Nếu mẹ lo lắng không biết bé bị chàm sữa phải làm sao? chàm sữa có chữa khỏi không thì có thể tham khảo những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh nhanh nhất như chia sẻ tại đây.
bé bị chàm sữa phải làm sao
Khá nhiều mẹ đưa ra vấn đề này hỏi trên các diễn đàn cha mẹ và được mọi người tư vấn rất nhiều cách khách nhau.

bé bị chàm sữa phải làm sao
- Hôm trước mình đưa bé đi chích ngừa thì bs nhi bảo bị lác sữa, cho Milian và Cetaphil. Nhưng lúc trước mình có dùng thử Milian rồi, thuốc đó giống như mực xanh vậy, bôi lên mặt bé thì bớt được chút ít nhưng bẩn lắm, lem nhem ra cả bao tay, áo, rồi lúc tróc mài nó ra mấy cái bụi xanh rơi vào mắt, tai, miệng bé nên mình ko muốn dùng lại. Mình nghe chỉ mẹo bôi sữa mẹ lên, mình cũng bắt đầu thử hôm nay thì vẫn chưa thấy bớt. Ko biết có mẹ nào dùng mẹo lấy chuối chát chà lên chưa nhỉ? Mình nghe chỉ nhưng sợ hại da bé nên vẫn chưa dám áp dụng.
- Các mẹ ơi, thực sự bé nhà mình chẳng khỏi hẳn được. Cứ thoa thuốc đôi ba ngày hết, nhưng vài ngày sau thì bị lại. Elomet cũng như các loại thuốc có chứa corticosteroid, có tác hại nếu điều trị lâu dài, nên mình dùng được 2 lần thì ko dám dùng tiếp nữa. Bác sĩ chỉ cho thoa Milian dung dịch màu xanh tím – cái này thì lành tính, nhưng lại xấu xí lem luốc. Bs & các tài liệu trên mạng đều nói bệnh này phải 1-2 tuổi thì bé mới khỏi hẳn được. Hic… đành sống chung với lũ vậy!
Các mẹ ơi, bé nhà mình bị lác sữa từ tháng thứ 1 đến giờ hơn 2 tháng rồi mà vẫn ko khỏi. Mình có thử thoa Milian, cho bé tắm trà xanh, thoa thử bepanthen… mà 2 má bé vẫn đỏ lừ, sần sùi, bé lại hay lấy 2 tay chà lên mặt (có phải do bé ngứa ngáy khó chịu chăng?). Có người chỉ mình mua chuối chát về cắt lát ra rồi chà lên mặt bé, có người thì bảo lấy sữa mẹ thoa hoặc liếm mặt bé, nhưng những cách đó mình sợ mất vệ sinh, sợ gây ra nhiễm trùng nên chưa dám áp dụng. Giờ nhìn mặt con đỏ lừ, sần sần mà thương quá! Có mẹ nào có kinh nghiệm chữa khỏi lác sữa thì chỉ giúp mình cách trị cho dứt với!!!!
Em bé nhà mình cũng mới được hơn 5 tuần tuổi, bị mụn sữa và nổi mẩn, sần đỏ hai má kiểu chàm sữa. Mình không dùng mẹo gì cả, mua kem Eumovate của GlaxoSmithKline về bôi hai lần là hết, mặc dù bác sỹ sơ sinh dặn phải bôi 10 lần nhưng chỉ 2 lần là mất hết các vết sần đỏ. Mẹ cháu mua ngay đi không má cháu bị chảy nước thì tội nghiệp lắm. Mỗi lần bôi thì chỉ lấy một ít bằng hạt đậu xanh, và xoa một lớp mỏng thôi nhé, đừng thoa lớp dày, hại da em bé.
Nếu có thể, hàng ngày em hãy rửa mặt cho con bằng nước rửa mặt Cetaphil , loại dành cho Da nhạy cảm và không có Mùi thơm…. Sau đó em mua thuốc Elomet cream về Bôi cho bé. Nếu bé bị cả ở tay, chân hoặc ngừoi thì em hãy bôi thử lên tay, chân hoặc người cho con trước xem con thế nào rồi hãy bôi lên mặt cho chắc ăn. Ngày bôi 1-2 lần, bôi 1 lớp thật là mỏng vào vùng da bị mẩn đỏ. ….Bảo đảm 2-3 ngày sau là giảm hẳn. Ngày mai em hãy làm thử đi rồi lên đây báo kết quả xem tình hình thế nào.
