Với nhiều mẹ thắc mắc không biết Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh? Có phải giải thích theo kinh nghiệm dân gian nếu xuống máu chân 3 lần thì đẻ cũng là dấu hiệu sắp sinh đúng không? Hay là phải phù chân lần cuối vào tuần 30 hoặc tuần 40 sẽ sinh ..v..v.. tất cả cũng chỉ là truyền miệng, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Nguyên nhân bị phù chân ở bà bầu
Có 3 nguyên nhân phù chân ở bà bầu là:
- Phù chân thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ
- Bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9
- Trong thời kì mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50 gây sưng phù cơ thể của thai phụ.
- Sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Khi tử cung của thai phụ trở nên lớn hơn, nó đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim từ các chi dưới. Tuần hoàn máu và bạch huyết không lưu thông, trao đổi chất kém, dẫn đến tích đọng dịch thể ở các tổ chức vùng chân và dẫn đến hiện tượng phù chi dưới, cụ thể là chân, mắt cá.

Bà bầu xuống máu chân mấy lần thì sinh?
- Mặc đồ quá chật; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở; Dư cân và béo phì làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn.
- Mang thai trọng lượng cơ thể của thao phụ có thể tăng từ 9 tới 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các thai phụ gây ra tình trạng phù chân.
- Nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể thai phụ sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.
Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh?
Với nhiều mẹ thắc mắc không biết bà bầu phù chân máy lần sẽ sinh con, giải thích theo kinh nghiệm dân gian có phải xuống máu chân 3 lần thì đẻ vào tuần 30 hoặc tuần 40 sẽ sinh. Hãy xem chia sẻ của một số mẹ đã có kinh nghiệm về hiện tượng này xem có phải là dấu hiệu chuyển dạ không nhé:
Mecuteo bạn mecuben “Các mẹ ơi, em mang thai sang tuần thứ 38 rồi. Từ trước đến giờ chân em không bị phù. Tuần thứ 36 em đi làm thủ tục đăng ký sinh ở PSHN, xét nghiệm máu và nước tiểu không vấn đề gì. Nhưng 2 hôm nay, em thấy chân em bị phù. Không biết phù chân khi mang thai tuần thứ 38 thì có bị xem là dấu hiệu của thận hay là liều lượng abumin trong nước tiểu cao không? Có nguy hiểm không?”
Mẹ 3cubentiteo “Mình hôm nay cũng được 39 tuần rồi mà cũng chưa xuống máu hay phù chân bao giờ cả. Không biết khi nào em bé chui ra nữa, mình nghe nói con đầu hay sinh sớm, mà mình vẫn chưa thấy dấu hiệu gì cả, bụng thì thấp lắm rồi.”
Mecuti cũng là bạn của mecuben “hồi trước mình mang thai đến tuần 38 bị phù chân mẹ mình nói sắp đến lúc sinh rồi,mình không thấy có vấn đề gì cả.từ khi bị phù đến lúc sinh khoảng 1-2 tuần, bạn đừng lo quá,chuẩn bị sinh e bé tốt là được”
Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy?
Thường thì hiện tượng phù chân sẽ xảy ra rải rác từ tuần 30 đến tuần 38 nếu các mẹ không có chế độ ăn uống và luyện tập như gợi ý ở trên.
Hiện tợng phù chân thường gặp nhất bị phù chân khi mang thai tháng thứ 9, lúc này thai nhi đã lớn và trọng lượng cơ thể mẹ bầu đang rất nặng nền do tăng từ 9 đến 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các thai phụ gây ra tình trạng phù chân.
Cách giảm phù chân ở bà bầu hiệu quả
- Uống đủ nước: Phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù, nên chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.
- Hạn chế ăn muối: Chế độ ăn mặn hoặc quá nhiều muối có thể gây phù, do vậy cần giảm hoặc hạn chế hàm lượng muối trong các bữa ăn (nhưng không phải là ăn nhạt hoàn toàn)
- Nằm nghiêng trái: Thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu.
- Nằm gác cao chân: Khi ngủ thì nên nằm nghiêng bên trái, nâng cao chân một cách thích hợp để loại trừ sức ép của tử cung đối với tĩnh mạch khoang dưới.
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Tránh đứng lâu một chỗ: Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn để đôi chân được lưu thông máu dễ dàng
Tập thể dục đều đặn, đi giày dép thoải mái: Cũng giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng phù. Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.
Bà bầu phù chân có nguy hiểm không?
Hiện tượng phù chân khi mang bầu là triệu chứng của bệnh gì ngoài những nguyên nhân được nêu bên trên? Các bác sĩ chia ra làm 02 loại đó là:
- Phù chân sinh lý
- Phù chân bệnh lý
Hiện tượng phù chân Bệnh Lý
- Nếu thai phụ có sẵn có tiền sử bệnh tim, bệnh thận thì đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân. Lúc này hiện tượng phù sẽ xảy ra sớm hơn, không đợi đến lúc bụng to gây chèn éo, không chỉ phù ở chân mà còn phù ở mặt và tay hoặc nếu thai phụ ở nông thôn, ăn uống không đủ chất cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Nếu bạn bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo một số các triệu chứng như: đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì tình hình trở nên rất nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Phù bệnh lý khiến thai phụ có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tiền sản giật (gặp khi thai từ 20 tuần, gồm có cao huyết áp, phù và nước tiểu có đạm), bệnh thận (thường nhất là hội chứng thận hư). Bên cạnh đó sẽ ảnh hưởng tới thai nhi như suy thai và đẻ non.
- Hiện tượng sưng phù cũng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị
Hiện tượng phù chân Sinh Lý
Phù ở chi dưới bao gồm bàn chân, bắp chân và mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Sưng phù bình thường trong thai kỳ thường chỉ liên quan đến phần chân và đôi khi là bàn tay, với những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần.
Khi thai phụ bị phù sẽ gây khó khăn trong việc đi lại, tạo cảm giắc nặng nề. Bên cạnh đó còn làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch chi dưới và tuần hoàn không lưu thông tốt thì sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu thai nhi.