bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần

13:16 18/03/2023

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần:  Ngay cả khi đi siêu âm về rồi, biết được cân nặng của bé rồi mẹ cũng vẫn băn khoăn không biết con có bị nhẹ cân quá không, có phát triển tốt không? Vì vậy mẹ hãy so sánh với bảng chuẩn cân nặng mà benconmoingay.net chia sẻ nhé.

bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần

Ngay cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mức độ phát triển của thai nhi đã không giống nhau. Vì vậy, những con số sau đây chỉ mang tính tham khảo nhất định, chiều dài và cân nặng của bé cưng có thể “xê xích” đôi chút. Thông thường, do trước 20 tuần tuổi, bé thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên các bác sĩ sẽ chỉ đo từ đầu đến mông. Sau 20 tuần, thai sẽ được đo từ đầu đến gót chân.

bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần

bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần

Bảng cân nặng thai nhi trên chỉ được tính theo mức trung bình, điều này có nghĩa là có bé có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với số liệu được ghi trong bản. Ngoài ra, chỉ số chiều dài của bé được tính như sau: Từ tuần thứ 8 – 20, chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông bé ( do chân bé lúc này vẫn còn cuộn tròn cùng cơ thể cho nên rất khó để đo) và từ tuần 21 – 40 chiều dài của bé được đo từ đầu cho đến chân.

bà bầu tăng cân theo từng giai đoạn

Tam cá nguyệt đầu tiên

Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (từ sau kỳ kinh nguyệt cuối), bạn nên tăng khoảng 450-700g mỗi tháng và khoảng 1,5 – 2,5kg trong cả giai đoạn. Bạn cần thêm 200 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với 1 ly sữa không béo và 2 lát thịt ức gà).Với bé, thai nhi đến tuần thứ 12 sẽ có cân nặng khoảng 18g và dài 6,5cm. Hầu hết các mẹ chưa cảm nhận được sự thay đổi nhiều về trọng lượng của bé, hãy bổ sung đều đặn chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất… bình thường. Đừng dồn ép cơ thể bằng việc nạp quá nhiều và quá sớm các dưỡng chất này ở tam cá nguyệt đầu tiên.

Tam cá nguyệt thứ hai

Trong 13 tuần tiếp theo (từ tuần thứ 13 đến 25) của thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng từ 5 – 6,5kg trong cả giai đoạn. Bạn sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với một ly sinh tố cam – cà rốt và một hộp sữa chua trái cây).Chỉ số cơ thể của thai nhi trong ba tháng giữa có xu hướng tăng từ từ theo từng tuần rõ rệt. Thông thường đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.

Tam cá nguyệt thứ ba

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, từ tuần thứ 26 trở đi, sự thèm ăn của thai phụ đa phần tăng lên, nhưng nếu bạn bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng thì nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên. Trọng lượng của mẹ ở tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36-38 là 12 -13kg (so với cân nặng trước khi mang thai). Cân nặng lý tưởng khi mang bầu thường là ở mốc này vì nếu bạn giữ được mức dưới 13kg thì sau khi sinh bé, bạn sẽ dễ trở về với trọng lượng ban đầu nhất. Tuần 40-41, đa phần các thai phụ bị sụt cân một chút nhưng không đáng kể, đây là giai đoạn chuẩn bị lâm bồn.

bà bầu cần ăn gì trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.

Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.

Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

  • Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
  • Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
  • Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
  • Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
  • Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
    Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.

Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…

Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.

Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

ăn gì trong 3 tháng giữa mang thai

3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm giác khó chịu ốm nghén mang lại và cũng dần quen với những thay đổi của hormone. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tập trung bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.

Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mỗi bữa mẹ bầu nên tăng thêm khoảng 300 – 350 calories. Mỗi tháng, bạn phải tăng lên từ 2-2,5 kg để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu không nên bỏ qua những dưỡng chất sau đây:

– Vitamin D: Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và duy trì mức độ canxi, phốt pho, giúp phát triển răng và xương cho thai nhi. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe trẻ em của trường đại học Western Australia, cung cấp đầy đủ vitamin D khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ sau này.

