Bảng đo chiều dài xương đùi thai nhi 2017: với các mẹ mới lần đầu mang thai chưa có nhiều kinh nghiệm thường không biết đâu là chuẩn phất triển của bé, ví dụ như chiều dài xương đùi thai nhi 11 14 32 38 tuàn ngắn có sao không? Bao nhiêu cm là chuẩn nhất hiện nay?
I/ chiều dài xương đùi thai nhi bao nhiêu là chuẩn?
Như đã đề cập ở trên, nếu các mẹ không xác định được chiều dài xương đùi của thai nhi thời điểm hiện tại thi có thể xem qua kết quả xét nghiệm thai nhi theo tuần thai của mình rồi so sánh với bảng đo chuẩn bên dưới (thường chung các thông số của bảng đo chiều dài xương mũi thai nhi)
Một số thắc mắc được các mẹ quan tâm nhiều về các chỉ số xét nghiệm liên quan đến độ dài xương đùi của thai xem bé có bị các biến chứng xấu, hội chứng Down (trisomy 21) ..v…v.. hay không:
- Mình đi siêu âm về thấy BS ghi trong giấy siêu âm của mình là chiều dài xương đùi là 64, mà mình thấy mấy người cùng SA với mình toàn là 69. Mình thấy lo quá, có phải tại mình ăn ít cua và tôm không nhỉ. Ở nhà mình không ai ăn cua và tôm cả, nên khi nào mình mua về thì ăn còn không thì thôi. Tại mình đi làm bận quá, trưa về thật trưa tối thì thật tối nên chẳng chợ bú gì được. Con mà lùn thì chắc mình ân hận quá. Có ai hiểu về CDXĐ không? nói giúp mình với. MÌnh đang lo
- Mình vừa đi siêu âm về, hôm nay là 38 tuần 5 ngày, thì CDXD là 72 như thế thì có hy vọng em bé sẽ cao không?tất nhiên là còn phụ thuộc vào gien, giống của Ba mẹ, và chế độ ăn uống, nhưng mình muốn biết thêm thông tin về chỉ số này có liên quan gì không?
- Chương trình cho em hỏi em mang thai được 14 tuần 4 ngày với các chỉ số đầu mông là 88 mm, đường kính lưỡng đỉnh là 29 mm, chiều dài xương đùi là 10 mm, cân nặng 107 gram. Em có xem bảng chỉ số chuẩn thai nhi theo tuần thì thấy các chỉ số của em đều đạt và vượt, chỉ riêng chỉ số chiều dài xương đùi là thấp rất nhiều so với tiêu chuẩn ( em xem ở tuần thứ 14 chỉ số chiều dài xương đùi là khoảng từ 13 đến 15 mm mà của em chỉ có 10). Em có tìm hiểu thông tin về chiều dài xương đùi được biết chiều dài xương đùi ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng của thai nhi, nhất là tình trạng về xương và các bệnh lý như bệnh down hay xương không phát triển. Em đang rất lo về tình trạng của em bé, mong chương trình có thể cho em biết thông tin các chỉ số của em như vậy có ảnh hưởng gì không ạ?
- Chào bác sĩ, ngày 12/11/2015 em mới khám thai ở BV Từ Dũ. Thai được 33-34 tuần. Kết quả siêu âm ĐKLĐ: 85mm, chu vi đầu: 290mm, CDXĐ: 58mm, ĐKNB: 80mm, CVB: 262mm, ước lượng cân nặng thai nhi # 1700gram (4%). Kết luận CDXĐ và cân nặng < bách phân vị thứ 5 so với tuổi thai. Bác sĩ cho em hỏi như vậy thai của em có nhỏ quá không? Chiều dài xương đùi của bé có ngắn quá không và làm cách nào để cải thiện được cân nặng và chiều dài xương đùi cho bé ạ?
Dựa vào độ dài xương đùi thai nhi, mẹ sẽ có thể biết bé có phát triển bình thường hay không. Đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng để chào đón thai nhi.
Một số mẹ khác thì sẽ lo lắng khi chiều dài xương đùi thai nhi ngắn và lo sợ con sẽ bị dị tật chân tay như chân tay ngắn, khèo tay hoặc bệnh down chẳng hạn. Thực ra lo lắng này không hẳn không có cơ sở.
