Nhiều mẹ muốn biết cách bảo quản sữa mẹ khi đi làm để bé yêu vẫn được ti sữa mẹ khi mẹ đã đi làm trở lại. Vậy bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào tốt nhất và đảm bảo được dưỡng chất cho bé. Cùng benconmoingay.net tìm hiểu về phương pháp vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách nhất nhé.
Nên bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào?
Cách trữ sữa mẹ khi đi làm rất tiện lợi cho các mẹ làm việc văn phòng và pảhi trở lại làm việc sau thời gian 6 tháng nghỉ việc chăm con.
Lợi ích của việc này thì quá rõ ràng rồi đúng không các mẹ, các bé vẫn được ti sữa mẹ tròng tời gian dài nhất mà không cần phải có mẹ bên cạnh. Lợi ích thứ 2 nữa là tập cho bé bú bình để sau này dễ thích nghi hơn với các thay đổit rong quá trình phát triển, cũng là một mẹo nhỏ để các bé không quá kén sự thay đổi và mau chóng thích nghi theo độ tuổi của mình, ví dụ như là sẽ tập ăn dặm ..v..v..

bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào
Sữa mẹ khác với sữa bột ở chỗ có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không mất đi giá trị dinh dưỡng. Sữa mẹ đông lạnh và đông đá vẫn đầy đủ chất và các đặctính vi sinh và vẫn tốt cho bé hơn là sữa công thức nếu được thực hiện đúng cách.
dụng cụ để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
- Bình sữa hoặc ly trữ sữa bằng nhựa hoặc thuỷ tinh (bằng nhựa nhớ dùng loại nhựa BPA free nhé). Rửa và dùng lại được nhiều lần
- Túi trữ sữa: Thị trường bán rất nhiều loại. Các bạn tìm hiểu trên mạng để nghiên cứu nhé. Bịch thì chỉ dung 1 lần, xài xong là bỏ.
- Bút lông dầu (loại không lem) để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch để nhớ hạn sử dụng của sữa.
Sữa mẹ đã hút ra nhưng chưa dùng ngay có thể được bảo quản lạnh, hoặc đông đá như sau
thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh và ở nhiệt độ phòng
thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh và trong nhiệt độ phòng thì các mẹ nên lưu ý như sau:
- Sữa để ngoài nhiệt độ phòng trên 26 độ C: để tối đa 1 tiếng
- Sữa để trong phòng máy lạnh,nhiệt độ dưới 26 độ C: Tối đa 6 tiếng
- Sữa để trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 tiếng
- Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh 1 cửa): tối đa 2 tuần
- Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): tối đa 4 tháng
- Tủ đông lạnh chuyên dụng: tối đa 6 tháng
Tư vấn cách hâm sữa mẹ như thế nào cho đúng:
Sữa để trong ngăn mát cứ đến giờ bú các bạn cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm, nhiệt độ 40 độ C cho bé bú (tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi mất dinh dưỡng của sữa nhé). Sữa để tủ lạnh lấy ra bạn sẽ thấy có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm xong bạn nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn.
Để trữ sữa me tiết kiệm chỗ trong ngăn đá, các bạn ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng túi. Bạn mua thêm túi trữ thức ăn có khóa zipper (siêu thị nào cũng có bán), 1 túi này có thể đựng được 5-7 túi trữ sữa,cho các túi trữ sữa nhỏ vào, khoá dây kéo và cho vào tủ lạnh. Các bạn có thể thay túi bằng hộp nhựa nhưng dùng hộp nhựa thì tốn diện tích hơn.
cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá
Để tủ lạnh gần 4 tháng thì phần sữa đông lạnh sẽ gần hết hạn sử dụng, lúc này là lúc lấy sữa đông lạnh ra sử dụng. Còn sữa mới hút thì lại cất đông lạnh. Các bạn chuyển bình sữa hoặc túi trữ sữa đông đá từ ngăn đá xuống ngăn mát để tan dần. Khi sữa tan, các bạn cho phần sữa cần dùng ra bình rồi hâm 40 độ C trước khi cho bé bú. Phần sữa này sử dụng trong vòng 24h nhé.
Lưu ý rã đông sữa mẹ đúng cách & đảm bảo dinh dưỡng
Sữa đã rã đông không bú hết thì phải bỏ đi, không được dùng lại hay trữ lại. Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt. Không lắc bình sữa rã đông, tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Lắc mạnh hay thay đổi đột ngột nhiệt độ sữa mẹ sẽlàm mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể).
Các kháng thể Lactoferrin, lysozyne… chỉ phát huy được chức năng bảo vệ kỳ diệu như: chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột… khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu của nó Một vài cấu trúc có thể vẫn được giữ nguyên khi bị tác động,một số khác có thể bị gãy thành các amino acids dinh dưỡng – vẫn có lợi ích dinh dưỡng, nhưng mất lợi ích bảo vệ.
cách hâm nóng sữa mẹ, bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, túi đựng sữa mẹ, bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào, bảo quản sữa mẹ như thế nào, túi bảo quản sữa mẹ, cách vắt sữa bằng tay, tủ đông trữ sữa mẹ, bình trữ sữa