Trẻ bị tiêu chảy có nên uống nước cam & trẻ bị đi ngoài uống nhiều cam có sao không? Bé bị đi ngoài có thể uống nước cam vắt bình thường mà không bị gì cả, các mẹ chú ý không cho thêm đường hoặc chỉ một lượng rất ít để bé dễ uống thôi nhé. Chỉ sử dụng cam tươi chứ không phải là nước đóng hộp có bán sẵn.
Bé mấy tháng uống được nước cam?
Bé trên 6 tháng, bạn nên pha loãng nước cam cho bé (có thể lúc mới đầu là một phần camvới 10 phần nước, sau đó giảm dần tỉ lệ nước). Nên cho bé uống nước cam pha loãng bằng thìa thay vì dùng bình, để tránh hiện tượng bé bị sâu răng.
Bác sĩ cũng khuyến cáo với nhóm bé dưới 1 tuổi, nước cam (hoặc hoa quả thuộc họ cam, quýt) nên hạn chế, chứ không phải bị cấm. Nước cam chứa nhiều axit chua và chất đường tự nhiên nên khi dùng nhiều, nó có thể khiến bé mắc chứng tiêu chảy. Không nên sử dụng nước cam cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Do đó, nếu bé của bạn bị đi ngoài mà độ tuổi dưới 06 tháng thì không nên sử dụng nước cam vì như vậy sẽ không tốt cho tiêu hoá cả bé.
Phần lớn nước hoa quả (gồm nước cam) đều chứa nhiều đường cô đặc (lượng đường cao, dù là từ hoa quả tươi cũng có khả năng khiến bé khó chịu về đường ruột, điển hình là chứng tiêu chảy – nếu bạn cho bé sử dụng nhiều nước ngọt hoặc thức ăn ngọt, bé cũng dễ phải đối mặt với chứng bệnh này).
Ngoài ra, nếu uống nhiều nước cam thì dạ dày của bé sẽ không còn chỗ cho những loại thực phẩm khác. Không phải nước hoa quả nào cũng chứa protein và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe dành cho cha mẹ là: “Không nên cho bé ăn thứ gì quá nhiều dù nó bổ”.
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày
Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.
Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.
Bé bị đi ngoài nên uống thuốc gì?
Tiêu chảy gặp nhiều ở trẻ em nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn virut (Rotavirus…), vi khuẩn (E.Coli, Shigella, Campylobacter Jejuni, Samonella, phẩy khuẩn tả…), ký sinh trùng (Amip, L.Giardia).
Biểu hiện chủ yếu của tiêu chảy ở trẻ là đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày) dẫn đến tình trạng mất nước trong cơ thể khiến cơ thể suy yếu và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu không biết cách chăm sóc.
Nếu trẻ đi từ 4 đến 5 lần 1 ngày
Chỉ cần uống mỗi BIOVITAL mà thôi (áp dụng với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên)
- Dưới 3 tháng tuổi trẻ có bị gì cũng cần cho con đi khám ngay.
- Cho con uống ngay 1 gói BIOVITAL với trẻ 3 tháng đến 1 tuổi.
- Sau 4 tiếng uống tiếp lần thứ 2 thêm 1 gói nữa, trẻ từ 3 tháng trở lên là cứ uống thêm 1 gói ở lần thứ 2.
- Uống lần 3, cách sau lần uống thứ 2 từ 4 – 5 tiếng.
- LƯU Ý: với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên mới áp dụng uống lần 3 trong ngày. Dưới 5 tháng uống ngày 2 gói là được.
- UỐNG LIÊN TỤC 1 TUẦN ĐẾN 10 NGÀY cho ổn định đường ruột.
Nếu sau 3 ngày uống mà con chưa đi giảm lại ngày còn 2-3 lần, hay tiêu chảy nhiều lần hơn nghĩa là con nhiễm khuẩn nặng mới cần uống thêm thuốc TRỊ tiêu chảy.
Và bé dù mấy tháng tuổi cũng vậy, cứ đi ngày 1 – 3 lần là kg cần uống kg cần trị gì cả. Cứ để cho đường ruột tự miễn dịch với các yếu tố bất lợi, sau này ăn uống gì lạ vào cũng dễ thích nghi hơn.
Nếu bé đi ngoài trên 5 lần 1 ngày
Bé dưới 3 tháng tuổi, có bị gì cũng cần cho con đi khám ngay.
Bé từ 9kg trở xuống đến 5kg
(Chỉ áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, cứ tính số ký cho chuẩn về hàm lượng cần uống trong trị tiêu chảy hơn)
- HIDRASEC – 10 mg: MẸ ra nhà thuốc mua 13 goi Hidrasec 10mg (hay mua thuốc nào có đúng 1 thành phần là Racecadotril và mua đúng hàm lượng, mua hàm lượng cao hơn thì phải chia ra)
- Ngày đầu tiên: uống 3 gói nếu tiêu chảy từ 6 – 8 lần trong ngày
- Trên 8 lần uống ngày đầu tiên 4 gói.
- BA ngày sau: uống ngày 3 gói, nhà thuốc chỉ gì kệ họ.