Theo các bác sĩ, xương đùi ngắn được xem là một dấu hiệu làm tăng từ 2-3 lần hội chứng Down. Tuy nhiên, chiều dài xương đùi ngắn chỉ là một dấu hiệu mềm, nghĩa là có nguy cơ làm tăng chứ hoàn toàn không có nghĩa, bất kỳ em bé nào chiều dài xương đùi ngắn cũng đều bị down.
Chiều dài xương đùi ngắn không hẳn là một bất thường về mặt cấu trúc và nó còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền của mỗi cá nhân. Thông thường, để đánh giá nguy cơ bệnh Down, bác sĩ sẽ phải đo khoảng dày da gáy, tiền sử bệnh tật của mẹ, tiền sử trước đây của thai nhi,…
Ngoài ra, để xác định xương đùi bé có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương và nhiều thông số khác để đánh giá. Do đó, nếu mẹ thấy băn khoăn khi chiều dài xương đùi của bé ngắn, mẹ nên nói với bác sĩ để được làm thêm các xét nghiệm.
1/ sống trong môi trường không tốt
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nếu mẹ bầu sống ở môi trường ô nhiễm sẽ có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia Mỹ đã kiểm tra những mẹ bầu sống trong không khí khói bụi trong vòng 48 tiếng và những mẹ sống trong bầu không khí trong lành.
Kết quả cho thấy, các trường hợp sống trong môi trường bị ô nhiễm, cân nặng của em bé khi chào đời sẽ giảm 9% và chỉ số vòng đầu cũng giảm 2%. Ngược lại, nhóm mẹ bầu được hít thở bầu không khí trong lành, chiều cao và cân nặng của thai nhi không có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ môi trường sống luôn có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ.
Vì thế, mẹ bầu nên chú ý đến việc vệ sinh môi trường sinh hoạt và tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Bạn nên tránh xa khói thuốc, đóng kín cửa sổ và cửa chính vào giờ cao điểm, thường xuyên vệ sinh cá nhân và sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.
2/ chế độ dinh dưỡng khi mang thai & sau khi sinh
Theo như các mẹ đã biết, khi bé yêu đang nằm “tận hưởng” trong bụng, bạn chính là người duy nhất có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho con. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò rất quan trọng đến việc phát triển chiều cao và trọng lượng của bé trong tương lai. Để cải thiện số đo chiều dài xương đùi thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, can-xi, chất đạm, i-ốt, sắt, a-xít folic, các a-xít béo không no (DHA, ARA)… trong suốt giai đoạn mang thai và sau khi sinh.
3/ Những thói quen xấu khi mang thai:
Những quan niệm sai lầm của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cũng gây ra tác động tiêu cực đến chiều cao của con yêu. Chẳng hạn như một số mẹ quá chú trọng lượng đạm trong thực đơn hàng ngày nhưng lại “ngó lơ” sữa và những thực phẩm giàu can-xi. Có mẹ lại “thiên vị” các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, đường. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ mà còn tác động đến sự phát triển hệ xương của thai nhi.
Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé cưng. Bầu nên hạn chế nhé!
Tóm lại, chiều dài xương đùi thai nhi ngắn không hẳn là một bất thường cấu trúc mà có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Mẹ không cần quá lo lắng. Chiều cao của trẻ vẫn có thể cải thiện nếu có chế độ dinh dưỡng cũng như bài tập hợp lý sau khi sinh.
4/ yếu tố di truyền chiều cao ảnh hưởng xương dui thai nhi
Di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi, thường chiếm khoảng 23%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ông bà hay cha mẹ không sở hữu chiều cao chuẩn, bé cưng cũng sẽ sở hữu chiều cao “khiêm tốn”.
Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì bên cạnh yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng giúp cải thiện chiều cao của con.
Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ dinh dưỡng có tác động trực tiếp khoảng 32% đến sự tăng trưởng về thể chất và tầm vóc của các thiên thần nhỏ. Vì thế, nếu gia đình không sở hữu chiều cao như mơ ước, bạn có thể bù lại cho con yêu bằng một chế độ dinh dưỡng tuyệt vời đi kèm các bài tập vận động cơ thể.
