tiêm uốn ván và siêu âm nhưng tất cả đều bình thường, chỉ phải theo dõi hiện tượng rau tiền đạo, còn lần này bác sĩ nói đầu em bé hơi nhỏ, có thể ảnh hưởng nên không cho tiêm mũi thứ 2 nữa và theo dõi thêm (cách đây khoảng 2 tuần vợ tôi cũng đã siêu âm 4D ở BV Bưu điện, bác sĩ cũng nói rằng đầu em bé hơi nhỏ, dài).
- Xin bác sĩ tư vấn giúp đường kính lưỡng đỉnh ở tuổi thai như vậy có nhỏ không, liệu em bé có bị ảnh hưởng gì không (não và phát triển trí tuệ). Trước đấy vợ tôi cũng đã thử máu, thử triptest…các kết quả kiểm tra, sàng lọc dị tật đều bình thường.
- Thưa bác sĩ! Em đang mang thai lần đầu. Kỳ kinh cuối của em là 14/12/2012; chu kỳ kinh của em là 28-30 ngày. Ngày 27/3/2013 em có đến bệnh viện siêu âm, kết quả ghi là: ĐKLĐ: 32mm; CDXĐ: 19mm; ĐKNB: 29mm; KẾT LUẬN: thai 15-16 tuần. Mong bác sĩ cho em biết với các chỉ số siêu âm như vậy thì thai nhi của em chính xác là bao nhiêu tuần? Nặng khoảng bao nhiêu và có chiều dài đầu mông là bao nhiêu ah?
Nếu so với số tuần như vậy thai nhi của em có bị còi kkhông ạ? Trong kq xét nghiệm máu chỉ số Glycemic của em là 6.3mmol/l. Xin bác sĩ cho em hỏi là như vậy em có bị bệnh tiểu đường không a? Nếu vậy em nên ăn uống thế nào cho hợp lý ạ? Trước khi có bầu em nặng 45kg, bây giờ em được 47kg như vậy em có tăng ít kg quá không a? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Nếu tính từ ngày kinh cuối 14/12/2012 thì đến ngày 27/03/2013 thai của bạn được 14 tuần 4 ngày (theo chu kỳ kinh 28 ngày), kết quả siêu âm là 15- 16 tuần ở giai đoạn tuổi thai này cho phép sai lệch khoảng 7 ngày, như vậy nằm trong giới hạn tuổi thai theo kỳ kinh cuối. Tuổi thai vào ngày 27/03 là 14 tuần 4 ngày. Ở tuổi thai này sẽ đo từng phần thai nhi như:
- đường kính lưỡng đỉnh
- chiều dài xương đùi
- chu vi bụng
- đường kính ngang bụng
- không đo chiều dài đầu môn
Đường huyết của bạnc ó giá trị hơi cao hơn bình thường, bạn nên nhịn đói trước khi xét nghệm để kết quả chính xác hơn.
Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường
Đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi chuẩn bị ra đời vào khoảng 88 – 100mm, trung bình là 94mm, cao hơn sẽ được coi là to. Nếu đường kính lưỡng đỉnh quá to thì khả năng cao mẹ bầu sẽ phải sinh mổ, đặc biệt là nếu mới sinh lần đầu – con so.
tính trọng lượng thai nhi như thế nào theo đường kính lưỡng đỉnh
Dựa vào số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chúng ta có thể tính trọng lượng thai nhi theo 2 công thức sau:
- Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg.
- Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
Các mẹ bầu lưu ý công thức này thường chỉ được tính khi thai nhi chuẩn bị chào đời mới càng chính xác, không áp dụng khi thai nhi còn quá nhỏ có chỉ số lưỡng đỉnh dưới 60mm.
Công thức cách tính tuổi thai nhi chính xác nhất
- BPD (cm) = 2 Tuổi thai (tuần) = (4×2)+5
- BPD (cm) = 3 Tuổi thai (tuần) = (4×3)+3
- BPD (cm) = 4 Tuổi thai (tuần) = (4×2)+2
- BPD (cm) = 5 Tuổi thai (tuần) = (4×1)+1
- BPD (cm) = 6/7/8/9 Tuổi thai (tuần) = (4×6/7/8/9)
đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu thì phải mổ
- Mình theo dõi thai kỳ rất kỹ từ khi có thai đến giờ. Đã SA sàng lọc 3 lần và làm các xét nghiệm đầy đủ, nói chung mọi cái đều bình thường. Từ tuần thứ 32 trở đi mình SA thì thấy các chỉ số thai tăng nhiều so với bảng chuẩn. Đặc biệt là đường kính lưỡng đỉnh tăng hơn 3mm/ tuần. Hôm nay thai 36 tuần tròn mình SA ở BV thì Dkld đã là 98, cdxd : 70 , CN ước tính 3,5 kg. Mình đã sinh mổ cách đây 4 năm nhưng hồi đó thai 40 tuần có 3,2 kg, giờ lo lắm không biết thai vậy có bất thường không. Có mẹ nào giống mình vào động viên tí cho đỡ lo, mấy tuần nay không ngủ được.
