Ngoài những tác hại của cà phê đối với thai nhi thì nhiều mẹ không biết có nên cho trẻ em uống cà phê? trẻ em có được uống cafe? Bé mấy tháng thì uống được.
có nên cho trẻ em uống cà phê
Nhiều cha mẹ khi đi cafe với bạn bè vẫn cho bé tự nhiên cầm ly cafe của mình uống, thậm chí các ông bố còn tỏ ra thích thú khi bé đòi uống và xem đây là niềm vui. Nhưng mấy ai biết được sau ly cà phê là những tác hại không thể lường trước được cho bé như mất xương do đào thải canxi, chậm phát triển chiều cao do mất ngủ ..v..v..

có nên cho trẻ em uống cà phê
Cà phê được xem là một trở ngại đối với sức khỏe của con bạn. Vì loại thức uống này gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể nên nó không hề được khuyên dùng cho trẻ em. Uống cà phê quá sớm còn làm cản trở hệ thống thần kinh trung ương của trẻ.
Nếu sử dụng cà phê hoặc bất kỳ thức uống chứa caffeine nào khác khi còn nhỏ, trẻ có nguy cơ mắc chứng mất ngủ và khiến khả năng tập trung bị suy giảm. Ngoài ra, điều này cũng dẫn đến trẻ béo phì, một loại bệnh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao hoặc ảnh hưởng đến tần số nhịp tim.
Đồ uống có chứa caffeine không bao gồm bất kỳ thành phần dinh dưỡng thiết yếu hay khoáng chất nào có thể hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hơn nữa, hàm lượng đường cao trong cà phê sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ và dễ dẫn đến sâu răng.
Sau đây là một số ảnh hưởng của cà phê với sức khỏe của trẻ nhỏ mà trang Bolsky đã đưa ra để khuyến cáo các bố mẹ không nên cho con mình sử dụng loại đồ uống này.
trẻ khó tập trung
Trẻ em uống nhiều cà phê thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào các công việc thường ngày. Vì là một chất kích thích nên cà phê sẽ gây ra bồn chồn, khó chịu, tăng huyết áp và tăng động.
Caffein làm thay đổi tâm trạng và cảm xúc ở trẻ em. Điều đã được ghi nhận: caffein làm cho các cháu bé rơi vào trạng thái lo lắng, cực đoan, bồn chồn và trở nên quá hiếu động. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng với liều 100 – 400mg caffein/ngày đã đủ để gây ra trạng thái này. Sự lo lắng, bồn chồn hoặc hưng phấn quá mức là điều không có lợi với trẻ em. Chúng sẽ trở nên hay phá phách, ít tập trung và tiệm cận gần với hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em.
thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn
Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm của cà phê với trẻ em là làm giảm cảm giác thèm ăn trong khi đây là độ tuổi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất. Chính vì vậy, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng thức uống này và thay thế bằng những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác.
Caffein làm thay đổi khẩu giác và vị giác trẻ em. Trẻ em sẽ không thu được cảm giác ăn ngon và thích thú với những món ăn thông dụng. Thay vào đó, chúng đặc biệt hướng tới những món ăn có sự ghép cặp với caffein. Điều này cũng là điều dễ hiểu bởi nó như là một kích thích điều kiện vậy, thức ăn đó sẽ làm hoạt hóa trung tâm trên não bộ và trở nên hoạt hóa lây sang thực phẩm.
Về thực chất, bất kể thực phẩm đó có ngon hay không, có giàu dinh dưỡng hay không, có khỏe mạnh hay không, miễn là chúng có mùi và có vị caffein đều khiến trẻ em thích mê. Sự thay đổi thói quen ăn uống này mang điểm bất lợi nhiều hơn là có lợi vì có thể sẽ hướng các cháu tới tình trạng ưa thích ăn đồ béo để trở thành béo phì hoặc ưa thích ăn đồ nghèo nàn trở thành gầy còm, suy dinh dưỡng. Cả hai trạng thái này đều không có lợi.
đào thải canxi dẫn đến nguy cơ mất xương
Caffein làm nghịch đảo lượng canxi đi vào xương. Caffein càng nhiều thì lượng canxi thải qua nước tiểu càng lớn. Canxi thải ra càng lớn thì canxi máu càng thấp. Canxi máu càng thấp thì nó càng rút mạnh canxi từ xương.
Sau nhiều lần bắc cầu như vậy thì caffein cuối cùng đánh thẳng vào xương. Nó làm còi xương, thấp bé ở trẻ em. Lý ra, bạn cần tích nhiều can xi cho các cháu thì nay, caffein lại làm ngược lại, róc từng hạt canxi róc ra. Đây là một điều không mong muốn.
Cà phê còn được xem là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên bởi nó đẩy nhanh quá trình bài tiết khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể dẫn đến mất nước và kéo theo sự bài tiết canxi ra khỏi cơ thể, từ đó gây ra tình trạng mất xương.
nguyên nhân sâu răng ở trẻ em
Trẻ em sử dụng nhiều cà phê dễ bị sâu răng do tính axit của cà phê sẽ phá hủy men răng và làm nguy cơ sâu răng tăng cao.
nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em
Mặc dù số liệu thực về sự thay đổi thần kinh như nào vẫn chưa được biết rõ, nhưng biết chắc hệ thần kinh của các bé sẽ không phát triển tự nhiên như nó vốn có. Nó sẽ đặc biệt ưu thế phát triển tại các vùng não có sự trình diện nhiều của các thụ cảm thể A1 và A2, vốn là những thụ cảm thể thường xuyên của caffein.
Cà phê là một chất kích thích giúp cơ thể có nhiều năng lượng và tỉnh táo. Tuy nhiên, những trẻ nghiện thức uống này sẽ khó đi vào giấc ngủ. Chưa kể chúng có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ trong cuộc sống sau này.
Caffein làm náo loạn giấc ngủ trẻ em. Trẻ em cần ngủ từ 10 – 16 tiếng/ngày tùy lứa tuổi. Ngủ nhiều như vậy để não bộ phát triển hoàn hảo, các tế bào thần kinh kết nối, các trung tâm não bộ hình thành và phát triển đầy đủ. Nhưng nay, khi cơ cấu giấc ngủ bị rối loạn, não bộ trẻ em không còn cơ hội để phát triển nữa. Các trung tâm thần kinh không được phát triển toàn diện theo đúng nghĩa của nó.
Xem có nên cho trẻ em uống cà phê
trẻ em có nên uống cà phê không
trẻ con có nên uống cafe
có nên cho trẻ em uống cà phê
trẻ em có được uống cafe
cho trẻ uống cà phê
bé uống cà phê
trẻ em có được uống cà phê