Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của thai nhi theo từng tuần chuẩn sẽ giúp bác sĩ biết được tình trạng của em bé theo tuần thai của mẹ bầu đang khoẻ mạnh hay không, mẹ có cần bổ sung thêm dinh dưỡng hay cần kiêng khem món gì trong thựuc đơn hàng ngày.
Chiều cao cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi
Ngay từ khi những tuần đầu tiên hình thành phôi thai thì em bé đã có được một kích thước tương đối để có thể đo được nhưng không hẳn là các bé đều như nhau mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, sức khoẻ mẹ khi mang thai.

Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của thai nhi
Dựa vào chiều cao, cân nặng của thai nhi khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ hàng tháng hay theo lịch của bác sĩ, bác sĩ phụ trách thăm khám sẽ báo cho mẹ bầu biết được tình trạng hiện tại của em bé đang như thế nào, có phát triẻn bình thường hay không.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất
Tuần thai | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 g |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 g |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 g |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 g |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 g |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 g |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 g |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 g |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 g |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 g |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 g |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 g |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 g |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 g |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 g |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 g |
Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 g |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 g |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 g |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 g |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 g |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 g |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 g |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 g |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 g |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 g |
Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 g |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 g |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 g |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 g |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 g |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 g |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 g |
Cân nặng phát triển bình thường của thai nhi phụ thuộc vào điều gì?
Nguyên nhân và hậu quả khi thai nhẹ cân, theo các bác sĩ sản khoa, mỗi đứa trẻ chào đời với cân nặng dưới 2,5kg đều được coi là nhẹ cân. Các bé nhẹ cân thường có nguy cơ bị ngạt cao trong quá trình lọt lòng. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ khác.
Mỗi người đều là một cá thể riêng biệt, ngay từ trong bụng mẹ đã là như vậy, bạn đừng quá để tâm so sánh con mình với con nhà người ta. Hãy để bác sỹ giúp bạn ước tính cân nặng của con, và nếu bác không lưu ý gì thì tức là bạn không cần phải lo lắng, con vẫn ở trong khoảng cho phép.
Làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh?
Thai nhỏ quá dẫn đến nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, dễ bị viêm phổi, sức đề kháng kém, chỉ số thông minh thấp hơn bạn bè, dễ bị kích động và khó tập trung…
Nếu bác sỹ cho rằng thai của bạn nhỏ dưới mức trung bình, hãy làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến điều này – chức năng của nhau thai có tốt không, có vận chuyển đủ các chất dinh dưỡng đến thai không, dây rốn có gặp phải vấn đề gì không, chế độ dinh dưỡng của mẹ đã đúng hay chưa, mẹ có thường xuyên bị căng thẳng hay không. Xác định được nguyên nhân, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn, áp dụng các biện pháp thư giãn, nghỉ ngơi, điều trị nếu cần thiết.
Vậy do đâu bé lại bị nhẹ cân?
Trẻ nhẹ cân thường do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Trước và trong thai kỳ, người mẹ đã bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc bị “lệch” dinh dưỡng trong khẩu phần ăn sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Ngoài ra, nếu mẹ có ăn uống đầy đủ nhưng thiếu khoa học cũng khiến thai nhi hấp thụ kém và không tăng trọng. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên các bà mẹ mang thai nên tăng từ 10-12 kg trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
- Di truyền từ mẹ có vóc dáng nhỏ bé hoặc cân nặng gần đến mức suy sinh dưỡng.
- Mẹ mang đa thai là một trường hợp phổ biến sinh trẻ nhẹ cân.
- Người mẹ mắc các bệnh như huyết áp thấp, các bệnh về thận, tiền sản giật, nhiễm trùng tử cung… cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Thai nhi nhẹ cân phải làm sao?
Có những biện pháp giúp mẹ có thể phòng ngừa được hiện tượng suy dinh dưỡng bào thai như sau:
- Trong thai kỳ, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với thực phẩm đa dạng theo 4 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin và chất béo. Đặc biệt, mẹ cần bổ sung thêm acid folic trước và trong thai kỳ bên cạnh những khoáng chất quan trọng khác như sắt, canxi…
- Tuyệt đối không dùng thuốc lá và các chất kích thích trong thai kỳ.
- Tạo cho mình môi trường sống lành mạnh, ít tiếp xúc với những hóa chất độc hại.
- Kiểm tra răng miệng trước thai kỳ để tránh nguy cơ nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến nhau thai.
Người mẹ cần phải điều chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Tránh ăn những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ và chất ngọt để tránh nguy cơ tiểu đường thai nhi có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Tuân thủ lịch khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường về nồng độ đường huyết trong máu và điều trị kịp thời trước khi xảy ra những biến chứng. Chỉ số cân nặng thai nhi trong những lần khám thai cuối kỳ cũng sẽ cho bạn biết trước khả năng sinh mổ hay sinh thường trong kỳ khai hoa nở nhụy.
Vận động trong thai kỳ đem lại cho người mẹ một tinh thần thoải mái và một thể chất cân bằng ổn định. Do đó, mẹ cần phải vận động điều độ trong các tuần của thai kỳ để đạt được điều này.
Thai nhi nặng cân
Người mẹ cần phải điều chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Tránh ăn những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ và chất ngọt để tránh nguy cơ tiểu đường thai nhi có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Tuân thủ Khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường về nồng độ đường huyết trong máu và điều trị kịp thời trước khi xảy ra những biến chứng. Chỉ số cân nặng thai nhi trong những lần khám thai cuối kỳ cũng sẽ cho bạn biết trước khả năng sinh mổ hay sinh thường trong kỳ khai hoa nở nhụy.
Vận động trong thai kỳ đem lại cho người mẹ một tinh thần thoải mái và một thể chất cân bằng ổn định. Do đó, mẹ cần phải vận động điều độ trong các tuần của thai kỳ để đạt được điều này.