- Bé nhà mình cũng có DKLĐ lớn nè, thường lớn hơn tuổi thai 2-3 tuần còn các chỉ số khác thì bt. chồng mình bảo chắc giống bố nên đầu to. Lần nào siêu âm mình cũng hỏi bs có sao k, bs nói k thấy gì bất thường cả, k sao hết, có lúc thì bác sĩ nói vui đầu to thông minh.
- Mình cũng đã tham khảo các trường hợp thai có dklđ lớn khi sinh ra đều pt bình thường, nhưng cũng có một số ít trường hợp bs khuyến cáo nên theo dõi vì có liên quan đến một số bất thường ở thai nên cũng lo, mẹ nào sinh bé rồi mà có lđ lớn nhưng vẫn pt tốt thì cho xin chút kinh nghiệm.
- Có em giống chị nè. Đọc trên wtt thấy các mẹ than bị bác sĩ nói con đầu to nhưng chỉ số thì đại đa số thấp hơn em bé của em và của chị. Hôm nay em đúng 35w, hồi 34w thì đường kính lưỡng đỉnh của em bé đã 95,6mm rồi, và em với đà này thì lúc 36w đầu con em sẽ khoảng 100mm. Vậy mà có vẻ bác sĩ của em bình tĩnh lắm, nói là não vẫn phát triển tốt, ko có gì bất thường, chỉ hơi lo là khó mà sinh thường được thôi.
- Em cũng có lo lắng, nhưng chỉ lo ko sinh thường thôi, chứ em tin là ko có bất thường não bộ đâu ạ. Mẹ em thì cứ nói là đầu to thì em bé thông minh. Chị đừng lo quá đến mất ngủ, tội nghiệp em bé. Mong mọi chuyện tốt đẹp với các bé, muah muah
- Em chào các chị, các chi tư vấn giúp em với ạ. Hôm em đi khám ở mốc 15 tuần 2 ngày thì đường kính lưỡng đỉnh là 36 và trọng lượng và 134g, bsỹ nói con em bé hơn tuần tuối và có ghi là 16 tuần 1 ngày (nhưng chính xác là 15 tuần 2 ngày vì em làm IVF) .em lo quá về tra thì thấy nếu ở mốc 15 tuần 2 ngày thì 135g cũng k nhỏ lắm nhưng em thấy đường kính lưỡng đỉnh 36mm là ứng với thai 17 tuần cơ ạ. Em lại càng lo hơn.các chi xem giúp em bé nhà em như vậy DKLĐ có to quá k ạ và liệu có sao k các chị, sau 1 hay 2 tuần thì em nên siêu âm lại các chi ơi?
- Bé đầu nhà mình DKLĐ lúc 35w là 93mm (đi SA lúc nào cũng đạt max), lúc đẻ tầm 98mm (38w), bé còn bị dây rốn quấn cổ, đúng là khó đẻ hơn các bé khác nhưng mình vẫn đẻ thường được. Mình thì nhỏ người thôi. Nếu mẹ nào mà sợ đẻ khó hoặc người thấp bé, khung chậu hẹp thì theo dõi và nghe theo lời khuyên của bác sỹ nên đẻ mổ hay đẻ thường cho an toàn và đỡ mất sức.
Thai to (ước tính hơn hoặc bằng 3500g), lưỡng đỉnh (siêu âm là trên 100mm, vòng bụng thai to…), nghiệm pháp lọt thất bại.
Các ngôi bất thường : trán, vai, ngang, ngôi mặt cằm cùng (khó quay về cằm vệ).
Ngôi ngược: con to, ở con so ³ 3200g và con dạ nếu ³ 3500g, siêu âm có đường kính lưỡng đỉnh ³ 95mm. Nếu kết hợp cả sẹo mổ lấy thai cũ, đầu ngửa nhiều… cũng nên mổ. Trong đó cần lưu ý ngôi chỏm có sa tay nhưng đẩy lên không kết quả.
Thai quá ngày sinh (trên 42 tuần kể từ ngày thứ nhất của KCC). Đây là chỉ định nhằm cứu thai “đình chỉ thai nghén” phải thông qua chỉ số nước ối (ít hoặc hết ối đẻ chỉ huy không kết quả (có theo dõi monitoring sản khoa), soi ối có dấu hiệu suy thai…