Các món ăn ngày tết cho bé gợi ý cho mẹ thực đơn ngày tết cho bé 1 – 3 tuổi sẽ giúp mẹ giải đáp được câu hỏi cho bé ăn gì ngày tết vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng & bé vẫn có thể đi chơi cùng bố mẹ đến thăm họ hàng, bạn bè.
Thực đơn các món ăn ngày tết cho bé
Các mẹ ngoài việc chu toàn các nghi thức cúng kiếng, nấu ăn, dọn dẹp thì cũng không thể nào quên nhiệm vụ với các thiên thần của mình được. Nhất là trong những ngày tư ngày tết này thì do ham chơi nên các bé ham chơi không chịu ăn mà bé lười ăn hay ốm vặt nên vấn đề dinh dưỡng ngày tết cho con cũng là điều nhiều mẹ lo lắng.

Các món ăn ngày tết cho bé
Việc lên thực đơn ngày tết cho bé 1 – 3 tuổi chi tiết để các bé có thể ăn trong thời gian này vừa giúp mẹ tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con được đày đủ nhất.
Thông thường, vào dịp Tết, các loại thịt cá, bánh kẹo luôn được tích trữ sẵn trong nhà. Các thực phẩm này thường giàu đạm, giàu chất béo và đường. Trong khi đó, Tết đến nhiều cha mẹ để con thoải mái ăn uống khiến thói quen ăn uống của bé bị thay đổi sau Tết. Ăn uống không kiểm soát, không đúng giờ giấc khiến nhiều trẻ có nguy cơ béo phì hoặc ngược lại có thể bị sụt cân.
thực đơn ngày tết cho bé 2 tuổi, 3 tuổi
Cách chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé ngày tết không quá khó và mất thời gian nhiều nên các mẹ lưu ý các hướng dẫn sau để làm được nhiều mà lại tiết kiệm thời gian chế biến sau này nhé.
nguyên liệu nấu cháo cho bé
Đây là nguyên liệu quan trọng mẹ cần chuẩn bị đủ. Nếu bé ăn bột các mẹ có thể mua bột gạo đã xay sẵn, các bé ăn cháo thì mẹ chuẩn bị sẵn một nồi cháo trắng, để nguội cho vào hộp nhỏ cất trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần trong hai ba ngày.
Khi nấu mẹ chỉ cần hâm lại cho nóng, quấy cùng nước dùng đã chuẩn bị ở trên hoặc những loại đồ ăn bé yêu thích. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, mẹ có thể cho thêm một thìa cà phê dầu oliu, hoặc dầu gấc, hoặc dầu vừng sau khi cháo đã chín.
Làm theo cách này mỗi ngày vẫn có thể kết hợp để cho bé ăn ba loại cháo hay bột khác nhau và kéo dài trong vòng hai tuần của dịp tết, đảm bảo các mẹ sẽ thấy rất nhẹ nhàng, không phải suy nghĩ hay lo lắng gì về bữa ăn của con nữa. Khi đi chơi có thể lấy các viên đông lạnh và cháo (bột thì nên gói riêng) cho vào hộp, đến nơi vẫn có thể lấy để nấu cho bé, rất tiện lợi.
cách làm thịt viên cho bé ăn dặm
Với thịt, cá, tôm cũng có thể cất đông lạnh như rau củ, cách làm rất đơn giản:
- Viên tôm, cá: tôm lột vỏ, xay nhuyễn, cá bỏ da xương thái lát mỏng. Phi hành thơm xào lên, cho một chút muối, đổ nước vào đun sôi. Cách tính viên cũng như trên
- Viên Thịt: Thịt gà, bò, lợn 200 -500 gr, xay nhỏ. Đun nước sôi, cho thịt vào ninh nhừ, để nguội chia vào từng ô trong khay làm đá, lưu ý cách tính lượng thịt cho một viên: nếu bé ăn được 30 gr thịt/ bữa thì làm 300 gr thịt xay chia 10 viên đá. Làm mỗi loại thịt một khay.
Hướng dẫn các cách làm viên rau củ
Với rau củ, mẹ có thể chọn bất cứ loại nào để làm đồ dự trữ cho bé theo công thức chung: rau củ rửa sạch, ninh nhừ, xay hoặc rây nhuyễn sau đó để nguội và cho vào khay đá. Các khay rau đông lạnh này để được trong một tháng, mỗi lần dùng 1-2 viên tùy theo độ tuổi của bé. Mẹ có thể tham khảo một số công thức sau:
- Viên bí đỏ: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột sau đó rửa sạch, luộc mềm rồi xay nhuyễn, đổ vào khay làm đá.
- Viên rau hỗn hợp 1: Một củ khoai tây (200gr), một củ cà rốt (50gr), củ cải (200gr). Ninh nhừ các loại củ trên, xay nhuyễn, để nguội, cho vào khay đá.
- Viên rau cải xanh: Cải xanh rửa sạch, xắt nhỏ. Đun sôi nửa nước với lượng vừa đủ, cho rau vào nấu nhừ, để nguội cho vào máy xay nhuyễn, hoặc rây nhuyễn đổ vào khay làm đá.
