Tre sơ sinh bị chàm sữa là gì?

01:51 29/03/2023

bị chàm sữa là bệnh viêm da mạn tính thường gây ra trẻ từ 2 tháng tuổi cho đến 2 tuổi. Thường trẻ sơ sinh bị chàm sữa là những trẻ có ngừoi thân trong gia đình hoặc bản thân có cơ địa bị dị ứng như chàm thể tạng, viêm mũi hoạc viêm phế quản. Thương bệnh sẽ hết.

Bị chàm sữa là gì

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa là bệnh lác sữa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh cho đến 1 tuổi, theo thống kê thì có đến 20% số trẻ sinh ra bị lác sữa ở độ tuổi này. nguyên nhân trẻ bị lác sữa chưa được xác định cụ thể nhưng đa số các mẹ thường nghĩ do sữa gây ra trong quá trình bé bú bị vương lại không vệ sinh kịp sẽ gây ra chàm sữa.

bị chàm sữa là gì

bị chàm sữa là gì

Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh hay hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể nói là rất phổ biến, ví dụ như nhiều mẹ thắc mắc như sau:

  • Hanhhoa “Hồi trước bé lớn bị trên đầu, và tai nứt da rướm máu, mình lấy Povidine pha loãng với nước muối sinh lý chừng một tuần là hết. Bé lớn của mình giờ năm tuổi, hồi bé bị mới có 3 tháng thôi. Giờ bé nhỏ của mình mới sinh đã bị rồi, mình cũng làm vậy rồi hết, nhưng giờ 5 tháng bị lại, cũng đang dùng và tắm lá trà xanh không dùng xa bông, nó cũng bớt bớt chứ chưa hết hẳn.
  • Mecuben “Em có thể mua chè xanh về đun nước tắm cho bé, và cho thêm mấy hạt muối trắng vào nước tắm cho bé. Một tuần chỉ nên tắm bằng sữa tắm cho bé 1 hoặc 2 lần thôi, còn lại tắm bằng chè xanh. Sau khi tắm em bôi thuốc mỡ emovat cho bé là được. Các biểu hiện nổi mẩn ngứa sẽ giảm dần, và sẽ hết khi bé 3-4 tuổi.
  • Betibuti “Theo mình thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khám cho chắc ăn và để biết chắc chắn bé có phải là bị lác sữa không, và để biết cách xử lí. Nếu đúng là lác sữa thì không nên bôi thuốc hoặc bất kì dung dịch nào lên, vì nếu không thì da chỗ đó sẽ bị teo lại, không tốt. Bị lác sữa thì sẽ rất lâu hết, có khi hết rồi sẽ bị lại. Khi bé lớn sẽ tự động hết hẳn.
  • Haxinh2002 “Em bé nhà mình cũng mới được hơn 5 tuần tuổi, bị mụn sữa và nổi mẩn, sần đỏ hai má kiểu chàm sữa. Mình không dùng mẹo gì cả, mua kem Eumovate của GlaxoSmithKline về bôi hai lần là hết, mặc dù bác sỹ sơ sinh dặn phải bôi 10 lần nhưng chỉ 2 lần là mất hết các vết sần đỏ. Mẹ cháu mua ngay đi không má cháu bị chảy nước thì tội nghiệp lắm. Mỗi lần bôi thì chỉ lấy một ít bằng hạt đậu xanh, và xoa một lớp mỏng thôi nhé, đừng thoa lớp dày, hại da em bé.
  • MeChubby “Các mẹ ơi, bé nhà mình bị lác sữa từ tháng thứ 1 đến giờ hơn 2 tháng rồi mà vẫn ko khỏi. Mình có thử thoa Milian, cho bé tắm trà xanh, thoa thử bepanthen… mà 2 má bé vẫn đỏ lừ, sần sùi, bé lại hay lấy 2 tay chà lên mặt (có phải do bé ngứa ngáy khó chịu chăng?).”
  • Có người chỉ mình mua chuối chát về cắt lát ra rồi chà lên mặt bé, có người thì bảo lấy sữa mẹ thoa hoặc liếm mặt bé, nhưng những cách đó mình sợ mất vệ sinh, sợ gây ra nhiễm trùng nên chưa dám áp dụng. Giờ nhìn mặt con đỏ lừ, sần sần mà thương quá! Có mẹ nào có kinh nghiệm chữa khỏi lác sữa thì chỉ giúp mình cách trị cho dứt với!!!!

Mẹo cách trị lác sữa cho trẻ sơ sinh

Mẹ bé Cà Na tư vấn thuốc và cách điều trị cho bé bị lác sữa:

Mình góp vài ý kiến thế này, bé nhà mình cũng bị từ tháng thứ 3 mãi tận tháng thứ 9 mới hết, mình đã đi khắp bác sỹ, bôi đủ thứ từ Tây đến Ta nhưng không tác dụng gì cả. Cho đến khi đi bác Sỹ Đặng Thị Tốn, bác sĩ da liễu bên bệnh viện Y dược mới hết, bác sĩ Tốn đã nói với mình:

Tuyệt đối đừng sử dụng 2 thứ:

Không nên dùng các loại thuốc bôi có thành phần corticoid, nếu không hiểu cứ nghĩ bôi ngoài da đâu có sao, thật ra chất này thấm qua da gây hại đến thận, dùng dài lâu sẽ bị teo da, nếu tự ý dùng không theo toa bác sỹ, 1 số bác sỹ cho dùng nhưng chỉ 3 ngày, nhưng bác sĩ Tốn không dùng dù 1 ngày (điều này mình rất thích vì bạn bè mình bán thuốc tây nên mình hiểu chất này rất độc).

Là xức lá dân gian lên vùng bị thương, bởi vì trong thuốc đã có thành phần lá có quy định, lá tươi 100% chưa hẳn là tốt vì có thể nó nhiều quá độ so với mức cần thiết, điều này có thể gây viêm nhiễm thêm, chưa kể quá trình xử lý lá chưa sạch có thêm vi khuẩn.

Điều kế tiếp là bác sĩ nói thông thường người bệnh về da sẽ thiếu kẽm, có thể ăn bổ sung kẽm, hoặc uống thuốc bổ sung kẽm.

Ý kiến riêng của mình : sau khi nghe bác sĩ nói về việc thiếu Kẽm, mình suy ra là da mình vốn cũng khô, có thể mình cũng thiếu kẽm, nên khi cho con bú có thể sữa mình cũng thiếu kẽm, nên con gái mình nó bị thiếu kẽm trầm trọng.

Sau khi đi khám về mình cho bé uống 1 chai kẽm, nó hết 70% sau 10 ngày, bác sĩ cho uống tiếp thì hết luôn 100%, nhưng bác sĩ nói chàm này thuộc chàm thể tạng (từ trong phát ra do di truyền) cho nên nó sẽ tái lại nhưng mức độ không nặng như vậy.

Quả thật là từ tháng thứ 9 đến nay 32 tháng, bé mình không hề tái lại nặng nề như vậy nữa, nó vẫn bị ngứa do da hơi sần sần nổi theo chu kỳ, mình cứ cho ăn bổ sung kẽm và bôi thuốc hằng ngày nó bớt ngứa.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

hình ảnh bé bị lác sữa

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt

Thường lác sữa hay có ở trẻ dưới sáu tháng tuổi, bú bình, không bú sữa mẹ. Các loại sữa bột trên thị trường thường chứa nhiều chất bổ giúp phát triển trí thông minh và tăng trưởng nhưng chính những chất này lại thường là nguyên nhân gây dị ứng (lác sữa) cho trẻ.

Để hạn chế lác sữa, bạn nên lựa chọn sữa càng có ít chất tăng trưởng càng tốt hoặc đổi sang dùng loại sữa khác mỗi khi cháu bị lác sữa. Không nên thoa thuốc corticoit (Eumovate) vì có thể gây tác dụng phụ cho da mặt cháu như teo da, rối loạn sắc tố da.

