Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ trở về bình thường vào tuần lễ thứ 6, giai đoạn này nếu không áp dụng biện pháp cho con bú vô kinh hay các biện pháp tránh thai khác thì khả năng có thai cũng rất cao.
- Đau bụng có phải là dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ hay không?
Xét nghiệm máu khi mang thai cho bà bầu
Đang cho con bú có thai được không?
Hiện tượng có kinh trở lại tùy thuộc vào việc cho con bú hay không cho con bú.
- Phụ nữ cho con bú sự ra kinh từ tháng thứ 6 trở đi.
- Ngược lại không cho con bú có thể có kinh trở lại vào tuần lễ thứ 3 – 4 sau sinh, ban đầu là sự ra kinh non, sau 3 tháng vòng kinh ổn định.
Hiện tượng trứng rụng có thể xảy ra trước khi có kinh.
Đang cho con bú uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không?
Trong thời kỳ còn cho con bú, bạn không nên sử dụng thuốc tránh thai vì không những ảnh hưởng đến việc tiết sữa mà còn có thể qua sữa truyền được tính của thuốc đến con, gây hậu quả không tốt. Cho con bú vô kinh là một phương pháp tránh thai mà tận dụng hiệu quả tránh thai tự nhiên của sữa (sữa mẹ). Người mẹ cho con bú làm gia tăng nồng độ prolactin. Khi prolactin tăng trong máu sẽ ngăn chặn sự rụng trứng và làm như vậy ngăn ngừa mang thai. Phụ nữ cho con bú hoàn toàn thường không rụng trứng trong ít nhất 6 tháng sau khi sinh con và tiếp tục cho con bú trong 12 tháng sau khi sinh con, không trở về rụng trứng (do đó bảo vệ khỏi mang thai) trong thời gian này.
Phương pháp này cần kết hợp một phương pháp tránh thai khác khi: mẹ cho con bú không hoàn toàn nghĩa là ngày mẹ mắc đi làm; bé chỉ được bú mẹ lúc tối và đêm, hay cho bú không thường xuyên; mẹ có kinh trở lại. Hiệu quả của phương pháp này theo Kennedy (1998) đạt 98% trong vòng 6 tháng đầu tiên cho con bú. Cần khuyến khích các bà mẹ sau sinh cho con bú liền và tiếp tục cho con bú hoàn toàn bú cả ngày lẫn đêm, trong vòng 12 tháng đầu đời của bé.
Tuy nhiên phương pháp tự nhiên cho con bú vô kinh không áp dụng cho những trường hợp: mẹ nhiễm HIV, có HbsAg dương tính mà bé chưa được tiêm ngừa, nhiễm trùng tuyến vú; mẹ đang sử dụng thuốc mà có hại cho bé; mẹ có thai trở lại mà chưa thấy có kinh.
Các biện pháp tránh thai sau sinh
- Thuốc ngừa thai chỉ có progestin: áp dụng khi có kinh trở lại, sử dụng viên thuốc đầu tiên lúc có kinh và uống liên tục mỗi ngày 1 viên theo số thứ tự trên vỉ thuốc. Trên thị trường hiện nay, thuốc biệt dược Embevin 28 có hàm lượng desogestrel 0,075 mg/viên có tác dụng ngừa thai cao 97 – 98 %, không ảnh hưởng sữa mẹ. Thuốc ngừa thai không sử dụng được cho những bà mẹ dị ứng với thuốc, suy gan, suy thận bệnh lý về máu, viêm tắc tĩnh mạch. Không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm. Ngoài ra còn sử dụng loại que cấy đơn thuần có progestin, thuốc có tác dụng kéo dài mỗi 3 tháng.
- Thắt vòi trứng: đây là phương pháp đình sản, được áp dụng cho các bà mẹ không muốn sinh nữa. Phương pháp này áp dụng sau khi sinh 24 giờ đầu hay 6 tuần lễ đầu sau sinh, là phương pháp phẫu thuật nhỏ, được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa, không ảnh hưởng việc cho con bú.