– DHA: Chiếm 20% trong lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc, DHA đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh truyền tin nhanh và chính xác hơn.

– Vitamin A: Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cả tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi, vitamin A còn giúp hạn chế nguy cơ bị hẹn suyễn của các bé sau khi sinh.

bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng cuối

Có thể nói thời điểm mang thai ở 3 tháng giữa thai kỳ là thời gian bạn có thể ăn uống thoải mái nhất. Tuy nhiên, lưu ý tránh một số thức ăn sau đây:

Phô mai mềm

Các chế phẩm từ sữa được khuyến khích, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng là những loại thực phẩm nên tránh vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria – một loại vi khuẩn có hại cho thai nhi, có thể gây sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng máu.

Món tái

Tất cả những món nấu không chín kỹ: bò tái, cá sống, sushi, hàu tái chanh … đều cần thiết phải tránh. Bởi chúng có khả năng gây ra ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Phụ gia thực phẩm

Chất phụ gia cần tránh là bột ngọt, bột nêm vì chúng có thể gây rối loạn dạ dày, đau đầu. Phẩm màu nhân tạo cũng phải tránh xa nhất là màu xanh, màu đỏ và vàng. Trong giai đoạn này nếu có thể bạn hãy chế biến tại nhà thay vì hàng quán để có thể kiểm soát lượng phụ gia vào người.

phụ nữ mang thai 3 tháng cuối nên ăn gì

Ngoài việc cần ghi nhớ các thực phẩm, vitamin khoáng chất cần được bổ sung trên. Các mẹ bầu cũng phải cần lưu ý một số thực phẩm chúng ta không nên sử dụng nhiều trong 3 tháng cuối như:

  • Nước có chất kích thích như bia, rượu, cafe
  • Không nên ăn ngọt nhiều, vì ăn ngọt trong thời kỳ này rất dễ tăng cân và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Han chế ăn nhiều tinh bột, chất béo nhiều vì có thể làm tăng cân rất nhanh
  • Mẹ bầu không nên ăn mặn vì có gây tình trạng tích trữ muối, nước, gây phù, huyết áp cao, sản giật và tiền sản giật thai nguy cơ cho cả mẹ và em bé.
  • Hạn chế ăn ngoài đường, vỉa hè.
  • Hạn chế ăn kem, uống nước lạnh, nước đá có thể ảnh hưởng đến huyết khối hoặc viêm họng của thai phụ.
    Các vitamin và thuốc bổ nên được sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng

bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần

can nang cua tuoi thai
bảng chuẩn cân nặng – chiều dài thai nhi theo tuần
cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi và mẹ
cân nặng và kích thước thai nhi
kich thuoc thai nhi theo tuan tuoi
bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi 32 tuần tuổi
chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tuần

1 / Nước tăng lực bò húc: lợi & hại khi uống đúng & sai mục đích

Rất nhiều bài báo đã đề cập đến vấn đề sử dụng nước tăng lực mà người tiêu dùng gặp phải. Nước Tăng Lực Bò Húc Red Bull có những lợi ích nhất định khi uống đúng với nhu cầu & thời điểm, ngược lại sẽ có nhưng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.Thành phần của Nước Tăng Lực Bò Húc Trước khi uống một loai thức uống đóng chai, lon hay có nắp đậy & ghi chi tiết thành phần các chất bên hông bạn cũng cần tập cho mình thói quen xem qua thành phần chi tiết bao gồm những chất gì, có ảnh hưởng đến các bệnh hay triệu chứng cơ thể mà mình có thể gặp hay không.Không riêng gì nước tăng lực tê giác húc, bò húc mà cả các loai nước có ga, sữa, nước trái...

