Hiện tượng trẻ thương hay bị rôm sảy mùa hè (mùa nắng nóng) hầu như ở đâu cũng gặp, vấn đề là cách mẹ chăm sóc bé làm sao để hạn chế bị viêm da & nếu đã bị thì những cách nào là cách điều trị tốt nhất hiện nay mẹ có thể trị dứt điểm cho bé.
Nguyên nhận vì sao bé bị rôm sảy mùa hè
Do trong những ngày thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều, không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi bịt kín, làm da nổi các nốt viêm làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Bệnh phát triển khi các ống dẫn mồ hôi bị nghẽn và mồ hôi bị ứ đọng lại dưới da.
Rôm sảy là phản ứng viêm của da khi bị kích thích khi bị bít lỗ chân lông. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều, nhất là những trẻ hiếu động. Mồ hôi tiết ra không được thoát hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm.
Rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết và các yếu tố bên ngoài gây oi bức:
- Trẻ hiếu động: Mùa hè, trời nóng, bé hoạt động nhiều càng làm tăng lượng mô hôi tiết ra và ứ đọng.
- Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao cũng làm cho da khó bài tiết, tuyến mồ hôi làm việc quá sức.
- Quần áo: Quần áo của bé không co giãn, không thoáng mát, chật kín gây bí bách, mồ hôi khó thoát ra ngoài làm bít tắc tuyến mồ hôi.
- Lồng ấp: Một số trẻ bị bệnh cũng phải được chăm sóc trong lồng ấp nên sự nóng bức và độ ẩm cao của môi trường trong lồng cũng gây ra rôm sảy cho bé.

Vì sao bé hay bị rôm sảy mùa hè & cách điều trị bệnh ở trẻ em dứt điểm
các triệu chứng đầu tiên của bệnh rôm sảy
Triệu chứng lần lượt xuất hiện từ các mụn nước dưới da đến các sẩn đỏ sâu hơn, có thể gây cảm giác bị châm chít và ngứa nhiều. Thông thường, rôm sảy có thể tự khỏi nhưng một vài dạng nặng phải cần được điều trị. Phương pháp tốt nhất để đẩy lùi các triệu chứng là làm lạnh da và chống tiết mồ hôi.
Trẻ bị rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè, và tập trung vào những vùng da tiết ra nhiều mô hôi như ngực, lưng, trán, cổ v.v… và cũng có thể xuất hiện thêm ở kẽ nách, háng. Tùy độ nặng nhẹ mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau như xuất hiện các mụn nước dưới da, mẩn đỏ theo mảng, có thể gây ngứa râm ran, hoặc rát.
Mẹ nên tắm lá gì cho bé để hết rôm sảy
Các mẹ cũng có thể dùng mẹo dân gian tắm nước lá cho bé. Mục đích của việc này là làm sạch cũng như làm mát da cho trẻ. Có thể tắm cho trẻ bằng các loại cây, quả như mướp đắng, chanh, lá tía tô, kinh giới v.v… vì những loại lá, quả này có tính mát. Hơn nữa, những loại lá, quả này cũng cung cấp lượng kháng sinh tự nhiên cho trẻ, giúp da của trẻ chống lại các bụi bẩn hay vi khuẩn xâm hại.
Các mẹ nhớ làm sạch những lá, quả này trước khi sử dụng nhé, tránh việc làm sạch được da bé thì các vi khuẩn của những loại lá này lại bám lên người bé. Có rất nhiều vi khuẩn trên lá rất cứng đầu dù đun sôi cũng không chết được nên tốt nhất các mẹ nên ngâm nước muối hoặc thuốc tím trước khi tắm. Có thể nghiền hoặc đun làm nước tắm tùy từng bài thuốc.
Các mẹ cũng nên chú ý là nên tắm bằng sữa tắm làm sạch cơ thể bé trước khi tắm nước lá. Sau khi tắm nước lá cũng nên tắm qua với nước hơi ấm để làm sạch phần bột, lông lá còn đọng lại trên da bé.
Tuy nhiên trong một số trường hợp tắm lá sẽ không có tác dụng. Nếu rôm sảy xuất hiện do khí huyết nóng phát ra từ trong cơ thể của bé thì cách duy nhất làm mát cơ thể bé là ăn đồ mát.
Bé bị viêm da bao lâu thì hết?
Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da bị làm mát lạnh, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng.
Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở các dạng nặng hơn đôi khi cần phải được điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là:
- Dung dịch Calamine làm dịu ngứa.
- Anhydrous lanolin có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các sang thương mới.
- Các loại thuốc bôi có chứa steroids dùng trong các trường hợp nặng.
- Một số tác giả đề nghị dùng vitamin C uống để giúp làm dịu các sang thương rôm sảy.
triệu chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị rôm sẩy, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ cao làm tuyến bài tiết mồ hôi còn non nớt và chưa hoàn thiện của trẻ không kịp đào thải mồ hôi và chất độc nên gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng tại các lỗ chân lông. Bệnh rôm sẩy không nguy hiểm nhưng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, và dễ nhiễm khuẩn, viêm da nếu không được chăm sóc chu đáo và cẩn thận.
Rôm sẩy thường mọc thành đám, mảng lớn ở một số vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán và một số vũng kẽ như nách, bẹn… Trên da bé sẽ xuất hiện những sẩn màu đỏ, trên có thể có mụn nước nhỏ, mủ trắng xen lân. Khi mụn nước vỡ ra chảy nước vàng, và làm bé xót khi có mồ hôi. Trẻ thường bị ngứa ngáy khó chịu, dễ gãi mạnh gây xây xát và nhiễm khuẩn. Khi trời mát, thường rôm sẩy sẽ tự lặn mất, nhưng nếu trời nóng rôm sẽ trở lại ngay. Rôm sẩy còn xuất hiện khi mặc quần áo nóng bức, bí hơi và hoạt động quá nhiều.
bị rôm sảy tắm gì, bị rôm sảy ở người lớn, bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, bé bị rôm sảy, bé bị rôm sảy phải làm sao, bé bị rôm sảy bôi thuốc gì, bé bị rôm sảy ở mông, bé bị rôm sảy nhiều phải làm sao