II/ bảng tiêu chuẩn thai nhi theo từng tuần
Lưu ý là dù các mẹ đang ở tuần thai thứ bao nhiêu đi nữa cũng sẽ có các thông số cụ thể sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi dựa vào các tiêu chuẩn được WHO đưa ra trước đây. Bảng bên dưới các mẹ có thể so sánh với kết quả khám thai đinh kỳ của mình theo từng tuần thai cụ thể để biết xương đùi thai nhi tuần 16, 17, 22, 37 hay 38 tuần phải đạt chỉ số bao nhiêu mm mới là chuẩn.
II/ tháng cuối thai nhi phát triển như thế nào
Nếu các mẹ nào đang mang thai ở tuần thai tháng cuối cùng thì nên tham khảo thông tin chi tiết của 3 tuần cuối được nêu ra cụ thể như bên dưới
1/ thai nhi 38 tuần tuổi phát triển như thế nào
ví dụ bảng chỉ số thai nhi tuần 38 đươc liệt kê chi tiết bên dưới sẽ giúp các mẹ không chỉ biết chi tiết về sự phát triển của bé theo từng thời điểm cả chỉ số xương đùi, thai 38 tuần đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu, chu vi bụng thai nhi lớn hay nhỏ hay thậm chỉ là thai 38 tuần cân nặng bao nhiêu là chuẩn:
Tuổi thai.Đơn vị: Tuần | Đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter – BPD). Đơn vị: mm | Chiều dài xương đùi (Femur length – FL) . Đơn vị: mm | Chu vi bụng (Abdomimal cirumference – AC) Đơn vị: mm | Chu vi đầu (Head cirumference – HC) Đơn vị: mm | Cân nặng thai nhi ước tính ( Estimated Fetal Weight – EFW). Đơn vị: gram |
38+0 | 86-98; trung bình 92 | 67-81; trung bình 71 | 302-317; trung bình 336 | 319-358; trung bình 338 | 2686-3786; trung bình 3236 |
38+1 | như trên | như trên | 301-377; trung bình 338 | 320-359; trung bình 339 | 2710-3819; trung bình 3264 |
38+2 | như trên | như trên | 300-381; trung bình 340 | 320-359; trung bình 339 | 2733-3853; trung bình 3293 |
38+3 | như trên | như trên | 299-386; trung bình 342 | 320-360; trung bình 340 | 2757-3886; trung bình 3321 |
38+4 | 87-99; trung bình 93 | 68-82; trung bình 72 | 298-390; trung bình 344 | 321-3160; trung bình 340 | 2780-3919; trung bình 3350 |
38+5 | như trên | như trên | 297-395; trung bình 346 | 321-361; trung bình 341 | 2804-3952; trung bình 3378 |
38+6 | như trên | như trên | 296-400; trung bình 348 | 322-361; trung bình 341 | 2827-3986; trung bình 3407 |
Chỉ số trên mang ý nghĩa & được hiểu như thế nào:
- Tuổi thai (38+0): Thai 38 tuần tuổi. BPD trong giới hạn 86-98mm, trung bình là 92mm. Các chỉ số như FL, AC, HC và EFW tương tự.
- Tuổi thai (38+1): Thai 38 tuần một ngày
- Tuổi thai (38+2): Thai 38 tuần hai ngày
1.1/ những điều cần lưu ý khi mang thai tuần 38
Nếu đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn giới hạn cho phép, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho mẹ bầu về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.
Sự phát triển bào thai: Chu vi vòng đầu và vòng bụng của bé có cùng kích thước. Mẹ có thể cảm nhận được khá nhiều cơn co thắt.
Do bé đã “tọt” xuống xương chậu của mẹ nên khó mà thay đổi tư thế được lúc này. Tuần này, bé vẫn có thể tiếp tục tăng trọng lượng.