- Viên rau hỗn hợp 2: Nấm rơm (100 gr), su hào bỏ vỏ thái miếng (100 gr), ngô tươi đã tách hạt hoặc ngô bao tử (200 gr). Cho ngô vào 0,8 lít nước ninh trước cho nhừ, cho tiếp su su vào luộc, và cuối cùng trước khi su su chín nhừ cho nấm vào luộc khoảng 3 phút. Cho hỗn hợp xay nhuyễn, để nguội cho vào khay đá.
cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm
Tủ lạnh thực sự là cứu cánh cho những mẹ có con nhỏ vào dịp Tết. Chỉ cần vài tiếng đồng hồ mẹ có thể chuẩn bị đủ đồ ăn dự trữ cho bé trong vài ngày. Với những món cháo, nước dùng là nguyên liệu bổ dưỡng không thể thiếu.
Lâu nay các mẹ vẫn giữ thói quen dùng nước xương hầm. Song các chuyên gia y tế cho rằng nước xương hầm không quá “thần kì” như ta tưởng. Khi cho bé dưới 3 tuổi ăn nước hầm xương thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng khó tiêu vì nước xương có chứa chất béo no khiến bé chán ăn, nhẹ cân.
Mẹ có thể thay thế nước xương bằng cách đông lạnh nước dùng từ các món ăn đặc trưng sẵn có trong ngày tết như nước luộc gà. Bên cạnh đó, nước hầm rau củ với vị ngọt tự nhiên, giàu dưỡng chất phù hợp và an toàn cho bé ở giai đoạn khởi đầu làm quen với thức ăn.
Các viên đông lạnh có thể bảo quản trong ngăn đá trong vòng một tháng. Tuy nhiên sau khi lấy ra dùng mẹ nên cất ngay vào ngăn đá để đảm bảo không có vi khuẩn nào xâm nhập vào các viên đông lạnh, giữ cho chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn.
Việc không kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ trong những ngày Tết là nguyên nhân dẫn đến các chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau những ngày Tết là điều mà nhiều gia đình mắc phải.
Lưu ý dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày tết
Do đó, để bé có một cơ thể khỏe mạnh và vui chơi trong những ngày Tết, cha mẹ nên quan tâm đến những vấn đề sau:
- Tăng cường rau xanh: Tết đến, nhà nào cũng đầy ắp các loại thực phẩm, thịt, cá, giò chả. Những loại thực phẩm này có lượng đạm và chất béo cao không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bạn nên bổ sung các loại rau xanh để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Rau xanh giúp quá trình tiêu hóa của bé tốt hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ táo bón, nóng trong người. Bạn cũng có thể cho bé ăn thêm các loại đậu để đảm bảo dinh dưỡng.
- Hạn chế các loại bánh kẹo: Ngày Tết, nhà nhà đều có nhiều loại bánh mứt bắt mắt và hấp dẫn khiến nhiều bé không thể kiềm chế được. Đây là những thủ phạm làm tăng lượng đường trong cơ thể bé nên chỉ cho bé ăn một lượng vừa phải. Sau khi ăn bánh kẹo cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nguy cơ sâu răng ở trẻ.
- Các loại nước ngọt, đồ uống có ga cũng không nên cho bé uống quá nhiều. Đây là thủ phạm khiến bé đầy bụng dẫn đến biếng ăn, chán ăn. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại trái cây có tác dụng làm mát để đảm bảo cơ thể có đủ nước. Ngoài ra, có thể cho bé uống các loại sữa để bổ sung dưỡng chất và tăng cường chất đề kháng cho bé trong những ngày Tết.
Giữ nguyên nếp sinh hoạt như ngày thường: Vào những ngày Tết, bạn không nên thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ của bé. Dù bận cách mấy, bạn cũng nên cố gắng cho bé sinh hoạt và ăn uống theo đúng giờ giấc như ngày thường. Vì việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến cơ thể bé bị thay đổi và khó điều chỉnh sau những ngày Tết có thể dẫn đến tình trạng sụt cân.
Các món ăn ngày tết cho bé
Hy vọng với các chia sẻ như trên các mẹ sẽ an tâm hơn cùng bé đi chúc họ hàng thân thuộc, thăm viếng bạn bè một cách vui vẻ nhưng không quá căng thẳng về vấn đề dinh dưỡng cho con trong những ngày tết âm lịch Đinh Dậu 2017 này.
Trẻ ham chơi trong những ngày tết như thế này cũng là lúc chuyển mùa nên sức khoẻ của bé thuòng hay có sốt, ho cảm mụi neên các mẹ có thể tham khảo thêm các thông tin bên dưới nữa nhé:
- Cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian nhanh nhất ở nhà
- trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt
Các món ăn ngày tết cho bé, món ngon cho bé 2 tuổi, món ngon cho bé 3 tuổi, mon ngon cho be an com, món ngon cho bé ăn cơm, món ngon cho bé 4 tuổi, món ngon cho bé 1 tuổi, món ngon cho bé biếng ăn, món ngon cho bé tập ăn cơm