Trong các dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp (trĩ nội & ngoại) thường đi kèm với cảm giác khó chịu ở hậu môn nhưng nếu để kết luận có bị bệnh hay không cần có các xét nghiệm y tế khác để xác định chính xác chứ không thể dựa vào cảm giác bình thường để đoán bệnh.
Table of Contents
Những cảm giác khó chịu ở hậu môn là bệnh gì?
Thường sẽ có các chứng bệnh iên quan đến hậu môn như là giun bò ra do lâu ngày không tẩy giun sán, nứt khe hậu môn chảy máu, ápxe hậu môn, trĩ nội, trĩ ngoại ..v..v…
Bệnh về giun sán gây ngứa hậu môn

Bệnh về giun sán gây ngứa hậu môn
Nếu có cảm giác nhột về đêm & có vật ngọ ngoạy thì gần như chắc chắn bệnh nhân mắc chứng giun sán, chỉ cần uống thuốc tẩy giun đúng thời điểm, định kỳ là có thể khỏi.
Ví dụ về bệnh giun kim. Giun kim là một loại giun nhỏ, sống chủ yếu ở đường tiêu hóa, giun kim cái thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng và vì vậy, mỗi lần đẻ trứng thì sẽ kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa, sưng tấy làm cho trẻ rất khó chịu.
- Giun kim trưởng thành gặp chủ yếu ở ruột non sau đó chúng xuống ruột già (đại tràng).
- Ở trong ruột người, giun kim đực và giun kim cái giao phối với nhau, sau khi giao phối giun đực chết, còn giun kim cái mang trứng đã thụ tinh ra rìa hậu môn để đẻ khoảng 4.000 – 200.000 trứng, sau khi đẻ trứng, giun cái sẽ chết.
- Trứng đẻ ra sau vài giờ, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì ấu trùng của giun kim cũng được hình thành tại các nếp nhăn của hậu môn.
Vì vậy, người có giun kim đang đẻ ở hậu môn rất dễ bị nhiễm lại (tái nhiễm), nhất là trẻ nhỏ do dùng tay gãi hậu môn rồi cầm vào đũa, bát, dụng cụ ăn, uống hoặc thức ăn, đồ uống hoặc mút tay. Cũng rất có thể ấu trùng giun kim đi ngược dòng trở lại đường ruột làm tái nhiễm giun kim cho trẻ. Ấu trùng giun kim sẽ phát triển thành giun kim trưởng thành trong ruột và tiếp tục gây bệnh.
nếu có các dấu hiệu sau sẽ là những căn bệnh khác
Dấu hiệu áp xe quanh hậu môn trực tràng
Áp-xe có triệu chứng là đau vùng hậu môn, sốt cao, sờ thấy có 1 khối sưng phồng đỏ nằm cạnh hậu môn. Còn trường hợp bị ò cạnh hậu môn, bệnh nhân sẽ thấy có một mụt nhọt nổi lên gây đau, sau đó vỡ ra chảy dịch máu mủ, có thể tái phát từng đợt.
Áp-xe là sự nhiễm trùng tụ mủ cạnh hậu môn. Đây là bệnh cấp tính và chủ yếu do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhầy ở hậu môn gây ra. Dường rò cạnh hậu môn có thể xảy ra khi ổ áp-xe phát triển mạnh, lan tỏa ra vùng mông, làm vỡ ra ngoài da.
Có đến 30% trường hợp các ổ áp xe có thể tái phát lại sau đó hoặc phát triển thành đường rò hậu môn. Lúc này để cắt bỏ đường rò thì phải phẫu thuật. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên tất cả đều phải tuân theo nguyên tắc chung là: cắt trọn đường rò, không để tái phát và không tổn thương cơ thắt.
Phẫu thuật cấp cứu dẫn lưu ổ mủ là phương pháp duy nhất để điều trị áp-xe cạnh hậu môn. Vết thương sau đó để hở, chăm sóc hằng ngày để vết thương tự lành.
xem thêm: xét nghiệm máu có thể phát hiện những bệnh gì?
Có thể là dấu hiệu của bệnh nứt hậu môn
Những vết rách ở niêm mạc ống hậu môn có thể xuất hiện khi người bệnh đi cầu táo bón, có phân cứng to hơn bình thường.
Triệu chứng của bệnh là đi cầu có cảm giác đau rát và có thể có máu dính phân. Thường các vết rách cấp tính này có thể tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp vết nứt cấp tính này có thể trở thành mãn tính biểu hiện thành vết loét do nguyên nhân vẫn còn lặp đi lặp lại. Bệnh nhân sẽ bị đau hậu môn kéo dài và sợ đi cầu do vết loét mãn tính gây ra.
Để điều trị bệnh nứt hậu môn, đầu tiên bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống cân đối để hạn chế táo bón bằng cách uống nước nhiều trong ngày (2,5 lít/ngày), ăn nhiều rau trái cây, tập thể dục đều đặn, đi cầu đúng giờ, tránh rặn khi đi cầu.
- Nên dùng nước ấm (37 độ C) pha loãng với muối (như nước biển) để ngâm trong 10 phút/ 1 lần, 3 lần/ ngày sau khi đi vệ sinh.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể cho dùng thêm một số thuốc chuyên biệt, tuy nhiên bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý thoa thuốc vào vùng hậu môn.
- Khi thực hiện các phương pháp trên sau khoảng một tuần thì vết nứt cấp tính sẽ khỏi được khoảng 90%. Tuy nhiên, cần phải thực hiện phẫu thuật trong ttrường hợp sử dụng các phương pháp trên nhưng vẫn thất bại hoặc cơn đau kéo dài.
- Phẫu thuật sẽ cắt 1 phần cơ vòng trong nhằm giảm áp cơ vòng giúp giảm đau và tăng lượng máu nuôi đến hậu môn giúp lành vết thương.
Những phụ nữ sau khi sinh, người béo phì hay có kèm theo trĩ ngoại là đối tượng dễ bị mắc bệnh này.
Muốn biết chắc chắn mình có bị trĩ nội hoặc ngoại hay không bệnh nhân cần đến bệnh viện tham khám một cách đầy đủ nhất. Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu sau đây của 02 loại bệnh Trĩ thì người bệnh có thể đoán được tình trạng bệnh của mình đang ở giai đoạn đầu:
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ ngoại
Người bệnh thường cảm thấy rát ngứa và ẩm ướt hậu môn, sau khi đi đại tiện hoặc hoạt động mạnh thì tình trạng nghiêm trọng hơn. Khi kiểm tra có thể thấy phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị xung huyết, sưng to, có một lượng nhỏ chất bài tiết đọng lại.
- Khi đại tiện: người bệnh có cảm giác đau, bức bí do không thể đi được. Đó là vì cơ vòng hậu môn đóng, gây ra sự co giật cơ, vì thế người bệnh không thể ngồi và đi lại được, nhiều người đã phải chịu đau trong vài ngày.
- Người mắc bệnh trĩ ngoại có cảm giác đau đớn rõ rêt: đôi khi có các triệu chứng trên toàn thân, đau đớn kể cả xảy ra khi vô tình tiếp xúc. Khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh các khối trĩ sẽ đột ngột lòi ra ngoài hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn bất thường, nhất là khi đại tiện hoặc vận động, khi xảy ra viêm nhiễm bề mặt da hậu môn bị loét, có mủ và hình thành rò hậu môn.
- Biểu hiện chảy máu: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ ngoại. Triệu chứng này thường rất âm thầm, người bệnh chỉ phát hiện khi thấy máu thấm ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đi đại tiện. Càng về sau máu chảy càng nhiều, có dạng tia, nhỏ giọt hoặc cục máu đông. Nếu để bệnh kéo dài không điều trị, người bệnh có thể bị thiếu máu nghiêm trọng
- Sa búi trĩ: Lúc đầu, sau mỗi lần đại tiện người bệnh sẽ thấy có một khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn và có thể tự tụt vào khi đại tiện xong. Càng về sau khối lồi đó càng to lên và không tự tụt vào sau khi đại tiện nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối lồi đó sẽ sa hẳn ra ngoài hậu môn.
Hậu môn sưng to, xung huyết
những triệu chứng của bệnh trĩ nội có thể nhận biết được
Trĩ nội gồm các búi trĩ nằm ở đoạn cuối trực tàng phía trên đường lược. Các búi trĩ mới hình thành khó phát hiện và phải nội soi mới nhìn thấy được.
Trĩ nội chia ra làm 4 giai đoạn và mỗi thứ bậc tương ứng với từng mức độ của bệnh trĩ, mức độ tăng dần từ 1- 4. Sau đây là những biểu hiện của bệnh trĩ nội trong 4 giai đoạn:
- Trĩ nội độ 1: Máu xuất hiện rất ít khi đại tiện nhưng bạn có thể phát hiện được các giọt máu bám trên giấy vệ sinh hoặc bề mặt phân. Giai đoạn này bệnh trĩ phát triển khá “thầm kín” nên búi trĩ còn nhỏ, không sa ra ngoài, không sờ thấy được.
- Trĩ nội độ 2: Các triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn. Bạn có thể sờ thấy búi trĩ. Mỗi khi đi đại tiện rặn mạnh bạn thấy búi trĩ lòi ra sau đó thì tự co vào. Lúc này, kích thước trĩ đã lớn hơn và máu chảy nhiều hơn trĩ nội ở cấp độ 1, máu chảy thành giọt, theo tia. Một vài triệu chứng khác như ngứa, rát quanh hậu môn cũng thường thấy ở giai đoạn này.
- Trĩ nội độ 3: Các búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi ngồi xổm, đại tiện nhưng không cần phải rặn, tuy nhiên bạn có thể dùng tay để đẩy những búi trĩ sa xuống này vào trong ống hậu môn.
- Trĩ nội độ 4: Máu chảy nhiều hơn, người bệnh dễ bị mất máu. Chỉ cần một tác động nhẹ lên ổ bụng như ho, đứng lên, ngồi xuống, đi lại nhanh… là trĩ có thể lòi ra. Búi trĩ lòi ra và không co lên, dùng tay đẩy vào cũng phải “bất lực”.
Còn có 1 triệu chứng khác liên quan đến bệnh trĩ con được gọi là bệnh trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh trĩ kết hợp giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, khi các búi trĩ bên trong ống hậu môn liên kết với các búi trĩ ngoài hậu môn tạo nên bệnh trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ hỗn hợp tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những khó chịu và phiền toái đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân.
Những thông tin trên được chia sẻ về một vài chứng bệnh liên quan đến hiện tượng biểu hiện có cảm giác khó chịu ở hậu môn mà một người có thể gặp phải. Để chắc chắn hơn về tình trạng của mình bênh nhân có thể đi khám sức khỏe tổng quá định kỳ hàng năm hoặc nếu tình trạng xảy ra thường xuyên nên đi thăm khám ở khoa tiết niệu tại các bệnh viện.
xem thêm: