Đau bụng có phải là dấu hiệu mang thai hay không được nhiều chị em thắc mắc vì qua kỳ kinh mấy ngày rồi và cũng có dấu hiệu đau bụng dưới tương tự như người đang có dáu hiệu mang thai. Vậy có đúng đây là dấu hiệu cho thấy đa có bầu hay không?
Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên như thế nào?
Người mang thai tuần đầu tiên thường có các dấu hiệu như:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Một thời gian ngắn trước khi bạn trở thành phụ nữ mang thai, hormone thay đổi thúc đẩy chuỗi các hoạt động gia tăng tốc độ máu qua thận của bạn. Đó là lý do bàng quang của bạn đầy lên nhanh chóng, và cần đi tiểu thường xuyên hơn. Triệu chứng này có thể bắt đầu sớm, trong 6 tuần của giai đoạn đầu tiên mang thai. Việc đi tiểu thường xuyên sẽ tiếp tục – hoặc nhiều hơn – như quá trình mang thai của bạn. Lượng máu tăng lên nhanh chóng trong suốt quá trình mang thai, dẫn đến lượng chất lỏng được trao đổi tăng thêm và đi đến bàng quang của mẹ. Ngoài ra, sự phát triển của em bé cũng sẽ gây ra nhiều áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu.
- Đau bụng và có hiện tượng chảy máu: Nếu một ngày mẹ bỗng nhận thấy một chút máu báo ở quần chip thì đừng quá lo lắng. Thông thường, máu báo sẽ xuất hiện sau khoảng 5-10 ngày sau khi trứng được thụ thai. Đây chính là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy thành công vào tử cung mẹ. Một số phụ nữ cũng trải qua cảm giác đau bụng trong những tuần đầu mang thai, tượng tự như hiện tượng đau bụng dưới trước kỳ kinh nguyệt. Mặc dù vậy, không phải tất cả chị em đều trải qua triệu chứng này khi mang bầu.
- Cảm giác thèm ăn dù mơi ăn xong: Hầu như tất cả các mẹ bầu đều trải qua cảm giác thèm ăn. Có một số món trước đây mẹ không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Có người còn thèm ăn cả… ớt. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.
- Thể trạng mệt mỏi: Trong thời gian đầu mang thai, phần lớn năng lượng trong cơ thể mẹ tập trung để nuôi dưỡng cho sự hình thành và phát triển của em bé. Vì vậy mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi như vừa chạy marathon hoặc leo núi cao. Thông thường khi sang quý 2 thai kỳ, triệu chứng này sẽ dần giảm bớt.
- Dễ bị đầy hơi: Thông thường, khi có bầu thì mẹ hay có cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Dấu hiệu bầu ngực căng tức, hơi đau: Hầu hết các mẹ bầu đều nhận thấy dấu hiệu ngực sưng và đau nhức trong những tuần đầu mang thai. Đó là cảm giác đau, tê tê và rất nhạy cảm khi bị tác động bên ngoài. Đây là dấu hiệu đầu tiên thông báo mẹ đã có “tin vui”. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của hai hormone thai kỳ estrogen và progesterone tăng lên đáng kể. Sự thay đổi ở ngực chủ yếu là để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé ra đời. Triệu chứng này sẽ giảm bớt vào quý 2 thai kỳ.

Đau bụng có phải là dấu hiệu mang thai sau
Dấu hiệu mang thai ở tuần thứ 2
Những dấu hiệu như tuần thứ nhất khi bạn có cảm giác mình mang thai sẽ rõ rệt hơn nữa trong tuần thứ 2 này.
- Nhạy cảm đặc biệt với mùi: Nhiều thai phụ cho biết ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, họ đã nhạy mùi hơn nhiều. Đây là một trong những tác dụng phụ do mức estrogen tăng cao.
- Buồn nôn và ói mửa: Các cơn nghén phải vài tuần nữa mới hoành hành, nhưng một số phụ nữ có thể “được” trải nghiệm sớm điều này.
- Chảy máu hoặc rỉ máu: Một số phụ nữ chỉ thấy một lượng máu nhỏ hoặc một đốm máu đỏ / hồng / ngả đỏ vào khoảng thời gian đáng ra họ phải có kinh. (Nhưng nếu thấy đau kèm theo hiện tượng rỉ máu này, hãy đến bệnh viện ngay vì có thể đó là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.)
- Mệt lả đột ngột dù không làm gì quá sức cả: Thủ phạm chính là mức nội tiết tố progesterone tăng vọt và cơ thể phải dồn sức để tạo nên một sinh linh nhỏ bé.
- Sợ thức ăn: Sở thích ăn uống của người mẹ đột nhiên thay đổi 180 độ. Mẹ đột nhiên đâm sợ những món vốn rất thích ăn.
- Thân nhiệt duy trì ở mức cao: Nếu thân nhiệt cao hơn bình thường trong 18 ngày liên tục là đã có tin vui rồi đấy.
- Ngực căng và đau: Nhiều phụ nữ nói rằng cảm giác này giống như hiện tượng cương ngực trước kỳ kinh nhưng nặng hơn.
Nước ối bắt đầu tích tụ quanh phôi thai tạo thành túi ối – là chiếc đệm êm ái cho bé trong những tháng và tuần tiếp theo trong bụng mẹ. Ngay lúc này, phôi thai đã trao đổi chất với cơ thể mẹ: lấy oxy và chất dinh dưỡng, rồi “trả” chất thải qua hệ tuần hoàn sơ khai được tạo thành bởi các mao mạch li ti nối giữ em bé với các mạch máu trên thành tử cung. Nhau thai sẽ không ngừng phát triển để tiếp nhận nhiệm vụ này vào cuối tuần tới.
Thai 2 tuần siêu âm có thấy không?
Việc siêu âm để thấy thai nhi trong tuần thứ 2 rất khó để phát hiện được do trứng và t.i.n.h tr.ù.n.g kết hợp với nhau còn quá bé. Vì vậy, bạn đã có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác nhận thai vào thời điểm này. Cả hai cách xét nghiệm với hormone HCG đều rất nhạy nếu như hormone này đã hiện diện trong cơ thể bạn. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà bằng que thử thai. Thời gian tốt nhất để làm điều này là khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng, vì khi đó, nồng độ HCG sẽ ở mức cao nhất.
Có thai 2 tuần nên ăn gì?
Nếu mẹ bầu xác định tư tưởng là mình đã có được em bé trong bụng và châunr bị hành trình làm mẹ thì đây chính là những món ăn được khuyên dành cho người có thai 02 tuần đầu nên ăn:
- Vitamin C: Có trong nhiều loại rau củ, trái cây.
- Axit folic: Ngoài ăn những món giàu folate, mẹ nên uống thêm viên bổ sung, mỗi ngày khoảng 0,4mg. Những món giàu axit folic như rau xanh đậm, các loại hạt…
- Chất sắt: Có nhiều trong tim, gan, thịt, cật, rau xanh, các loại hạt,…
- Vitamin D: Có trong trứng, sữa. Mẹ bầu cũng nên tắm nắng, mỗi ngày 15 phút vào buổi sáng trước 9 giờ.
- Canxi: Có nhiều trong cá, cua, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ, rau xanh,…
Từ khoá:
- những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
- dấu hiệu có thai sớm nhất 1 tuần
- dấu hiệu có thai tuần đầu tiên
- dấu hiệu có thai tuần đầu tiên webtretho
- dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên như thế nào