2 / Chỉ số BMI chuẩn châu Á cho nam và nữ – Bảng tính chiều cao cân nặng lý tưởng

chỉ số BMI chuẩn châu á hay còn chỉ số khối cơ thể BMI xác định tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của người trưởng thành bình thường để đánh giá tình trạng sức khoẻ xem có bị béo phì hay là đang thiếu cân.Bảng tinh dịch đồ và tiêu chuẩn của who Bảng giá tiêm phòng vacxin viện pasteur Tp.HCM mới nhất 2020Chỉ số khối cơ thể bmi là gì? Tính BMI xác định tiêu chuẩn cân nặng. BMI (Body Mass Index) chínhlà chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì.[caption id="attachment_18450" align="aligncenter"...

3 / Đặt tên cho con theo hành mộc: bé trai, gái sinh năm 2018

Con sinh năm 2018 là Hành Mộc (Bình địa mộc) & những Tên thuộc hành mộc cho bé trai và tên con gái mệnh mộc được gợi ý tên hay đặt tên con mệnh mộc hay và nhiều ý nghĩa.Đặt tên con theo mệnh kim chuẩn Phong Thủy Ngũ HànhMệnh mộc sinh những năm nào?Nhâm Ngọ – 1942, 2002 Kỷ Hợi – 1959, 2019 Mậu Thìn – 1988, 1928 Quý Mùi – 1943, 2003 Nhâm Tý – 1972, 2032 Kỷ Tỵ – 1989, 1929 Canh Dần – 1950, 2010 Quý Sửu – 1973, 2033 Tân Mão – 1951, 2011 Canh Thân – 1980, 2040 Mậu Tuất – 1958, 2018 Tân Dậu – 1981, 2041[caption id="attachment_12387" align="aligncenter" width="500"] Đặt tên cho con theo hành mộc[/caption] Mệnh mộc hợp con số nào?Người mệnh mộc hợp với các số: 1 - 3 - 4 ...

4 / Danh hài Trường Giang sinh năm bao nhiêu, chiều cao và quê ở đâu?

Chiều cao của trường giang là bao nhiêu? quê ở đâu, bạn gái của Trường Giang là Nhã Phương quen nhau từ bao giờ sẽ được benconmoingay.net chia sẻ với bạn chi tiết nhất về sự nghiệp và thành công của Trường Giang chi tiết nhất tại đây.Danh hài Trường Giang quê ở đâu? Trường Giang tên khai sinh là Võ Vũ Trường Giang, sinh ngày 20 tháng 4 năm 1983 tại Long Thành, Đồng Nai, là con kế út trong một gia đình nghèo khó có sáu anh chị em (bốn trai, hai gái). Cha mẹ và họ hàng nội ngoại của danh hài Trường Giang quê ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Trường Giang cao bao nhiêu Theo thông tin chia sẻ từ anh gem nghệ sĩ hài thì chieu cao cua danh hai Truong Giang khá khiêm tốn, bạn bè anh cho biết chiều cao chính xác của Trường Giang...

5 / Phụu nữ cung hoàng đạo nào có đôi mắt đẹp nhất, quyến rũ nhất 12 cung sao?

Tìm hiểu xem cung hoàng đạo nào có đôi mắt đẹp nhất trong 12 cung sao chính là Sử Tử, chỉ cần nhìn vào sẽ thấy toát lên được sự mạnh mẽ, từ tin. Kế đến là Thần Nông, đẹp như một thác nước cuồn cuộn chảy.Tên của 12 cung hoàng đạo bằng tiếng Nhật 12 cung hoàng đạo nữ có những nét gì khiến chàng trai yêu thíchCung hoàng đạo nữ có đôi mắt đẹp nhất [caption id="attachment_12366" align="aligncenter" width="391"] cung hoàng đạo nào có đôi mắt đẹp nhất[/caption] Đầu bảng đôi mắt của cung sư tửcung Sư Tử - Leo - (2307 - 22/08)Nếu bạn thích mèo chắc hẳn bạn sẽ yêu ngay ánh nhìn đầu tiên của Sư Tử. Đôi mắt của Sư tử sang trọng và quý phái. Phụ nữ cung Song tử biết họ cần...