- BIOVITAL: uống như hướng dẫn ở trường hợp 1 cho từng độ tuổi. Nếu chưa mua ngay BIOVITAL được thì mua đỡ ANTIBIO uống 2-3 ngày thay thế nhưng hiệu quả sẽ kém hơn
Bé bị tiêu chảy trên 9 lần: mua thêm 5 ống Enterogemina cho con uong ngày 1 ong 5ml.
Với Trẻ trên 9kg – 13kg
- HIDRASEC – 10 mg:
- Ngày đầu tiên: uống ngày 3 lần, lần 2 gói x 10mg, nếu tiêu chảy từ 6 – 8 lần trong ngày
- Tiêu chảy trên 8 lần uống ngày đầu tiên 4 lần, lần 2 gói x 10mg
- BA ngày sau: uống ngày 3 lần, lần 2 gói x 10mg.
BIOVITAL: UỐNG Y NHƯ NÔI DUNG Ở TRƯỜNG HỢP 1 cho từng độ tuổi. Với trẻ tiêu chảy từ 6 đến – 8 lần
TRẺ – Tiêu chảy trên 9 lần: MUa thêm 10 ống Enterogemina cho con uong ngày 2 lần, lần 1 ống 5ml.
Trẻ trên 13kg – 20kg
- HIDRASEC – 30 mg:
- Ngày đầu tiên: uống ngày 3 lần, lần 1 gói, nếu tiêu chảy từ 6 – 8 lần trong ngày
- Tiêu chảy trên 8 lần uống ngày đầu tiên 4 lần, lần 1 gói
- BA ngày sau: uống ngày 3 lần, lần 1 gói x 30mg.
Bé bị tiêu chảy trên 9 lần: MUa thêm 10 ống Enterogemina cho con uong ngày 2 lần, lần 1 ống 5ml.
Các lưu ý cho các mẹ kh cho bé uống thuốc trị tiêu chảy
Với trường hợp trẻ tiêu chảy ngày hơn 6-7 lần, quan trọng là cho chon uống bù nước với ORESOL (nước điện giải), uống càng nhiều càng tốt. Cứ ra nhà thuốc mua là có, pha theo hướng dẫn có ghi rõ trên bao bì)
Còn trường hợp cho trẻ uống thêm KẼM là khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần, hoặc tiêu chảy nặng sau đợt nhiễm trùng đường ruột tiêu chảy kèm theo phân có máu. Sau khi bị tiêu chảy cấp do virus. VÀ tùy tình trạng sẽ nên uống thế nào để hỗ trợ đường ruột chứ không phải cứ bị tiêu chảy là uống kẽm để trị ngay.
Trước giờ, các trường hợp tiêu chảy nhà mình, trừ trường hợp tiêu chảy do virus đi ngày mười mấy 20 lần, kèm theo nóng sốt nôn ói, có uống thuốc cũng kg trị được, sau 1 tuần đến 10 ngày trẻ mới hết. Trường hợp tiêu chảy cấp do virus, trẻ mà mệt mỏi nhiều MẸ phải cho con vào viện để được truyền nước.
Còn các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay do ngộ độc thức ăn, do uống kháng sinh sinh ra loạn khuẩn đường ruột. Vào nhờ tư vấn MẸ đều áp dụng như vậy cho con. Thông thường, sau 3-4 ngày là con đi giảm lại ngày còn 2-3 lần, hay 3-4 lần tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.
Trường hợp nào sau 5 ngày con vẫn còn đi hơn 3 lần MẸ mới cần vào HỎI LẠI chị BKLN, không thì cứ áp dụng tiếp như vậy con sẽ từ từ đi ị bình thường trở lại.
Khi trẻ đã bị nhiễm khuẩn đường ruột gây tiêu chảy, dù có uống thuốc để trị cũng không có nghĩa là uống sau 4-5 ngày hay 1 tuần là con có thể đi BÌNH THƯỜNG trở lại ị ngày 1 lần đâu nha. Cái đó tùy theo đường ruột của từng trẻ, đa số trẻ sẽ đi ị ngày 2-3 lần cả tuần hay 10 ngày sau rồi mới ị ngày 1 lần như bình thường (nếu trẻ bình thường đi ngày 1 lần).
Ngoài ra, nhiều MẸ hỏi: dùng sản phẩm Bio KHÁC thay thế BIOVITAL có được không?
Cái đó thì tùy MẸ, nhưng chị BKLN có thể hẳn định là hiện nay kg có sp nào thuộc dòng Bio mà có các thành phần giống BIOVITAL cả, kg phải cứ Bio gì gì đó là thành phần hay nguyên liệu nó giống nhau đâu. Và khi đã rơi vào trường hợp GẤP – CẦN GẤP thì nên mua cho đúng, cho con uống cho đúng mới cải thiện hiệu quả được. Nhiều MẸ cũng mua loại khác thế rồi vài ngày vào hỏi lại cũng tìm mua cho giống cho con uống
Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.
Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Như vậy các mẹ không còn phải quá lo lắng khi bé bị tiêu chảy có nên uống nước cam hay không nữa nhé. Bên cạnh bổ sung các chất cần thiết cho bé thì mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cho bé trong những ngày này thật kỹ để bé mau chóng khỏe lại nhé.