Nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm nếu cho bé uống xen kẽ 2 loại sữa có tốt không? Benconmoingay.net đã tổng hợp rất nhiều ý kiến bổ ích từ các chuyên gia để chia sẻ với bố mẹ.
Nếu mẹ cho bé uống xen kẽ 2 loại sữa có tốt không?
Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức giành cho trẻ nhỏ. Thế nhưng, tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Thế nhưng, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn “gom” hết các ưu điểm của các loại sữa, hoặc vì sự quân bình tính chất phân của trẻ, hoặc vì kinh tế… Những quan điểm này vẫn có thể ổn nếu bà mẹ chia cữ cho trẻ bú hợp lý (xen kẽ, hoặc sáng – chiều …). Tuy nhiên, tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình hoặc cho trẻ uống cùng lúc 2 loại sữa (pha riêng) vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau nên nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Cho bé uống xen kẽ 2 loại sữa có tốt không
1/ bao lâu thì nên đổi sữa cho bé
Trong một vài trường hợp, mẹ bắt buộc phải đổi loại sữa mới cho bé. Đó là khi trẻ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người…điều đó trứng tỏ bé đang bị dị ứng với loại sữa đang dùng. Trước tình huống này, mẹ nên đổi cho con uống loại sữa khá, tuy nhiên cần nhớ phải cho con uống đúng loại sữa dành cho độ tuổi của bé. Các mẹ lưu ý mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất. Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong thời gian dài mà mẹ không thấy có một chút hiệu quả nào, mẹ cũng nên tính đến chuyện đối sữa cho bé. Mẹ nên chọn cho con những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng. Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác của trẻ.
Quyết định đổi sữa cho con cần cân nhắc nhiều mặt: tuổi, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý, sự dung nạp và thích ứng của cơ thể trẻ với những loại sữa khác nhau. Chọn loại sữa nào đều không ra ngoài mục đích cuối cùng là thỏa mãn và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ở trẻ em, cần tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, trí thông minh, tăng cao mà không tăng cân nhiều,… Tuy nhiên, để hiểu cho đúng và có kiến thức trong từng quyết định, website Sữa bột đưa ra những tư vấn cho bạn như sau:
– Cần phù hợp độ tuổi của trẻ: Trẻ dưới sáu tháng chỉ nên dùng sữa công thức 1, nếu muốn đổi sữa (vì bé bú ít, không lên cân hay táo bón nhiều, ọc sữa nhiều, đi tiêu phân không tốt…) thì phải đổi sang nhãn hiệu sữa khác nhưng vẫn phải thuộc nhóm công thức 1, vì chức năng thận còn non yếu của trẻ chỉ phù hợp với lượng chất đạm trong sữa công thức 1. Trẻ bắt đầu tròn sáu tháng thì phải đổi sang sữa công thức 2 của cùng nhãn hàng của loại sữa đã sử dụng trước đó, vì lúc này chức năng thận của trẻ tốt hơn nhiều và thích nghi được với sữa công thức 2 giàu đạm hơn, tương ứng với nhu cầu đạm gia tăng ở trẻ lớn. Trẻ trên một tuổi có thể dùng nhiều loại sữa trong ngày, có thể dùng sữa tươi… Nếu cần thiết, có thể thay đổi tuỳ theo khẩu vị, ý thích trẻ, hoàn cảnh gia đình,…
– Đừng quá e ngại đổi sữa khi cần thiết: Với trẻ lớn, khi bú sữa bị tiêu chảy hay táo bón thường xuyên, phân xấu, bú quá ít, không lên cân…, chỉ cần chọn một loại sữa phù hợp tuổi, nhãn hiệu tin cậy, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp với kinh tế gia đình. Sau đó cho bé uống thử, theo dõi tiêu hoá hấp thu và sự phát triển của bé để xác định sự phù hợp.
Có thể đổi sữa mới ngay lập tức mà không cần giai đoạn chuyển tiếp: nếu trẻ vẫn thích nghi được, uống sữa mới bình thường giống như sữa trước đó, đạt mục tiêu tăng cân, tăng cao tốt…, việc đổi sữa khi đó thành công. Trong trường hợp bé bú hay uống ít hơn, rối loạn tiêu hoá, không tăng cân,… thì cần có giai đoạn chuyển tiếp: tiếp tục uống sữa cũ nhưng bớt đi một cữ mà thay bằng một bữa bú sữa mới, sau đó mỗi 5 – 7 ngày, thay thêm một bữa bú sữa cũ bằng sữa mới cho đến khi có thể thay thế hoàn toàn, để cơ thể có thời gian thích nghi dần.
Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không. Và một điều rất quan trọng, cần biết rõ những trục trặc của trẻ là do sữa hay do thiếu uống nước, do thức ăn đặc không phù hợp, cơ thể trẻ dị ứng, không dung nạp… Nếu đã thay đổi hai, ba loại sữa mà vẫn không đạt mục tiêu mong muốn thì hãy nghĩ đến rắc rối không phải do sữa mà do nguyên nhân khác. Trường hợp gặp khó khăn khi chọn sữa hoặc đổi sữa, có thể đến tư vấn ở các bác sĩ dinh dưỡng.
2/ trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị nôn phải làm sao?
Ở trẻ sơ sinh, trường hợp trẻ bị nôn trớ sau ăn chiếm tỷ lệ từ 20-50% và thường tự khỏi khi bé đã đặt tầm 6 – 12 tháng tuổi. Nôn trớ còn hay gặp trong một vài trường hợp khác nhau của trẻ nhỏ. Nôn trớ làm rối loạn chất điện giải và nước, gây tổn hại đến sức khỏe trẻ, vì vậy, nếu hiện tượng này xảy ra nhiều và thường xuyên ba mẹ cần cho trẻ đi khám, tìm nguyên nhân và được xử trí kịp thời.
Do dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang nên rất dễ bị nôn và trớ sữa. Đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của trẻ nhỏ dưới 6 tháng. Trẻ thường nôn sau khi bú sữa mẹ do đó để hạn chế, các mẹ nên bế vác trẻ sau khi bú khoảng 15 phút. Sau đây các bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đúng cách.
Trẻ bị trớ ngay sau khi ăn có thể do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, bé hay bị ho kéo dài, có thể chế độ dinh dưỡng của bé chưa được ba mẹ trú trọng. Có một vài cách khắc phục như sau:
- Không nên ép trẻ ăn. Chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2h, tối đa là 4-5h (tùy thuộc vào khả năng ăn cũng như khả năng hấp thụ của mỗi bé). Ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít cũng là phương pháp chống nôn trớ hiệu quả, tuy nhiên cách này sẽ khá vất vả cho người chăm bé.
- Đối với bé bú mẹ: Nên cho bú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược.
- Không nên cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai. Bú lâu bé cũng sẽ bị mệt.
- Có thể cho cháu uống thêm kẽm, tuy nhiên bạn nên thăm khám bác sĩ trước nếu muốn cho con mình dùng thuốc, vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân nôn trớ và biếng ăn của trẻ.
- Nên tập cho trẻ em biết ăn hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ. Có thể xay các loại hoa quả ngọt như na, nhãn, xoài, chuối… trộn vào sữa chua cho trẻ ăn.
3/ nên cho bé uống sữa công thức đến mấy tuổi
Ở Pháp nói riêng và ở nước ngoài nói chung, thường ngưng cho trẻ uống sữa công thức bắt đầu từ khi con tròn 1 tuổi. Bởi vì theo các bác sỹ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng ở bên này cho biết thì thời điểm này bé không cần phải uống sữa công thức nữa. Lý do là sữa tươi có hàm lượng canxi cao hơn, còn uống sữa công thức thì con sẽ dễ có nguy cơ béo phì hơn.
Nhiều mẹ cho rằng, chỉ mỗi sữa bột mới cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé và loại bỏ sữa tươi ra khỏi thực đơn của con. Thậm chí có người còn cho rằng sữa tươi không có chất gì, chỉ uống thay nước lọc. Thực ra, sữa tươi có nhiều hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé, chứa nhiều canxi giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Vì vậy mẹ hãy bổ sung sữa tươi vào thực đơn cho con, hoặc mẹ có thể cho bé dùng song song với sữa bột. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, chỉ nên cho bé uống sữa tươi khi con tròn 1 tuổi.
Cho bé uống xen kẽ 2 loại sữa có tốt không?
Với những ảnh hưởng không tốt cho bé, mẹ không nên cho bé uống xen kẽ 2 loại sữa nhé. Mẹ cũng cần thêm thông tin về sữa cho bé thì tham khảo thêm các bài:
co nen cho tre uong xen ke 2 loai sua, có nên cho trẻ uống nhiều loại sữa cùng lúc, cho be uong xen ke 2 loai sua, cách đổi sữa cho trẻ sơ sinh, nên cho trẻ uống sữa gì để tăng cân, sữa bột việt nam loại nào tốt, sữa karicare, ba bau co nen uong 2 loai sua cung luc