có nên pha chung sữa mẹ và sữa bột: Mẹ thắc mắc là có nên pha chung sữa mẹ và sữa bột hay không? Điều này đã được Benconmoingay.net tìm hiểu và chia sẻ với những thông tin hữu hiệu nhất.
có nên pha chung sữa mẹ và sữa bột
Khi pha chung sữa mẹ và sữa công thức vào một bình, thành phần nước có thể bị thừa, gây nhiễm độc nước ở trẻ sơ sinh.
Do điều kiện công việc hoặc vì lý do nào đó mà nhiều bà mẹ chọn cách cho bé bú song song sữa mẹ với sữa công thức. Và không dưới một lần, các mẹ có thể tự hỏi mình rằng: “Liệu hai loại sữa này có thể kết hợp với nhau được không?”. Câu trả lời ngắn gọn là có nhưng mẹ không nên pha chung hai loại sữa trong cùng một bình. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú hết sữa mẹ trước, sau đó mới đến sữa công thức bởi hai lý do chính sau đây.

có nên pha chung sữa mẹ và sữa bột
Đầu tiên, khi pha chung như thế sẽ rất lãng phí lượng sữa mẹ quý giá nếu bé không ti hết cả bình sữa. Sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần trong khi sữa công thức phải bỏ đi sau mỗi lần pha. Những bà mẹ phải ngồi hì hụi vắt sữa hàng giờ để đủ sữa cho bé bú sẽ hiểu rất rõ điều này. Sữa mẹ luôn được ưu tiên hơn sữa công thức nên việc cho bé bú riêng từng loại sữa sẽ đảm bảo điều này.
Thứ hai, bản thân sữa mẹ đã chứa nước và tỷ lệ các thành phần giữa sữa mẹ với sữa công thức không giống nhau. Sữa mẹ cân bằng các thành phần hoàn hảo cho bé. Còn sữa công thức cần được pha theo đúng tỷ lệ đã hướng dẫn. Nếu pha chung sữa mẹ và sữa công thức vào một bình, thành phần nước có thể bị dư thừa, không tốt cho bé. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh 0-6 tháng, uống nhiều nước làm cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nồng độ natri trong cơ thể bị loãng, gây nhiễm độc nước và có thể đe dọa tới tính mạng.
Một lưu ý nữa với mẹ khi cho bé bú sữa công thức là cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng về lượng sữa và lượng nước phù hợp. Mẹ luôn dùng nước đun sôi để nguội pha sữa cho bé và bình sữa, núm ti phải được vô trùng. Nhiệt độ chuẩn để pha sữa cho bé là 40-60 độ C và chỉ sử dụng trong vòng 30 phút.
cách pha bột hipp với sữa mẹ
Nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Nhưng chỉ vài tháng sau đó sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Mặc dù Cơ quan Y tế khuyến khích nên cho bé ăn dặm từ tháng tuổi thứ 6, nhưng mỗi bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu của bé chúng ta sẽ biết được khi nào bé muốn bắt đầu ăn dặm.
Nên cho bé ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang uống, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo sữa, bột trái cây, bột rau củ…) có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận trong thời gian đầu bé ăn dặm. Khi bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…).
cách pha sữa mẹ với sữa công thức
Trong 6 tháng đầu đời của bé, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng có những mẹ ít sữa cần phải dùng thêm sữa bột cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ bú. Và nhiều mẹ nghĩ rằng pha sữa mẹ với sữa bột cho bé bú sẽ giúp bé bổ sung dưỡng chất nhiều hơn. Và mẹ không biết rằng việc này lại gây hại cho bé chứ không hề tốt cho bé chút nào.