Đừng có bôi Sữa mẹ, chuối chát , khoai tây gì cả……Không hết đâu em.
Hồi đó cháu mình cũng bị lác sữa, bà nội bà ngoại dùng đủ mọi mẹo như thoa sữa, thoa nước miếng cũng không khỏi, cuối cùng phải đem bé tới bác sỹ, bác sỹ chỉ cho cách pha loãng dung dịch vệ sinh phụ nữ rồi thoa nhẹ vào mặt bé, kiên trì 1, 2 tuần thì bé hết. Đấy là mình kể kinh nghiệm nhà mình, hi vọng bé nhà bạn mau khỏi.
Mình thấy có nhiều mẹ hỏi về chàm sữa, cách phân biệt và điều trị nên hôm nay mình chia sẻ một số kiến thức và kinh nghiệm của mình về bệnh chàm sữa (lác sữa) ở trẻ sơ sinh. Mình nói kinh nghiệm là vì hồi bé mình 2 tháng cũng bị lác sữa và mình đã cho bé đi khám, tìm hiểu thông tin và chữa khỏi. Bé nhà mình bị nhẹ và phát hiện sớm nên bác sĩ không cho uống thuốc gì hết, chỉ kê toa mua milian (dung dịch màu xanh, có 2.500đ/lọ) về thoa cho bé ngày 3 lần. Tuy có hơi xấu lúc bôi thuốc nhưng an toàn da của bé và hiệu quả.
bệnh chàm sữa ở trẻ em
bệnh chàm sữa ở trẻ em là một dạng bệnh viêm ngoài da, không lây từ trẻ này sang trẻ khác, chỉ lan trên cơ thể trẻ bệnh.Các vị trí thường bị: mặt, hai bên má, vị trí đối xứng, có thể lan ra những chỗ khác trên người.
dấu hiệu bé bị chàm sữa
bệnh chàm sữa ở trẻ em có những dấu hiệu sau mà mẹ có thể quan sát được bằng mắt thường
- Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.
- Da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên
- Bé của bạn sẽ có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi.
- Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như : cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.
- Bé của bạn trằn trọc trong giấc ngủ.
nguyên nhân gây ra chàm sữa
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Bệnh có thể xảy ra đối với người có cơ địa dễ dị ứng, cha/mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết…đó là những yếu tố làm trẻ dễ mắc bệnh.
Da khô có xu hướng dị ứng chàm thường xảy ra đối với trẻ có làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít. Vì vậy da bé dễ bị tổn thương hơn và cho phép sự thâm nhập của các tác nhân bên ngoài dẫn đễn quá trình da bị viêm. Sự phá hủy hàng rào chắn này sẽ dẫn tới những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng.
Bên cạnh đó, chất gây dị ứng cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Chất gây dị ứng có thể là: nấm mốc, bụi, ve, bọ chét, lông chó/mèo…hay các bệnh về rối loạn tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…
Những thực phẩm cần tránh khi bá bị chàm sữa (lác sữa): trứng, đậu phộng, hải sản, thực phẩm lên men.
chăm sóc trẻ bị chàm sữa
Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị chàm sữa sẽ xoay qua các vấn đề như là cách tắm cho bé, quần áo của bé, phòng của bé & thực phẩm.
cách tắm cho bé sơ sinh cho bé bị chàm sữa
- Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi
- Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen qua lâu (5 đến 10 phút) trong nước ấm không được quá nóng (36oC) sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng khi tắm cho bé.
- Làm khô da bé bằng khăn cotton 100% một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da mà không lau quá mạnh.
- Làm ẩm da bé sau khi tắm bằng một loại kem dưỡng ẩm da thích hợp.
- Kết hợp với Nước làm sạch không cần rửa lại đặc biệt để vệ sinh trong ngày
phòng cho trẻ sơ sinh
- Hãy làm ẩm phòng của bé. độ ẩm trong phòng cho trẻ sơ sinh
- Để phòng của bé thật thoáng khí bằng cách bật máy điều hòa thường xuyên, hạn chế để bé của bạn trong một căn phòng có đầy khói
- Quét dọn phòng bé thường xuyên để tránh bụi và vụn vải (vải trải thảm, vải lông…)
Quần áo của bé :
- Hãy sử dụng quấn áo lót bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé.
- Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải
Thực phẩm của bé:
- Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.
- Chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi
- Trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá
chàm sữa và cách chữa
Các mẹ lên mạng tìm kiếm thông tin có thể bắt gặp khá nhiều hướng dẫn về chàm sữa và cách điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ bị chàm sữa ở giai đoạn đầu và giai đoạn cấp thì không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.
Không nên chủng ngừa nhất là đậu mùa vì có thể đưa đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu, có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, trung tâm lõm, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, lành để lại sẹo như mặt rỗ.
Bạn cũng không nên dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm, nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng kháng sinh.
Bé bị chàm sữa nặng
Da bị nứt nẻ gây chảy máu hay chảy nước vàng.
Bước 1: Lau sạch vùng da nơi ấy cho con bằng bông gòn hay gạc y tế với dung dịch nước muối sinh lý (lọ nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nhỏ muỗi).
Bước 2: Sau đó mua 1 lọ thuốc xát trùng BETADINE về dùng thoa lên vùng da đang bị viêm, ngày 2 lần. Bôi 2-3 ngày cho da nơi ấy khô mặt, không còn chảy máu hay nước vàng nữa thì ngưng.
Bước 3: Sau khi ngưng bôi BETADINE, mua củ nghệ tươi về giã lấy nước bôi lên da bị chàm đã hết viêm nhiễm, đã khô mặt, ngày 2 lần cho mau lành da. Bôi 3-5 ngày tùy theo tình trạng viêm da nặng hay nhẹ.
Bước 4: Sau khi ngưng bôi nghệ tươi, mẹ thoa cho con sữa dưỡng ẩm mỗi ngày, ngày 2-3 lần mà không cần ngưng lại.
bé bị chàm sữa phải làm sao
Các mẹ muốn biết bé bị chàm sữa bôi gì có thể tham khảo các loại bôi ngoài da như sau
- DẦU DỪA: Hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lau khô người, nhất là vùng da bị chàm sữa cho trẻ bằng khăn sạch rồi bôi một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trẻ, để 15 phút sau đó lấy giấy thấm bớt lượng dầu còn thừa trên da. Trước khi đi ngủ thực hiện thêm 1 lần tương tự. Các bạn cần thường xuyên thực hiện bôi dầu dừa và đảm bảo về sinh sạch sẽ cho da bé để nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện của bệnh chàm sữa hiệu quả.
- Aderma Exomega: là kem dưỡng ẩm chiết xuất từ mạ yến mạch Rhealba và acid béo, Glycerin 5%. Gíup làm dịu những kích ứng và khó chịu ở da, Làm ẩm da, giảm khô da. Chai 200ml giá khoảng 450.000k
- SỮA TẮM CETAPHIL: Dùng tắm hàng ngày ở trẻ bị rôm sảy, hăm da, ngứa da, bị chàm, da nhạy cảm, dễ kích ứng. Chai nhỏ 120ml giá khoảng 180k
Có 2 cách sử dụng: Không dùng với nước: Thoa lên da và xoa nhẹ. Lau sạch phần dư bằng vải mềm. Dùng với nước: thoa lên da và xoa nhẹ. Sau đó rửa bằng nước. - Physiogel cream có tác dụng: Giảm ngứa, đỏ da, viêm da, chàm, viêm da cơ địa tái phát, sử dụng an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Giá bán tại các nhà thuốc khoảng 180.000 đồng/chai.
LƯU Ý: Không bôi các loại sữa dưỡng ẩm hay dầu cho trẻ khi da đang bị viêm nặng, nứt nẻ hay sưng tấy, có mủ, chỉ dùng để giữ ẩm và ngừa tái phát sau khi vùng da bị chàm đã được điều trị hết viêm sưng ở các bước trên.
Trường hợp bé bị kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa da liễu. Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ! Theo chúng tôi, bạn nên đưa bé tái khám sau mỗi đợt điều trị để chữa dứt điểm cho bé!
Xem thêm hướng dẫn mẹ cách bổ sung vitamin D cho bé & danh sách bác sĩ nhi nổi tiếng ở Hà Nội: