Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung từ 200 đến 300 mg DHA, lượng DHA cho bà bầu cần bổ sung theo nhu cầu phát triển của thai nhi nên không thể bỏ qua vấn đề này vì sẽ có nhiều tác động xấu nếu không bổ sung hoặc rất ít trong quá trình mang thai.
Bà bầu uống dha từ tháng thứ mấy?
Không phải từ tháng thứ mấy trong thai kỳ mới cần bổ sung DHA cho bà bầu mà ngay khi biết mình có thai là mẹ bầu cần bổ sung ngay để phát triển trí não cho thai nhi. Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, sự hình thành não bộ và phát triển trí tuệ của trẻ đã khởi động và diễn tiến vô cùng mạnh mẽ. Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, bé con trong bụng đã hình thành thị giác và thính giác, do đó dễ dàng cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe thấy âm thanh xung quanh bụng mẹ và bắt đầu học cách tiếp nhận thông tin.
Tính đến tháng thứ 9 của thai kỳ, khi mẹ bầu sắp cán đích, kích thước não bộ của thai nhi đã to khoảng 25% so với người lớn. Vì vậy, mẹ cần hiểu rằng việc bổ sung DHA từ những ngày đầu thai kỳ rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ con yêu phát triển toàn diện.

Bổ sung DHA cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
DHA là chất gì?
DHA là Omega 3, là các axit béo không no, chưa bão hòa đa nối đôi, chúng gồm 3 loại chủ yếu như: EPA, DHA, DPA. Trong đó, DHA chịu trách nhiệm tăng cường các hoạt động trí não của trẻ.
DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não, ảnh hưởng sự thông minh và trong võng mạc, tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn.
Theo nghiên cứu của Đại học British Colombia về lợi ích của DHA cho thấy trẻ hai tháng tuổi, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng này trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của người mẹ có thị lực cao hơn. Những trẻ có mẹ bổ sung đủ DHA trong nửa sau của thai kỳ có xu hướng đạt được số điểm cao hơn trong bài kiểm tra phối hợp tay-mắt hơn những trẻ khác. Ngoài ra, chỉ số IQ của các trẻ này cũng cao hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Maastricht cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa mức độ DHA trong một người mẹ, đặc biệt là đầu thai kỳ, với chu vi vòng đầu và cân nặng khi sinh. Các nghiên cứu khác đã lưu ý rằng việc bổ sung DHA trong thai kỳ của một người mẹ có thể làm giảm nguy cơ sinh non, ngay cả đối với các bà mẹ đã có từng bị sinh non.
Những loại thức ăn chứa nhiều DHA
Cam có chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống cảm lạnh và giúp hấp thụ sắt tốt hơn cho mẹ bầu, giúp răng và xương bé phát triển khỏe mạnh. Mỗi ngày một ly nước cam mỗi ngày sẽ cung cấp cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C. Axit folate giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm ở thai nhi, giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh về sau. Kali rất tốt cho quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng hợp cho mẹ.
Thường bà bầu nên ăn nhiều sản phẩm từ sữa để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Nên nhớ rằng sữa chua có chứa nhiều canxi hơn các loại sữa khác nên sẽ giúp xương cả mẹ và con phát triển. Không những thế trong sữa chua còn rất giàu vitamin B, protein và kẽm. Kẽm rất cần thiết trong việc tăng trưởng và sửa chữa tế bào, hỗ trợ quá trình di truyền. Probiotic trong sữa chua giúp mẹ dễ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Mẹ khỏe thì con mới khỏe.
Lý do mẹ bầu nên ăn nhiều măng tây chính là do măng tây chứa rất nhiều viatamin D rất tốt cho hệ thần kinh cũng như trí não trẻ. Ngoài ra trong măng tây giàu axit folic và folacin rất có ích cho sự hình thành và phát triển của các tế bào máu và tránh khuyết tật ống thần kinh và tật nứt đốt sống ở thai nhi
Cá hồi cung cấp rất nhiều DHA (một omega-3). DHA rất tốt cho mắt và giúp tăng trí tuệ cho bé. Trẻ thiếu DHA sẽ có chỉ số IQ thấp. Hãy bổ sung thật nhiều cá hồi để có lượng DHA tự nhiên nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Tùy vào lượng DHA mà thai nhi cần cũng như để bổ sung chất cho mẹ theo chỉ định của bác sỹ để cân đối lượng DHA thông qua ăn cá hằng ngày. Nên nhớ ăn nhiều quá cũng không tốt đâu nhé.
Trứng là một loại thực phẩm rất nên ăn vì nó chứa nhiều choline trong lòng đỏ trứng. Nghiên cứu đã chứng minh choline giúp hỗ trợ quá trình sản xuất acetylcholine là chất quan trọng của hệ thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ, duy trì màng tế bào, giúp phát triển trí não của bào thai và phát triển trí nhớ của mẹ bầu. Cứ 1 đến 2 ngày hãy ăn một món chế biến từ trứng như trứng luộc, trứng rán hoặc canh trứng.
Một số loại quả như quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt mè có chứa acid A-limolenic và chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành DHA. Do đó, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống của con bạn để sau này trẻ Thông minh và học giỏi hơn.
