Dấu hiệu dính bầu khi đang cho con bú sẽ không khó nhận ra nếu mẹ bầu có kinh nghiệm lần 02 nhưng với mẹ mang thai lần 2 thì dấu hiệu nhận biết có thai khi cho con bú sẽ khó nhận ra được có sự thay đổi gì. Đâu là những điều bạn cần quan tâm khi đièu này đến với mình và cách xử lý tình huống này hợp lý nhất ra sao.
Dấu hiệu nhận biết có thai khi cho con bú
Mẹ vẫn có thể có những dấu hiệu nhận biết có thai khi cho con bú bình thường như người mang thai bình thường khác:
- Buồn nôn, mệt mỏi
- Chán ăn, thay đổi thói quen ăn uống
- Đau lưng, chóng mặt, nhạy cảm với mùi
Có nhiều bà mẹ do bị trầm cảm, stress sau khi sinh, mang bầu khi đang cho con bú càng khiến tâm trạng trở lên thất thường hơn, hay nóng giận, cáu gắt, buồn bã vô cớ và rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới tâm lý em bé mới chào đời và thai nhi trong bụng mẹ.
Mang thai cho con bú có ảnh hưởng gì không?
Đối với một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử sẩy thai hoặc doạ sinh non trước 20 tuần đầu, không có bằng chứng cho thấy con bé lớn bú mẹ gây tổn hại cho thai nhi. Nếu bạn bị sẩy thai, thì không phải là vì việc bạn tiếp tục cho bé lớn bú đâu.

Dấu hiệu dính bầu khi đang cho con bú
Đôi khi bạn có thể tưởng rằng cho bé lớn bú, lấy mất chất cần cho sự phát triển tốt của thai nhi. Thực tế là thai nhi luôn được ưu tiên về mọi dưỡng chất cần thiết, và thậm có thể khỏe mạnh hơn bình thường, vì bạn có ý thức về dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt hơn trong thời gian mang thai này. Những lo lắng có thể là trẻ sơ sinh của bạn có thể bị bé lớn “tước mất” sữa non. Một số bà mẹ cố ý cho bé lớn bú riêng một bên vú khi cuối thai kỳ, nhưng sữa non luôn xuất hiện trở lại một cách tự động khi gần sinh mà không cần bà mẹ phải cố ý làm bất cứ điều gì.
Vì sao đang cho con bú mà vẫn có thai được?
Nhiều mẹ vẫn đinh ninh rằng khi đang cho con bú thì là một biện pháp tránh thai rất tốt, không thể có chuyện dính bầu được, hay còn gọi là hiện tượng cho con bú vô kinh. Khi cho con bú vô kinh thường sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt Cho con bú vô kinh là một trong những biện pháp tránh thai khá hiệu quả nên nhiều mẹ lầm tưởng trong thời gian cho con bú mà kinh nguyệt xuất hiện trở lại thì chưa thể có thai.
Tuy nhiên, trên thực tế, trứng có thể rụng trước khi có kinh lần đầu. Trong khi đó, với mỗi người thời điểm rụng trứng là khác nhau. Những người không cho con bú, thông thường 6 – 10 tuần sau khi sinh, trứng đã bắt đầu rụng lại. Còn với những mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại vào khoảng tháng thứ 4 – 6, nhưng cũng có trường hợp tới 1 năm.
Có nên cai sữa bé sơ sinh khi mang thai không?
Nếu bạn chọn để cai sữa em bé của bạn dưới 12 tháng tuổi, bạn nên gặp cố vấn y tế về sự thay thế thích hợp. Một em bé lớn có thể uống các chất lỏng khác bằng cốc, tránh phải bú bình. Nếu con của bạn là đủ lớn, bạn có thể giải thích rằng bạn đang cảm thấy bị bệnh hoặc núm vú của bạn bị sưng. Bạn có thể kéo giãn các cữ bú, hoặc con của bạn có thể bú cữ ngắn hơn. Xem tài liệu Cai Sữa của ABA.
Nếu con hoặc con bạn lựa chọn để cai sữa khi mang thai, thường bạn có thế cảm thấy tội lỗi – “Tôi đã cai sữa con quá nhanh này?” hoặc đau buồn khi đã cai sữa hẳn. Việc này có thể tập trung vào các em bé mới và các mối quan hệ với bé. Một số bà mẹ cho biết bé đã cai sữa lại có thể quay lại bú mẹ sau khi mẹ sinh em.
Đang cho con bú có mang thai được không?
Khi người phụ nữ cho con bú, những xung đột thần kinh do sự kích thích các đầu vú bởi những lần mút sữa của bé sẽ chuyển lên đồi thị não của người mẹ. Khi nhận được kích thích đó đồi thị não sẽ phản ứng bằng cách thay đổi sản xuất hormon tuyến yên và làm mức hormon sản xuất ít hơn bình thường do vậy buồng trứng không sản xuất được trứng chín hoặc chuẩn bị tử cung để thụ thai.
- Người phụ nữ phải ở trong thời kỳ dưới 6 tháng sau khi đẻ. Tức là trẻ vẫn dưới 6 tháng tuổi.
- Người mẹ chưa có kinh lại trong vòng 56 ngày sau sinh (đặc biệt có trường hợp sau khi sinh 1 tháng người mẹ đã có kinh trở lại).
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, cho bú liên tục, bất cứ lúc nào trẻ muốn bú, không cho trẻ ăn uống gì thêm. Cho trẻ bú ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt sẽ đạt hiệu quả tránh thai cao và cũng là để tận dụng sữa non bởi sữa non rất có lợi cho trẻ. Trong thời gian cho con bú hoàn toàn này hiệu quả tránh thai sẽ cao khi bạn không sử dụng bầu vú giả hay bình, vắt bỏ sữa nếu phải xa con, vẫn phải cho con bú luôn ngay cả khi mẹ hoặc con bị ốm, người mẹ cũng cần duy trì một chế độ ăn uống có đầy đủ chất dinh dưỡng và nên cho con bú tiếp tục càng lâu càng tốt.
- Không cho trẻ ăn phụ thêm bất cứ thứ gì hay nếu có thì chỉ là một lượng rất nhỏ nước, nước rau quả ép và không quá một lần mỗi ngày.
Phương pháp tránh thai này đạt hiệu quả cao nếu việc bú mẹ của bé phải chiếm từ 85% số thức ăn của trẻ trở lên.
Kinh nghiệm dấu hiệu dính bầu khi đang cho con bú
- dấu hiệu nhận biết có thai khi cho con bú
- dấu hiệu dính bầu khi đang cho con bú
- dau hieu dinh bau khi dang cho con bu