da trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào thì rất ít ông bố bà mẹ biết rõ. Tuy nhiên, ông bố bà mẹ nào cũng có tâm lý mong muốn con của mình có được làn da mịn màng, sáng sủa. Đặc biệt là con gái, phải trăng sáng.
Mẹ có biết da trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào không?
Suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ nào cũng mong được nhìn thấy hình hài đáng yêu, bụ bẫm của con. Nhưng khi tận mắt chứng kiến con chào đời, nhiều mẹ “mới toanh” sẽ không khỏi ngạc nhiên về bề ngoài đặc biệt là làn da của bé không được như mình tưởng tượng.

da trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào
1/ Da trẻ sơ sinh màu trắng hay màu đen
Khi mới sinh, da bé sẽ có màu đỏ, hoặc hoa hoa. Nhiều bà thường bảo, da trẻ sơ sinh nếu đỏ thì sau này bé sẽ trắng. Hoặc da bé nổi vân hoa thì chắc chắn sau này sẽ trắng như bông. Thực tế không phải như vậy, da bé chắc chắn sẽ thay đổi, sẽ đẹp hơn lên, nhưng trắng hay ngăm đen thì hồi sau mới rõ.
Khi mới chào đời, vài phút đầu, cơ thể ‘thiên thần’ có màu xanh. Sau đó, màu sắc cơ thể của bé chuyển từ xanh sang hồng hào nhưng bàn tay và chân của bé lại ‘biến màu’ lâu hơn, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và chân rất nhỏ và phải mất thời gian nhiều hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể.
2/ Da trẻ sơ sinh bị tróc ra có sao không?
Khi ở trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi nước ối. Điều này khiến da bé được phủ một lớp màu trắng để bảo vệ bé khỏi môi trường nước, lớp màu trắng này được gọi là vernix. Khi bé tiếp xúc với không khí bên ngoài, chất vernix sẽ bị cọ xát và dần mất đi. Các chất màu trắng này sẽ trở nên khô ở da bé và bắt đầu bong ra.
Đây là nguyên nhân giải thích tại sao trong khoảng 24 giờ sau lần tắm đầu tiên của bé, có những lớp màu trắng đục bong ra. Toàn bộ cơ thể của bé sẽ được lột sạch lớp vernix (nhất là ở trên bàn tay và bàn chân). Đừng cố gắng bóc lớp da mỏng này ra hãy để cho nó hoàn toàn tự nhiên. Không cần thiết để xoa kem dưỡng ẩm cho bé đâu. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, hiện tượng này thường chỉ kéo dài trong 1-2 tuần, do đó các mẹ không cần phải hốt hoảng khi thấy hiện tượng này xuất hiện trên da của trẻ, chỉ khi bé có sắc tố vàng da, mẹ mới cần đưa bé đi khám.
3/ Trẻ sơ sinh bị vàng da
Da bé vàng lạ lắm! Mẹ không thấy yên tâm chút nào? Thực ra, trẻ sau sinh từ 2 ngày đến 1 tuần, da thường có màu vàng và đến ngày thứ 7 trở đi sẽ giảm dần, sau 10 – 20 ngày thì hết. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trẻ. Nhưng bệnh kéo dài hơn thì đó là vàng da bệnh lý, nếu chậm chữa sẽ nguy. Do đó, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến ‘căn bệnh’ này. Cần quan sát màu da của trẻ nơi có ánh sáng để phát hiện bệnh vàng da. Phần lớn các bà mẹ có thói quen nằm trong phòng kín và tối sau sinh nên khó phát hiện bệnh vàng da ở trẻ. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể để lại nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn.
– Vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.
– Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.
Cách phát hiện trẻ bị vàng da:
– Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng.
– Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu vàng đậm mà không trắng như những trẻ khác thì cần cảnh giác.
– Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su.
Việc điều trị bệnh vàng da rất khó khăn, trẻ phải được rọi đèn nhằm loại bỏ nhanh chất độc trong cơ thể, phải thay máu nếu bị nặng và làm xét nghiệm để tìm độc chất bilirubin. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
da trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào
Với việc quan sát da của bé hàng ngày mẹ sẽ thấy được những thay đổi của bé về màu sắc, hình dạng… để có được những tác động kịp thời và hợp lý. Mẹ cũng nên tìm hiểu thêm các thông tin:
da trẻ sơ sinh màu đỏ, màu da của trẻ sơ sinh, nhận biết trẻ sơ sinh da trắng, da trẻ sơ sinh trắng hay đen, màu da thật của trẻ sơ sinh, da tre so sinh thay doi nhu the nao, trẻ sơ sinh da bị đen, da em be den