- Vòng tránh thai: áp dụng khi có kinh trở lại, thời điểm đặt vòng tránh thai vào ngày thứ 3 hay thứ 4 của sự ra kinh. Vòng tránh thai có hai loại: chứa đồng và loại chứa levonorgestrel. Vòng tránh thai có tác dụng 5 năm, không ảnh hưởng sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là không phòng tránh được sự lây nhiễm khi quan hệ.
- Bao cao su: sử dụng ngay lập tức ở mọi thời điểm. Bao cao su có hai loại, loại dành cho nam giới (thường dùng) và cho nữ giới (ít dùng). Ngoài ưu điểm ngừa thai, bao cao su còn ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và không ảnh hưởng sữa mẹ.
- Dụng cụ ngăn cản sự thụ thai: bao gồm màng ngăn âm đạo hay mũ chụp cổ tử cung: các phương pháp cũng được áp dụng nhưng nhược điểm cần phải đặt màng ngăn âm đạo hay đặt mũ chụp cổ tử cung trước khi quan hệ 10 phút.
Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Sự hiểu lầm: Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu mang thai khi cho con bú, bạn có thể nghĩ rằng em bé cần bỏ bú mẹ. Tuy nhiên, người mẹ mang thai vẫn có thể cho con bú mà không ảnh hưởng gì. Để an toàn, bạn hãy tham khảo bác sĩ để quyết định xem có nên tiếp tục cho con bú mẹ hay không.
Ốm nghén dù đang cho con bú: Nếu bạn có thai khi đang cho con bú thì các triệu chứng thai nghén cũng giống như khi bạn có thai bình thường. Tuy nhiên, có thể bỏ qua triệu chứng rõ nét nhất là tắt kinh. Điều này là do bạn cần có thời gian để quay trở lại với chu kỳ kinh nguyệt sau sinh. Nhưng sự rụng trứng trong lần đầu tiên sau sinh có thể xảy ra trước khi bạn có kinh. Bởi vậy, bạn có thể “dính bầu” dù chưa thấy có kinh trở lại.
Phản ứng của trẻ sơ sinh dang bú mẹ: Một số người mẹ nhận ra phản ứng khác lạ của trẻ khi bú mẹ, nếu mẹ mang thai. Ví dụ, trẻ có thể giảm cảm giác muốn bú sữa mẹ. Điều này là do thay đổi trong hương vị và độ đặc của sữa mẹ. Ví dụ, khi mẹ có bầu, sữa mẹ có thể mặn hoặc chua hơn. Dù vậy một số trẻ không có phản ứng gì với sữa mẹ. Do đó, bạn khó có thể nhận ra mình đang mang thai hay không, nếu chỉ xem xét phản ứng của trẻ.
Đau đầu ti: Đau ngực là một triệu chứng nổi bật khi mang thai, dù bạn có đang cho con bú mẹ hay không. Tuy nhiên, nếu bạn có thai khi đang cho con bú, đau ngực có thể dữ dội hơn. Nhiều người mẹ thấy việc cho con bú quá đau tới mức chỉ muốn ngừng cho bú. Dù vậy cũng có những người mẹ vẫn tiếp tục cho con bú, bất chấp đau đớn. Một số người mẹ không nhận ra cơn đau ngực tăng lên.
Thể trạng trở nên mệt mỏi: Mệt mỏi cùng cực có thể là một dấu hiệu mang thai trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, sự mệt mỏi vẫn là triệu chứng báo có thai, dù bạn có đang nuôi con bằng sữa mẹ hay không. Đối với một số phụ nữ , mức độ mệt mỏi trở nên cùng cực hơn khi họ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Đấy là vì cơ thể mẹ đang phải “căng” ra để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé bú và bào thai.
Xem các Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
- vua mang thai vua cho con bu co anh huong gi
- dấu hiệu dính bầu khi đang cho con bú
- dấu hiệu nhận biết có thai khi cho con bú
- khi mang thai có nên cho con bú không
- đang cho con bú có nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp
- những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú