Theo phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng của bộ y tế sẽ chỉ ra dấu hiệu của bệnh tay chân miệng & Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại nhà hiệu quả nhất cho các mẹ chưa có kinh nghiệm về điều này.
Bệnh tay chân miệng là gì
Trước khi tìm hiểu về những Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại nhà thì các mẹ cần biết rõ đây là bệnh gì, nguyên nhân ra sao và tư vấn của Các bác sĩ khám Nhi giỏi ở Tp.HCM cũng như là các Bác sĩ nhi khoa giỏi & phòng khám nhi chất lượng cao tại Hà Nội
Bệnh tay chân miệng tiếng Anh là: Hand – Foot – Mouth Disease hay còn được viết tắt bới các chữ đầu HFMD
Bệnh Tay Chân Miệng là một loại bệnh gây ra bởi Virus đường ruột lây từ người sang người qua 03 con đường chính là nước miếng (bọt) bởi đường tiêu hoá, hô hấp và qua phân của trẻ em bị bệnh.

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Biểu hiện triệu chứng một bé bị tay chân miệng với các nốt phỏng nước bên dưới da bàn chân gây đau rát.
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Có 02 con đường đưỡ xác định là nguyên nhân lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ em đó là:
- Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ; tiếp xúc với đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế… bị nhiễm vi rút.
- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ bbị nhiễm bệnh. Khả năng lay truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
Có 04 triệu chứng từ nhẹ nhất khởi phát cho đên nặng nhất mà bé biểu hiện khi bị bệnh tay chân miệng
- Giai đoạn 1: Các triệu chứng ban đầu cha me thường thấy ở trẻ là sốt, có thể kèm nôn mửa, tiêu chảy.
- Giai đoạn 2: Vào giai đoạn tiếp theo của bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu Các bóng nước ở miệng, ở lưỡi của trẻ diễn tiến nhanh, vỡ thành những vết loét trong miệng khiến trẻ ăn uống kém, tăng tiết nước bọt.
- Giai đoạn 3: Còn bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban. Những hồng ban ở lòng bàn chân, bàn tay thường rất nhỏ, khoảng 1-2mm, rất dễ bỏ sót nếu không chú ý kỹ. Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông gối của trẻ cũng xuất hiện các bóng nước từ 2-10 mm hình bầu dục. Bóng nước có thể lồi trên da hay ẩn dưới da, ấn thường không đau.
- Sau thời kỳ toàn phát nếu không có biến chứng, khoảng 7 ngày trẻ sẽ dần hết bệnh.
Do vậy dấu hiệu dễ nhận biết nhất để cha mẹ biết con mình có bị bệnh tay chân miệng hay không sẽ biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.
Biến chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh có nhữung biến chứng rất nguy hiểm và nặng nhất có thể gây tử vong cho trẻ nên cha mẹ cần lưu ý kỹ những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến bé như sau:
- Biến chứng về hô hấp: sẽ khiến trẻ thở nhanh, khó khăn.
- Biến chứng về tim mạch: sẽ khiến mạch của trẻ nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng sau đó tụt.
- Biến chứng về thần kinh: biến chứng này ở trẻ có những biểu hiện sau như vật vã, bứt rứt, hốt hoảng, li bì, ngủ gà, co giật, hôn mê; run chi, giật mình, rung giật khi ngủ, loạng choạng, rung giật nhãn cầu; yếu chi, liệt mặt…
Điều nguy hiểm là nếu các biến chứng không được phát hiện sớm để can thiệp kịp thời thì bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và gây tử vong có thể chỉ trong vòng 24 giờ, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có suy tuần hoàn, hô hấp.
Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại nhà
Do cho tới nay chưa có thuốc đặc trị chống lại bệnh Tay Chân Miệng – EV71, do đó để điều trị cho bé tại nhà thì cha mẹ cần lưu ý các biểu hiện lâm sàng nếu ở mức độ nhẹ thì có thể tự chưa ở nhà nhưng nếu có dấu hiện sốt cao, co giật thì phải đưa đến cơ sở y tế – Bệnh viện gần nhất để tránh trường hợp nguy hiểm cho bé.
Cách điều trị tại nhà chủ yếu làm giảm triệu chứng gây sốt, giữ vệ sinh cho bé. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian… và niêm mạc như zytee, kamistad… cho các vết loét.
Cha mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy cơ như sốt cao, li bì, nôn… để đưa trẻ đến cơ sở y tế. Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không. Đây là giai đoạn không có biến chứng có thể điều trị tại nhà các triệu chứng này: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào
- Các cơ sở y tế, phòng dịch phải phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp bị bệnh.
- Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.
- Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh TCM.
- Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trường mầm non
Cũng như các nơi công cộng khác, cha mẹ và thầyc ô giáo cần thực hiện nghiêm chỉnh các điều lưu ý sau để phòng bệnh tay chân miệng cho bé một cách tốt nhất
- Thường xuyên rửa sạch các dụng cụ, vật dụng và đồ chơi của trẻ bằng nước xà phòng, rồi khử trùng bằng dung dịch Cloramin B.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân: Các bà mẹ, các cô giáo, cô bảo mẫu trong nhà trẻ và các trường mẫu giáo phải rửa tay thường xuyên cho bản thân mình và cho trẻ sau mỗi lần thay quần áo, tả lót, sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước và sau khi ăn.
- Thực hiện nghiêm chỉnh 100% việc ăn chín, uống sôi.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh như hôn, dùng chung các vật dụng, đồ chơi…
- Cho trẻ nghỉ học và cách ly tại nhà một tuần khi mắc bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.
- Các khu vui chơi giải trí, các hồ bơi phải thực hiện nghiêm túc các qui định về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các hồ bơi phải thực hiện việc khử trùng nước theo đúng qui định hiện hành.
Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải đến báo ngay cho nhân viên y tế tại trường hoặc trạm y tế nơi cư trú để được chăm sóc chữa trị và được hướng dẫn các biện pháp cách ly phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay,vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Khi thấy trẻ sốt và có nốt phỏng nước ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng cần cho trẻ nghỉ học và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như sốt cao kéo dài, li bì, bỏ ăn, uống hoặc tình trạng của trẻ xấu đi cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.
Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng của bộ y tế
Theo phác đồ điều trị mới nhất về bệnh tay chân miệng của Bộ Y Tế sẽ chia nhỏ ra hơn giai đoạn cấp độ và điều trị triệt để hơn. Các biểu hiện bệnh của từng cấp độ cũng được chỉ ra một cách chi tiết hơn, giúp nhận biết tình trạng bệnh một cách dễ dàng hơn.
Xem cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại nhà
Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại nhà, Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng của bộ y tế, Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, Dấu hiệu triệu chứng bệnh tay chân miệng, Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng, cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, cách phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em, phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học, cách phòng bệnh tay chân miệng ở trường mầm non