Cân nặng của bà bầu theo tuần theo biểu đồ tăng cân chuẩn cho bà bầu được tính từ tuần mang thai thứ 12 đến tuần thứ 40 của thai kỳ, mỗi giai đoạn lại có mức tăng cân khác nhau nên các mẹ bầu cần lưu ý kỹ để theo dõi nhằm tăng hay giảm lượng thức ăn bổ sung cần thiết.
Mang bầu tăng bao nhiêu cân là vừa

Cân nặng của bà bầu theo tuần theo biểu đồ tăng cân chuẩn
Thai phụ nên kiểm soát chặt chẽ việc tăng cân trong thai kỳ. Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 9 – 12 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng khoảng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4-5 kg và 3 tháng cuối là 5-6 kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.
- Khám thai định kỳ: Trong quá trình khám thai, thai phụ nên được theo dõi diễn biến cân nặng của mẹ, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.
- Kiểm soát chế độ ăn uống: Giảm ăn vặt, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, ăn có nhiều chất xơ, uống đủ nước và không quên tập thể dục nhẹ nhàng cho vừa sức. Việc tập thể dục cũng giúp cho việc sinh con sau này cũng trở nên dễ dàng hơn.
Cân nặng của bà bầu theo tuần
- Tuần lễ thứ 12: Ở tuần lễ thứ 12, hầu hết các mẹ bầu đã được khám thai từ 1- 3 lần, nếu mẹ bầu không bị ốm nghén hoặc việc ốm nghén không gây ảnh hưởng lớn, mẹ bầu đã có thể lên được 1,2kg, chiếm khoảng 10% tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai.
- Tuần lễ thứ 16: Trong tam cá nguyệt thứ 2, người mẹ có thể tăng khoảng 5-7kg, tức là 50-60% tổng số cân tăng trong thời gian mang thai. Số cân tăng trung bình ở tuần 16 là 2,5kg.Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn các mẹ bầu và cả em bé cùng tăng cân nhanh nhất. Dù vậy, các mẹ bầu cần tăng cân một cách lành mạnh bằng các loại thức ăn như rau, củ, quả, các loại thịt nạc…không ăn nhiều dầu mỡ hay các đồ ăn nhanh, đồ chiên xào.
- Tuần lễ thứ 20: Tuần lễ thứ 20 đánh dấu khoảng thời gian tăng cân khá đều đặn của mẹ. Trong tháng này bạn có thể lên được khoảng 0,5kg mỗi tuần. Bạn cần chú ý hơn vào chế độ ăn uống, các tuần kế tiếp đánh dấu thời kì phát triển tối đa của em bé và trọng lượng tối đa mà bạn có thể đạt đến. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến lúc này là 3kg.
- Tuần lễ thứ 24: Bạn có thể sẽ tiếp tục lên cân, khoảng 0,5kg/tuần. Tuy vậy, nếu lúc bắt đầu có thai bạn không lên cân thì bạn có thể tăng cân nhanh hơn thế. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến lúc này là 4,5kg.
- Tuần lễ thứ 28: Trong những tháng cuối này bạn có thể lên đến 4kg, chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Tổng tăng trọng chuẩn của người mẹ ở tuần thứ 28 là 9kg.
- Tuần lễ thứ 32: Vào cuối tháng này, sự tăng trọng của bạn bắt đầu giảm xuống mặc dù thai nhi tiếp tục phát triển rất nhanh. Bạn nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa nếu bạn đã tăng đủ cân mà vẫn tiếp tục lên cân nhanh. Tổng tăng trọng lý tưởng đến thời điểm này là 11kg.
- Tuần lễ thứ 36: Tốc độ lên cân giảm xuống và sẽ ngừng vào tuần lễ thứ 38. Nếu bạn lên cân dưới 13kg, bạn sẽ dễ trở về trọng lượng ban đầu của mình trước lúc mang thai. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến thời gian này là 12kg.
- Tuần lễ thứ 40: Trong 2 tuần lễ cuối, bạn có thể sụt một ít trọng lượng. Dấu hiệu này chứng tỏ đứa bé đã phát triển hoàn chỉnh và bạn có thể dự kiến là mình sẽ chuyển dạ trong vòng 10 ngày trở lại. Sự tăng trọng chuẩn của người mẹ vào tuần này giống như tuần 36.
Bà bầu tăng cân nhanh có nguy hiểm không?
Những tác động xấu khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều ảnh hưởng tới thai nhi được các bác sĩ khuyến cáo như là:
Thai phụ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy mẹ sẽ bị mệt mỏi, tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Hơn nữa, việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu.
Khi tăng cân quá mức trong thai kỳ sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, điều này cũng là trở ngại không nhỏ về thẩm mỹ làm cho thai phụ có thay đổi không tốt về ngoại hình như: da chùng không săn chắc, khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Những vết rạn da thường hình thành trong thời gian mang thai khi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Mô liên kết dưới da (được tạo bởi các sợi collagen và elastin, giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây và cuối cùng để lại các vết rạn chằng chịt trên da.
Thai nhi quá to dẫn đến sinh khó, các bé dễ bị chấn thương, đặc biệt khi sinh có trợ giúp (giác hút, phoóc-xép) như: gãy tay, gãy xương đòn.
Nếu bà bầu tăng cân nhanh phải làm sao?
Vậy, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh thì cần lưu ý:
- Khám thai định kỳ: Trong quá trình khám thai, thai phụ nên được theo dõi diễn biến cân nặng của mẹ, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.
- Kiểm soát chế độ ăn uống: Giảm ăn vặt, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, ăn có nhiều chất xơ, uống đủ nước và không quên tập thể dục nhẹ nhàng cho vừa sức. Việc tập thể dục cũng giúp cho việc sinh con sau này cũng trở nên dễ dàng hơn.
Từ khoá:
- bà bầu tăng cân nhanh ở tháng thứ mấy
- mang bầu tăng bao nhiêu cân là vừa
- mang bầu tăng bao nhiêu kg là đủ
- có bầu tăng bao nhiêu kg là đủ
- tăng bao nhiêu cân khi mang thai là đủ