Cá béo và thịt là nguồn thực phẩm chứa lượng DHA dồi dào, nhưng ăn cá khi mang thai lại cần sự cẩn trọng, bởi không ít loại cá bị nhiễm hóa chất và chứa lượng thủy ngân cao, gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn các loại cá an toàn như cá hồi, cá ngừ, cá thu nhỏ… Tham khảo một số thực phẩm thông dụng giàu DHA sau mẹ nhé:
- 100g cua hấp: 196mg
- 100g cá hồi: 227mg
- 100g gan bò: 246mg
- 100g cá ngừ: 535mg.
- Một quả trứng: 19mg
- 1 chén gan gà: 112mg
- 2 miếng thịt gà: 37mg
- 12 con tôm hấp: 96mg
Các giai đoạn bổ sung DHA khi mang bầu
- Tam cá nguyệt thứ 1 – 3 tháng đầu: Bên cạnh sắt, protein, canxi, mẹ bầu không nên quên bổ sung cả DHA trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Việc nạp đủ dưỡng chất chính là tiền đề giúp giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản, đặc biệt giúp bé con phát triển tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên trong bụng mẹ. Ngoài sữa, những thực phẩm giàu DHA khác mẹ bầu có thể bổ sung trong thời kỳ này như rau xanh đậm, thịt nạc, bánh mì, ngũ cốc, cá…
- Tam cá nguyệt thứ 2 – 3 tháng giữa: Nếu cơn ốm nghén “hành hạ” bạn trong 3 tháng đầu, đây chính là giai đoạn để tăng tốc chất lượng nguồn dinh dưỡng cho thai nhi. Giữa thai kỳ, não bé con phát triển liên tục và mạnh mẽ, với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong mỗi phút. Do đó, DHA đóng vai trò cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng tốc thông tin giữa các tế bào thần kinh. Lúc này, mẹ nên đảm bảo bữa ăn hằng ngày của mình gồm 1 phần đạm, 3 phần béo và 6 phần bột đường.
- Tam cá nguyệt thứ 3 – 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn mẹ bầu không cần phải tăng tốc ăn uống như 3 tháng giữa. Thay vào đó, mẹ cần nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Tuy không tăng cân nhanh như 3 tháng giữa, nhưng thai nhi rất cần a-xít béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Do đó, mẹ cần bổ sung nhiều DHA cho trí não con phát triển tốt nhất.
Viên uống bổ sung DHA cho bà bầu
Có hai nguồn bổ sung quan trọng từ bên ngoài đó là sử dụng sữa và các viên Multivitamin chứa DHA. Một số loại sữa có chứa DHA thường với hàm lượng thấp, thêm vào đó tình trạng ốm nghén khiến các bà mẹ mang thai không phải ai cũng có thể sử dụng được, có khá nhiều trường hợp mẹ bầu sợ mùi vị của sữa, khi uống sữa có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung DHA bằng viên uống là lựa chọn tối ưu, tiện lợi và đảm bảo đủ, đúng hàm lượng DHA cho bà mẹ mang thai và cho con bú. Các viên uống bổ sung ngoài thành phần DHA còn chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu sẽ đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
Không như người lớn, thai nhi chưa có đủ lượng DHA này, vì vậy trẻ sẽ cần phải hấp thụ DHA từ nguồn thực phẩm thông qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ và sữa mẹ khi chào đời. Bổ sung thêm DHA vào chế độ ăn uống khi mang thai và khi cho con bú sẽ bảo đảm cho bé cưng có đủ lượng DHA cần thiết để phát triển.
Một số thuốc và thực phẩm chức năng có chứa DHA như: Procare Diamondcó OMEGA-3 EPA & DHA Vitamin E , Prenatal plus; Obimin plus, Pharmaton matruelle, Expecta gồm DHA và Omega-3
Nên uống dha vào lúc nào trong ngày?
Uống DHA vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất khiến nhiều mẹ luôn thắc mắc, đây là kinh nghiệm của nhiều mẹ trên diễn đàn và cho kết quả rất tốt, ít bị gây bồn nôn “Để tránh buồn nôn và thuốc phát huy tác dụng tốt nhất thì các mẹ nên uống vào giữa bữa ăn sáng (tức là mới ăn lót dạ thì uống thuốc và sau đó tiếp tục ăn hết bữa). Sau khi ăn xong cả bữa thì uống nhiều nước trong cả ngày, không nên uống sau khi ăn no, ko nên uống vào buổi tối (vì trong thuốc có canxi, vitamin D nên uống buổi tối sẽ không hấp thụ đc các chất này)”
Uống viên DHA sẽ có hiện tượng hơi buồn nôn là bình thường, sau khoảng 1 tháng cơ thể quen thuốc thì sẽ hết.
Cách bảo quản viên uống DHA bổ sung
- Do lọ thuốc to, tốt nhất là các mẹ bầu để lọ gốc trong tủ lạnh, lấy 1 vỏ lọ, chia ra tầm 10-15 viên dùng 1 lần lại lấy tiếp.
- Thuốc có DHA thì phải để nhiệt độ phòng điều hòa, ko thì tủ lạnh là tốt nhất, mùa hè này nóng, dễ hỏng lắm.