Khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ có thể nhích lên một ít, điều này làm cơ thể nóng bức hơn, nhất là vào mùa hè nên cảm giác thèm uống nước đá, các loại nước giải khát để giải nhiệt là chính đáng nhưng như vậy cũng có nghĩa là không tốt cho sức khoẻ của mẹ lẫn thai nhi. Vậy bà bầu uống nước đá có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
- Bà bầu uống nước cam hàng ngày có tốt không?
- Uống sữa bầu khi nào là tốt nhất?
1/ Tại sao bà bầu không được uống nước lạnh?
Khi có thai, đặc biệt là trong những ngày hè, phụ nữ thường cảm thấy nóng bức hơn những người khác nên rất thích uống đồ lạnh. Nhưng ý thích này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe bà bầu và em bé. Bởi trong thời gian mang thai, dạ dày và đường ruột của bà bầu rất mẫn cảm với sự thay đổi giữa nóng và lạnh.
Sau khi ăn uống đồ lạnh, bụng dạ chị em sẽ có cảm giác rất khó chịu. Thực chất đó không phải là do đồ lạnh gây co giãn cổ tử cung mà là do sự chênh lệch đột ngột về nhiệt độ, khiến dạ dày khó chịu.
Uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến mạch máu của dạ dày và đường ruột bị co thắt đột ngột, dịch vị tiết ra ít, chức năng tiêu hóa bị suy giảm. Do đó, bà bầu không có cảm giác thèm ăn, tiêu hóa kém, nhiều trường hợp bị tiêu chảy, thậm chí còn dẫn đến đau dạ dày.
Bên cạnh đó, bà bầu uống nước đá lạnh cũng gây tác động đến em bé trong bụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi cũng rất mẫn cảm với sự thay đổi giữa nóng và lạnh. Thông thường, khi mẹ uống đồ lạnh, bé sẽ tỏ ra bất an và đạp không ngừng vào thành tử cung.
Thêm vào đó, rất nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, bà bầu ăn đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung, bị co thắt lại, gây trở ngại cho tuần hoàn máu ở thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ sau này. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chị em bầu nên hạn chế tuyệt đối việc ăn đồ quá lạnh thường xuyên như uống nước lạnh, ăn kem, sữa chua đóng đá….
Điều này sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ quan hô hấp, khiến các vi khuẩn, virus “ẩn nấp” trong yết hầu, khí quản, xoang mũi, khoang miệng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây ho và đau đầu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm đường hô hấp hoặc viêm a-mi-dan.
Đồ uống lạnh cũng gây ảnh hưởng đến một số cơ quan hô hấp của bà bầu. Nếu uống quá nhiều đồ lạnh thì các niêm mạc ở mũi, cuống họng, khí quản sẽ bị sung huyết và phù thũng, các mạch máu bị co lại, lượng máu lưu thông giảm.
Vì thế, bà bầu nên hạn chế và tốt nhất là kiêng uống đồ lạnh. Không nên vì thỏa mãn cảm giác nhất thời mà ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết thêm, bà bầu uống nước đá có thể làm co thắt đường tiêu hóa, thiếu máu, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Thứ nước uống này rất ‘nhạy cảm’ với bào thai vì nó kích thích lạnh tới bào thai, làm cho bào thai không ổn định.
2/ Bà bầu nên uống nước ấm hay lạnh?
Vì vậy, phụ nữ mang thai nên uống nước đun sôi, vì nước đun sôi đã được khử trùng và là nguồn điện giải chính cho cơ thể người mẹ. Các mẹ cũng có thể dùng nước khoáng để pha trà nếu muốn uống trà (nhưng chỉ với lượng rất hạn chế). Có rất nhiều nguyên tố vi lượng trong nước khoáng, vì vậy hãy chọn những thương hiệu nước khoáng đáng tin cậy để yên tâm khi uống.
Uống một ít trà, đặc biệt là trà xanh sẽ bổ sung polyphenol và kẽm, có thể giúp tiêu hóa, cải thiện chức năng tim và thận, thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng chống phù nề mang thai, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Điều quan trọng nhất là không nên lạm dụng uống nhiều trà sẽ có tác dụng ngược lại.
bà bầu nên uống nước ấm hay lạnh, bà bầu có nên uống nước đá lạnh không, ba bau uong nuoc da co anh huong den thai nhi khong, bà bầu ăn kem có sao không, bà bầu có nên ăn sữa chua lạnh không, ba bau uong nuoc dua gia co tot khong, có bầu uống nước đá được không