2/ sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 39
Tương tự các chỉ số mà các mẹ quan tâm về sự phát triển của bé trong tháng cuối cùng từ tuần thai thứu 38, ở tuần thai thứu 39 này cũng có các con số tiêu chuẩn thể hiện sự phát triển của bé đang ở mức độ bình thường hay không với các thông số liên quan đến đường lưỡng đỉnh, chu vi bụng, xuong dui thai nhi 39 tuan..v..v…
Tuổi thai.Đơn vị: Tuần | Đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter – BPD). Đơn vị: mm | Chiều dài xương đùi (Femur length – FL) . Đơn vị: mm | Chu vi bụng (Abdomimal cirumference – AC) Đơn vị: mm | Chu vi đầu (Head cirumference – HC) Đơn vị: mm | Cân nặng thai nhi ước tính ( Estimated Fetal Weight – EFW). Đơn vị: gram |
39+0 | 87-99; trung bình 93 | 68-82; trung bình 73 | 295-405; trung bình 350 | 322-362; trung bình 342 | 2851-4019; trung bình 3435 |
39+1 | như trên | như trên | 301-405; trung bình 353 | 323-363; trung bình 343 | 2873-4050; trung bình 3461 |
39+2 | như trên | 69-83; trung bình 73 | 305-405; trung bình 355 | như trên | 2895-4080; trung bình 3488 |
39+3 | như trên | như trên | 309-405; trung bình 357 | 324-364; trung bình 344 | 2917-4111; trung bình 3514 |
39+4 | 88-100; trung bình 94 | 69-83; trung bình 74 | 314-404; trung bình 359 | như trên | 2938-4142; trung bình 3540 |
39+5 | như trên | như trên | 319-404; trung bình 361 | 325-365; trung bình 345 | 2960-4173; trung bình 3566 |
39+6 | như trên | 70-84; trung bình 74 | 323-404; trung bình 364 | như trên | 2982-4203; trung bình 3593 |
Những chỉ số về sự phát triển thai nhiw tuần 39 như trên mang ý nghĩa & được hiểu như thế nào:
- Tuổi thai (39+0): Thai 39 tuần tuổi. BPD trong giới hạn 87-99mm, trung bình là 93mm. Các chỉ số như FL, AC, HC và EFW tương tự.
- Tuổi thai (39+1): Thai 39 tuần một ngày.
- Tuổi thai (39+2): Thai 39 tuần hai ngày.
2.1/ những lưu ý khi mang thai tuần 39
Nếu đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn giới hạn cho phép, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho mẹ bầu về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.
Sự phát triển bào thai: Khoảng 15% trọng lượng cơ thể bé là chất béo. Mẹ có ít nước ối hơn và có thể bị cạn ối. Nhau thai kém đi chức năng và có thể đang bị lão hóa.
Phân su (chất dính màu xanh đen) đang tích tụ trong ruột của bé. Đây cũng là dạng phân mà bé đi tiêu lần đầu sau khi chào đời.
3/ chỉ số của thai nhi 40 tuần tuổi
Tuổi thai.Đơn vị: Tuần | Đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter – BPD). Đơn vị: mm | Chiều dài xương đùi (Femur length – FL) . Đơn vị: mm | Chu vi bụng (Abdomimal cirumference – AC) Đơn vị: mm | Chu vi đầu (Head cirumference – HC) Đơn vị: mm | Cân nặng thai nhi ước tính ( Estimated Fetal Weight – EFW). Đơn vị: gram |
40+0 | 88-100; trung bình 94 | 70-84; trung bình 74 | 328-404; trung bình 366 | 326-366; trung bình 346 | 3004-4234; trung bình 3619 |
Giải thích:
– Tuổi thai (40+0): Thai 40 tuần tuổi. BPD trong giới hạn 88-100mm, trung bình là 94mm. Các chỉ số như FL, AC, HC và EFW tương tự.
3.1/ lưu ý đối với trẻ sơ sinh quan trọng mẹ cần biết:
Sự phát triển của bào thai: Khi chào đời, chu vi vòng bụng của bé có thể lớn hơn vòng đầu. Bé có khoảng 206 xương (nhiều hơn người trưởng thành) vì một số xương này sẽ từ từ nối lại với nhau.
Như vậy, các mẹ đã có thể hiểu được về xương đùi thai nhi ngắn có sao không cũng như là tại xương đùi thai nhi ngắn với các thông số phất triển cụ thể qua từng tuần, không chỉ vậy các mẹ còn biết được cân nặng của em bé trong bụng mình qua các xét nghiệm thai có đang chuẩn hay không. Nếu bác sĩ kết luận bé thiếu canxi (ảnh hưởng đến xương & sự páht triển xương đùi thai nhi) các mẹ nên hỏi kỹ về các phương pháp, chế độ ăn sao cho tốt nhất để bổ sung kịp thời.