Không nên lạm dụng thuốc này vì da cháu còn non (mỏng) có thể bị kích thích do các hóa chất có trong thuốc. Nếu cháu bị ngứa, có thể cho uống xirô chống ngứa. Nếu da mặt bị rỉ dịch, chị có thể cho cháu uống một ít kháng sinh chống bội nhiễm. Thường thì khi được trên sáu tháng tuổi, cháu sẽ tự khỏi bệnh.

Lác sữa là loại bệnh chàm thể tạng gặp ở trẻ em từ 1 tháng tuổi. Đầu tiên xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở 2 bên má sau đó có thể xuất hiện thêm ở cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ hơn. Trẻ hay ngứa gãi nhiều.

Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, bệnh có thể biến mất mà không còn để lại dấu vết gì. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em rất phức tạp, khó phát hiện được, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh lác sữa.

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt

nguyên nhân trẻ bị lác sữa

Nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh.

Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…

Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng…

dấu hiệu bệnh chàm sữa

dấu hiệu lác sữa có các biểu hiện sau mà cha mẹ có thể quan sát:

Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy.

Khi bị bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da.

Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 2 tuổi. Nếu sau 2 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

Những yếu tố làm bệnh nặng thêm

  • Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
  • Tiền sử bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng.
  • Khí hậu nóng, lạnh hay khô. Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.
  • Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc…
  • Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí, thú nuôi…)
  • Tiêm phòng, đặc biệt là tiêm phòng đậu mùa. Khi đó, trẻ sẽ có các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại, và có biến chứng: chàm bị chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.

cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em

  • Khi tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như Milian, Eosin…
  • Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (7- 10 ngày);
  • Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid.
  • Không nên tiêm chủng ngừa cho bé nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.
  • Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.

Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…

chàm sữa có tự hết không

Lác sữa có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây dị ứng được giải quyết. Chỉ điều trị lác sữa khi cháu bị ngứa gây mất ngủ, thương tổn rỉ nước, nhiễm trùng. Không nên tự ý thoa các loại thuốc bôi bán trên thị trường nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên rửa bằng thuốc tím pha loãng với nước ấm, có màu hồng nhạt. Không đưa trẻ đi chích ngừa hoặc tiếp xúc với môi trường dễ lây lan như bệnh viện trong lúc đang bị lác sữa…

Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Do đó, trẻ cần được chăm sóc và điều trị ngay khi có dấu hiệu bệnh

Chế độ dinh dưỡng

Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển…

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị lác sữa

Bạn cần chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel…

Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).

Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

Không nên chủng ngừa cho bé hoặc để bé tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa.

Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không phải điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.

Cách phòng tránh bệnh chàm (lác sữa ) cho trẻ sơ sinh

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.
  • Khi trẻ còn bú mẹ, bạn nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.

Tìm hiểu bị chàm sữa là gì

chàm sữa có chữa khỏi không, chàm sữa ở trẻ sơ sinh, bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ, chàm sữa và cách chữa, chữa chàm sữa bằng dầu dừa, hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh, hình ảnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, bé bị chàm khô, trẻ sơ sinh bị chàm bôi thuốc gì, bé bị lác đồng tiền

1 / Gentle Monster gây sợ hãi với mẫu kính da người, đầu thú

Để đối phó với câu chuyện giãn cách xã hội thời điểm Covid-19, nhiều thương hiệu đưa ra giải pháp, sáng kiến dựa trên nền tảng kỹ thuật số nhằm giới thiệu sản phẩm mới. Từ trải nghiệm thực tế ảo cho đến buổi triển lãm trực tuyến, các nhà mốt hướng đến câu chuyện tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ trong thời trang. Mới đây, Gentle Monster mang đến sự độc đáo với bộ sưu tập mang tên "Redefinition of Eyewear" (tạm dịch: Định nghĩa lại mắt kính). Dự án này của thương hiệu Hàn Quốc nhằm mục đích dựa trên nền tảng kỹ thuật số tạo sự tiếp cận gần hơn của công chúng đến sản phẩm. Họ tạo nên những chiếc mắt kính bằng cách truyền thống, rồi thông qua ứng dụng trên...

