Dựa vào bảng đo theo từng tuần thai mới các mẹ sẽ biết chiều dài xương đùi thai nhi bao nhiêu là chuẩn khi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, thai có phát triển bình thường hay sẽ có các nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh nào nguy hiểm.
Trước tiên các mẹ cần biết cần làm các xét nghiệm gì liên quan đến thai nhi các tuần đầu mới mang thai, các loại xét nghiệm từng nghe qua như Duple Test, Triple test hay sàng lọc trước sinh..v..v.. vậy xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì & có các thông tin quan trọng gì về thai nhi.
I/ Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì?
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là các xét nghiệm được thực hiện với bà mẹ mang thai để có thể pát hiện sớm các nguy cơ dị tật bẩm sinh mà thai nhi có thể mắc phải.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh còn được gọi là Triple test, là một xét nghiệm giúp cho chúng ta có thể đánh giá nguy cơ mang thai và mắc hội chứng Down, Edward hay dị tật ống thần kinh của thai kỳ qúy 2. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện bằng cách đo lượng AFpP, β-hCG ,và estriol không liên hợp uE3 còn được gọi là estriol tự do trong máu thai phụ. Sau đó được tính toán cùng với cân nặng, chiều cao của mẹ, và độ tuổi của thai nhi,…
- AFP được sản xuất từ túi noãn hoàng, các tế bào gan chưa biệt hóa và đường tiêu hóa của thai.
- β-hCG là một glycoprotein được sản xuất bởi bào thai giai đoạn sớm và sau đó bởi lớp hợp bào lá nuôi của nhau thai.
- uE3 là hormone estriol dạng tự do, được sản xuất từ gan và nhau thai của thai.
Nhờ vào một phần mềm chuyên dụng có thể đánh giá được các hội chứng Down, Edward. Các chất hóa sinh được sản xuất một cách bình thường và có thể xuất hiện trong máu của mẹ trong quá trình phát triển của thai. Trong quá trình xét nghiệm trước sinh thai có sự lệch bội lẻ nhiễm sắc thể, nồng độ các thông số này sẽ thay đổi trong máu của mẹ và việc chuẩn đoán chúng trong máu của người mẹ thì kết quả của xét nghiệm có thể giúp chúng ta đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
1/ khi nào nên xét nghiệm sàng lọc trước sinh?
Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường được thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh.
2/có cần thiết phải sàng lọc trước sinh?
Trong một số trường hợp, xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ cần thiết và được khuyến khích bởi các chuyên gia. Một cuộc thảo luận cởi mở và chân thành với bác sỹ của bạn sẽ giúp trả lời các câu hỏi của bạn về việc sàng lọc trước sinh và những lựa chọn nào phù hợp với bạn.
Bạn cần hỏi về những nguy cơ tiềm ẩn mà các xét nghiệm này có thể mang tới. Những tác dụng phụ có thể kể đến là nhiễm trùng, chảy máu nhau thai và thậm chí sảy thai. Như vậy, bạn cần nắm rõ những nguy cơ có thể xảy ra, xem mình có bất kỳ điều kiện nào làm gia tăng nguy hiểm khi tiến hành xét nghiệm hay không.
Không phải bất cứ xét nghiệm nào cũng cho bạn những thông tin mong đợi. Nếu kết quả không thể chỉ rõ được vấn đề chi tiết mà bạn quan tâm thì có thể bỏ qua.
Một vấn đề nữa mà bạn cần lưu tâm là tính chính xác của xét nghiệm. Những chỉ báo không hẳn sẽ cho bạn biết chính xác sự hiện diện hay vắng mặt của bệnh. Ví dụ, một xét nghiệm có thể chỉ ra rằng bé có nguy cơ bị Down, nhưng không thể nói rõ mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và hỏi bác sỹ xem liệu mình có thể chọn lựa những loại xét nghiệm hay kiểm tra mang đến ít nguy cơ hơn.
II/ Chiều dài xương đùi thai nhi bao nhiêu là chuẩn?
bảng tính trọng lượng thai nhi theo tuần tuổi
Hướng dẫn cách tính tuổi thai như thế nào là chính xác nhất?
1/ tính tuổi thai theo chiều dài xương đùi
Dựa theo chiều dài xương đùi (FL: Femur Length)
- FL(Cm) = 2 Tuổi thai(tuần) = (5×2) +6
- FL(Cm) = 3 Tuổi thai(tuần) = (5×3) +4
- FL(Cm) = 4 Tuổi thai(tuần) = (5×4) +3
- FL(Cm) = 5 Tuổi thai(tuần) = (5×5) +2
- FL(Cm) = 6 Tuổi thai(tuần) = (5×6) +1
- FL(Cm) = 7/8 Tuổi thai(tuần) = (5×7/8 )
2/ cách tính tuổi thai theo chiều dài đầu mông
Qua siêu âm đo chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length)
Công thức: Tuổi thai (tuần) = CRL (cm) + 6,5
Ví dụ: chiều dài đầu mông 3,5cm tuổi thai sẽ là: 3,5 + 6,5 = 10 (tuần).
3/ cách tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh
Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter)
Công thức tính tuổi thai theo bảng sau:
- BPD (cm) = 2 Tuổi thai (tuần) = (4×2)+5
- BPD (cm) = 3 Tuổi thai (tuần) = (4×3)+3
- BPD (cm) = 4 Tuổi thai (tuần) = (4×2)+2
- BPD (cm) = 5 Tuổi thai (tuần) = (4×1)+1
- BPD (cm) = 6/7/8/9 Tuổi thai (tuần) = (4×6/7/8/9)
4/ xác định tuổi thai bằng siêu âm
1. Dựa số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:
Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg.
2. Hoặc theo công thức sau:
Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
3. Dựa theo đường kính ngang bụng (TAD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:
Trọng lượng (gam) = 7971TAD (mm) – 4995
Ví dụ: TAD = 100mm, thai nhi cân nặng: 7971 – 4995 = 2976g.
4. Dựa cả 3 số đo (mm) lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL), trọng lượng thai nhi (Pgam), tính theo công thức:
Pg = 13,54BPD + 42,32TAD + 30,53FL – 4213,37