Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi không gây đe doạ trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ vòm mũi họng ở trẻ em, gây ra tình trạng thể trạng yếu, suy dinh dưỡng do thiếu oxy và biếng ăn.
Các nguyên nhân chảy máu cam ở người lớn
- Thiếu Vitamin C: a phần nguyên nhân là do sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu… tất cả những bất thường này làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu cam.
- Chảy máu cam do ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.
- Nhiễm khuẩn xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu thẫm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm khuẩn xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.
- Chảy máu cam do viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.
- Thường xuyên hắt xì hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.
- Khí hậu khô gây chảy máu mũi: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân lệch vách ngăn vì luồng không khí khi “đi” qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn, gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.
- Tăng huyết áp làm vỡ thành mạch máu mũi: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên gây chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, xuất huyết đáy..
- Do nóng trong người: uống nhiều rượu bia, ăn thức ăn đồ cay nóng.
Chảy máu cam ở người lớn có nguy hiểm không?
Chảy máu cam không thực sự đáng ngại khi nó rất ít khi xảy ra với bạn, số lượng máu chảy rất ít, nhanh hết. Tuy nhiên khi chảy máu cam thường xuyên xảy ra, kéo dài trong nhiều phút thì đó có thể là dấu hiệu không ổn về tình trạng sức khỏe của bạn.

Chảy máu cam ở người lớn có nguy hiểm không?
Chảy máu cam là một trong những biểu hiện của bệnh đi kèm với các dấu hiệu như: bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi.
Ngoài ra, chảy máu cam còn có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm khác như: bệnh về máu (bệnh bạch cầu, bệnh tiểu cầu), rối loạn các yếu tố đông máu. Xem Công thức máu của người bình thường
Chảy máu cam ở phía sau mũi rất hiếm gặp. Người cao tuổi thường bị hơn, máu tuôn ra từ phía sau của mũi và chảy xuống cổ họng. Lúc này bệnh nhân cần được đưa vào bệnh viện để bác sĩ nút mũi bằng một loại gạc đặc biệt. Thao tác này rất cần thiết khi bị chảy máu mũi, song bệnh nhận sẽ cảm thấy rất khó chịu nên thường được dùng thuốc giảm đau trong lúc băng bó. Nếu băng gạc không cầm được máu, bác sĩ sẽ phẫu thuật ngay.
U xơ vòm mũi họng: đây là một căn bệnh khá phổ biến ở lứa tuổi dậy thì nhưng thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tìm hiểu thêm tại wiki
Trong những trường hợp, bạn bị chảy máu cam thường xuyên, chảy nhiều trong thời gian dài thì các bạncần phải đi khám để tìm ra được nguyên nhân chữa bệnhkịp thời.
Phải làm gì khi bị chảy máu cam?
Để bệnh nhân ngồi thẳng lưng nhằm hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy.
Lưu ý: không ngả đầu bệnh nhân ra sau bởi ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng thì không được nuốt mà phải đẩy ra ngoài ngay lập tức.
Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi, giữ đầu ở mức cao hơn tim và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu.
Nếu chảy máu tái diễn, hãy hít mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi bạn, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin (Afrin, Dristan,…). Bóp chặt mũi để máu ngừng chảy
Để hạn chế tối đa hiện tượng chảy máu cam thì bạn nên tránh tiếp xúc với các chất độc hại hoặc các chất kích thích tác động vào mũi. Sử dụng khẩu trang sạch khi ra ngoài trời.Không cắt hết lông mũi để đảm bảo chức năng bảo vệ khoang mũi. Tránh ngoáy mũi Xì mũi đúng cách. Rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi để cải thiện lưu thông mũi.
Khi bị chảy máu cam nên ăn gì?
Những món ăn rất tốt cho người lướn bị chảy máu cam thường xuyên
- Chè đậu đen: đậu đen 100g, đường phèn 30g. Đậu đen xay thành bột, cho vào nồi thêm nước đun sôi trên lửa nhỏ, đậu đen chín cho đường phèn vào quấy đều, chè sôi lại là được. Bệnh nhân ăn ngày 1 lần. Cần ăn liền 5 ngày.
- Canh mướp: Mướp tươi 200g, rau ngót 50g, bạc hà tươi 4 – 5 lá, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Mướp bỏ vỏ thái miếng; rau ngót, bạc hà rửa sạch; thịt lợn băm nhỏ, ướp bột gia vị xào chín, cho nước vừa đủ đun sôi, cho mướp, rau ngót, bạc hà vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt vào. Ăn ngày 1 lần, có thể ăn với cơm. Cần ăn liền 5 ngày.
- Canh rau má: Rau má 100g, cỏ nhọ nồi 50g, tôm nõn 20g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Tôm nõn giã nhỏ, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, cho bột gia vị vào đun nôi. Rau ma, cỏ nhọ nôi rửa sạch, thái nhỏ cho vào nước tôm, canh sôi lại cho bột ngọt quấy đều là được. Bệnh nhân ăn ngày 1 lần, có thể ăn ngon với cơm. Cần ăn liền 3 ngày.
Chảy máu cam nên uống nước gì ?
Đây là các loại nước uống chữa chảy máu cam theo phương pháp dân gian rất hữu hiệu, có thể áp dụng chữa chảy máu mũi cho cả người lớn lẫn trẻ em.
- Nước ngó sen: Ngó sen 10g rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt vào lỗ mũi bị chảy máu. Cần nhỏ liền 3 ngày.
- Nước nhân lạc: nhân lạc tươi 60g. Chọn loại lạc còn non, bỏ vỏ lấy nhân còn cả vỏ the cho vào nồi cùng với nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, chia làm 2 lần trong ngày, cho bệnh nhân ăn lạc, uống nước. Cần ăn, uống liền 3 ngày.
- Củ cải trắng: 50g củ cải rửa sạch, giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Trước khi uống nhỏ 3 giọt nước củ cải vào mũi bên chảy máu. Cần làm liền 3 ngày.
- Nước rễ cỏ tranh: Rễ cỏ tranh 50g, đường phèn 20g. Rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch, giã nhỏ cho vào nồi thêm nước vừa đủ, đun sôi kỹ chắt lấy nước, cho đường phèn vào quấy tan đều chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3-5 ngày.
- Nước lá hẹ: Lá hẹ tươi 60g. Lá hẹ rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc, chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày. Nếu uống vào mùa đông, cần uống ấm.
- Nước vỏ quả dừa: Vỏ quả dừa 60g. Chọn loại dừa cho nước giải khát, vỏ còn xanh, cắt thành miếng cho vào nồi thêm nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3-5 ngày.
Từ khoá:
- chảy máu cam thường xuyên ở người lớn
- nguyên nhân chảy máu cam ở người lớn
- hiện tượng chảy máu cam ở người lớn
- chảy máu cam có nguy hiểm không
- bệnh chảy máu mũi ở người lớn