2 / Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo tiêu chuẩn của WHO

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn theo chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO đưa ra vào năm 2017 dành cho trẻ em châu Á và trẻ em Việt Nam các mẹ có thể theo dõi để biết được con đang phát triển đúng chuẩn hay là thiếu dinh dưỡng để có biện pháp can thiệp kịp thời.Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và chiều cao chuẩn Tương tự như bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi, dựa vào bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO 2017  được chia theo giới tính của bé mẹ sẽ biết được cụ thể thông tin  ví dụ như là sơ sinh tương đương với bé 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa, trẻ 2 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là vừa ...v...v..[caption id="attachment_12929"...

3 / Giá các loại sữa bột trên thị trường Việt Nam dành cho bé từ 0 đến 3 tuổi

Giá các loại sữa bột trên thị trường việt nam bao gồm giá các loại sữa bột cho sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi, bé trên dưới 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi giúp tăng cân tốt.giá sữa ensure gold cho người già mới nhất Bảng giá sữa TH True Milk Giá sữa vinamilkGiá các loại sữa bột trên thị trường [caption id="attachment_13219" align="aligncenter" width="670"] Giá các loại sữa bột trên thị trường[/caption] các loại sữa bột trên thị trường việt namSữa Cô Gái Hà Lan Có thể đặt mua online tại ShoppeeSữa bột Dutch Lady Cô gái Hà Lan 456- hộp 900- Dành cho bé trên 3 tuổi: 175.000VNDSữa bột Dutch Lady Cô gái Hà Lan Gold 456- hộp 900 – Dành cho bé trên 3 tuổi: 225.000VNDSữa bột Dutch Lady...

4 / Đặt tên thánh cho nam công giáo ý nghĩa & ngày lễ kính các thánh chi tiết

Với mỗi người công giáo ngoài tên cha mẹ đặt cho con trai hay, đẹp thì bên cạnh đó còn có tên thánh cho nam (còn gọi là tên bổn mạng) khi làm phép rửa tội. Nhưng nếu cha mẹ biết cụ thể từng ngày bổn mạng cũng như ý nghĩa cái tên được đặt cho con hẳn sẽ dễ dàng hơn khi chọn tên hợp với mong mỏi cũng như ý nguyện của mình hơn.đặt tên thánh cho nam Dưới dây là gợi ý hơn 30 tên thánh danh đặt cho con trai với ngày lễ kính kèm theo từng vị thánh cũng như ý nghĩa của các tên thánh cụ thể mà người đặt muốn noi gương là gì.Những hình ảnh & ý nghĩa các tên thánh này được dẫn nguồn từ trang web nhacthanh.net chia sẻ tại đây để mọi người tham khảo thêm rộng rãi hơn cũng như hiểu...

5 / buổi chiều nên ăn gì để giảm cân?

Buổi chiều nên ăn gì để giảm cân thật sự không quá khó để chọn lựa vì vậy bạn không nên nhịn ăn chiều giảm cân mà có thể sử dụng các món ăn vặt như cóc ngâm, salad rau, ngũ cốc nguyên hạt để thay thế nhé.Hàm lượng calo trong thức ăn hàng ngày Hàm lượng calo trong các loại thực phẩmnhịn ăn chiều giảm cân Khi bạn để cơ thể quá đói cơ thể sẽ dừng việc sử dụng chất béo mà thay vào đó nó phá vỡ các mô cơ, calo trên các mô cơ nhiều hơn các chất béo. Vì vậy bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính là rất cần thiết nếu bạn muốn giảm cân.Dù giảm cân nhưng bạn vẫn cần có bữa ăn phụ buổi chiều, đây cũng là cách ăn để giảm cân hiệu quả. Bữa ăn chiều của bạn nên...