Sữa mẹ vốn đã khan hiếm rồi mà mẹ lại pha sữa mẹ với sữa bột cho bé bú thì khá là lãng phí. Ví dụ: pha 60 ml sữa mẹ với 60 ml sữa bột cho bé, nhưng có thể bé sẽ không bú hết 120 ml sữa hỗn hợp đó, chẳng hạn bé chỉ bú hết 60ml, vô hình chung mẹ đã lãng phí một lượng sữa mẹ trong 60ml hỗn hợp sữa còn lại đó.
cách pha sữa mẹ với bột ăn dặm
Nếu bạn làm mẹ lần đầu tiên thì việc lo lắng bé luôn bị đói là điều tự nhiên. Tuy vậy, bạn hãy yên tâm rằng, dù bé có vẻ luôn đói nhưng sữa mẹ là đủ cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Cho thức ăn vào sữa ở thời điểm này có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Ở giai đoạn 2 tháng, ruột và thận của bé chưa đủ trưởng thành và không thể tiêu hóa được thức ăn gì, ngoài sữa. Ngoài ra, hệ miễn dịch của bé còn yếu nên chưa thể đối phó với những chất mới (có trong thức ăn) được đưa vào cơ thể. Bột ăn dặm có thể chứa gluten – chất có hại cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Tất nhiên, nhiều bác sĩ khuyến cáo cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Trường hợp này, có thể bắt đầu cho bé thử thức ăn dặm vào cuối tháng thứ 4 (tuần thứ 17). Bé ăn dặm là thời điểm bé có thể ngồi lên và nuốt dễ dàng.
dùng sữa mẹ nấu bột cho bé
Thực ra người ta ít dùng sữa mẹ chế biến thức ăn. Sữa mẹ sau khi vắt có thể để ngoài môi trường như nhiệt độ mát trong phòng hoặc ngăn mát tủ lạnh khoảng 8 tiếng nhưng phải được bảo quản cẩn thận trong đồ đựng hợp vệ sinh. Sữa mẹ cũng có thể dùng trữ đông để dùng dài ngày. Những cách này thích hợp cho mẹ khi phải đi làm trở lại sau sinh.
Còn việc dùng sữa mẹ để cho vào hoa quả hay đồ ăn dặm như bột cho trẻ nhỏ là không nên. Bởi bản thân sữa mẹ đã là thức ăn hoàn hảo và đảm bảo. Nếu đem sữa mẹ trộn lẫn tinh bột thì tinh bột và sữa có thể kết tủa, tạo ra hợp chất không cần thiết hoặc khó hấp thu với trẻ. Do đó, không nên dùng sữa mẹ để trộn bột hoặc trộn hoa quả cho trẻ ăn.
Nhiều mẹ có thói quen trộn một vài thìa sữa bột (sữa công thức) vào bột ăn dặm của trẻ khi trẻ mới tập ăn dặm. Theo nhiều mẹ chia sẻ thì đây là cách để trẻ nhận được thêm dinh dưỡng từ sữa, cũng như dễ ăn và ăn được nhiều bột hơn vì trẻ đã quen với vị của sữa giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên dùng sữa bột trộn với hoa quả hay đồ ăn dặm vì tốt nhất là nên cho trẻ dùng riêng biệt từng loại thức ăn.
Không nên cho trẻ ăn dặm bằng thức ăn trộn chung với sữa mẹ hay sữa bột vì khi đó, trẻ sẽ khó phân biệt mùi vị thức ăn, cũng như mẹ không thể nhận biết được trẻ sẽ bị dị ứng với thức ăn nào, nếu thức ăn được trộn như vậy. Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được nhiều mẹ ưa chuộng hiện nay, người ta cũng khuyên thức ăn dặm cho trẻ nên để riêng biệt từng món để trẻ nhận biết được hương vị cũng như màu sắc, hình dạng của từng món.
có nên pha chung sữa mẹ và sữa bột
cách pha sữa mẹ với sữa công thức
kết hợp sữa mẹ và sữa công thức
pha sữa mẹ với bột ăn dặm
pha lẫn sữa mẹ và sữa bột
pha sữa bột vào sữa mẹ
cách kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài
bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài
sua me pha chung voi sua cong thuc duoc khong