bà bầu nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé thì không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ. Benconmoingay.net cùng chia sẻ với mẹ về kiến thức này nhé!
bà bầu nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là tốt nhất
Phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi nhiều hơn do sự nặng nhọc và mệt mỏi của cơ thể. So với người bình thường, mẹ bầu nên ngủ thêm ít nhất 2 giờ mỗi ngày. Nghĩa là mẹ bầu nên ngủ từ 8 giờ đến 10 giờ mỗi ngày. Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó ngủ. Việc mất ngủ có thể khiến mẹ mệt mỏi, dễ stress, tăng huyết áp… Do đó mẹ bầu nên cải thiện giấc ngủ bằng các bài vận động nhẹ nhàng, thư giãn, cải thiện chế độ ăn uống… Ngược lại, nếu mẹ bầu ngủ quá nhiều, hơn 10 giờ mỗi ngày cũng khiến cho cơ thể tăng huyết áp và gây ra những bất lợi cho cơ thể như chứng tiền sản giật nguy hiểm. Với những mẹ bầu ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày cũng dễ đối mặt với chứng tiền sản giật hơn.
1/ khi mang thai nên nằm ngủ như thế nào
Mẹ bầu nằm nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như tâm lý. Khi không vận động các khớp xương, tim mạch và phổi một cách bình thường, trạng thái cơ thể của mẹ bầu thêm mệt mỏi. Khi nằm quá nhiều, giấc ngủ của bà bầu cũng khó đến hơn, họ cảm thấy khó chịu và rất nhàm chán.
Bên cạnh đó, nằm nhiều sẽ tạo nên tâm lý mẹ bầu muốn phụ thuộc vào người khác, và cũng không muốn phục vụ các nhu cầu cần thiết cho bản thân. Tư thế nằm ngủ chuẩn theo từng quý thai kỳ:
– Trong ba tháng đầu: Bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon.
– Trong ba tháng giữa: Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.
– Trong ba tháng cuối: Tư thế nằm của bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề.
2/ ngủ ít khi mang thai có sao không?
Giấc ngủ của mẹ bầu rất quan trọng. Những thói quen xấu như ngủ trễ, ngủ quá ít hoặc bị mất ngủ khi mang thai đều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ của cả mẹ bầu và thai nhi. Bé chịu thiệt thòi khi mẹ bầu thiếu ngủ:
– Con sinh ra bị chậm phát triển: Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Nếu tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển, nhẹ cân…
– Con sinh ra hay quấy khóc: Khi thai phụ thức đêm thì nhịp đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi nên cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu. Rất có thể tính cách con như vậy chính là do ảnh hưởng từ thói quen ngủ muộn của mẹ.
– Con sinh ra bị thiếu máu: Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng.
3/ bà bầu mất ngủ cả đêm nên ăn gì?
Bà bầu mất ngủ là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ do cơ thể thay đổi nhiều khi mang thai. Cách khắc phục khi bà bầu mất ngủ:
– Giữ cho tâm lý luôn trong tình trạng thoải mái, dễ chịu. Lo lắng khi mang thai là điều hiển nhiên, nhất là những ai lần đầu làm mẹ, nhưng thái quá lại không nên. Mẹ bầu nên tập trung thư giãn, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tập luyện điều độ. Tránh dùng đồ ăn, thức uống chứa caffeine gây rối loạn giấc ngủ.
– Ăn uống lành mạnh, tránh rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn quá cay và nóng.
– Tập thể dục điều độ, nhất là bộ môn yoga có thể giúp bầu dễ ngủ hơn.
– Không nên có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày, tốt nhất chỉ chợp mắt vào buổi trưa khoảng 30-45 phút.
– Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra.
– Tư thế ngủ khi mang thai tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, giúp lượng máu đến thai nhi dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể kê gối hoặc khăn ở bụng để đỡ bớt phần nào áp lực.
– Không xem tivi, đọc sách báo, dùng điện thoại trên giường.
– Chỉ ngủ khi cảm thấy thật buồn ngủ, nghe nhạc để dễ ngủ hơn.
– Massgage hoặc ngâm chân trong nước ấm có thể giúp khắc phục được chứng chuột rút khi mang thai, cải thiện giấc ngủ ngon cho mẹ bầu.
– Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ tối để tránh đi tiểu đêm.
– Nếu tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng, nên liên hệ với bác sĩ để uống thuốc phù hợp vừa giúp bạn dễ ngủ vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Duy trì thói quen ngủ đúng một giờ vào mỗi đêm.
4/ khi mẹ ngủ thai nhi có ngủ không
Nếu để ý mẹ sẽ thấy, thông thường bé rất thích “huých mẹ” khi mẹ nghỉ ngơi và “nghỉ ngơi” khi mẹ hoạt động. Bé huých mẹ khi mẹ nghỉ ngơi là tín hiệu bé muốn nói chuyện với mẹ, cùng mẹ tâm sự đó. Còn khi mẹ làm việc, hoạt động, bé sẽ rất ngoan, không quấy để mẹ làm việc. Buổi tối khi mẹ mất ngủ, rất có thể bé cũng sẽ không ngủ theo mẹ. Do đó, mẹ cần cố gắng tạo một giấc ngủ ngon để 2 mẹ con cùng ngủ, bé sẽ phát triển nhanh hơn.
bà bầu nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày
Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, mẹ nên tập có thói quen ngủ đúng và đủ giờ. Mẹ cũng có thể tham khảo thông tin:
- bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không
- bà bầu có được uống thuốc kháng sinh không
thai nhi ngủ như thế nào, bà bầu nên ngủ lúc mấy giờ, bà bầu nằm võng có sao không, mang thai ngu nhieu co tot khong, bà bầu có nên nằm nhiều, co thai quan he nhieu co tot khong, mẹ bầu có nên ngủ nhiều, tại sao bà bầu không nên ngồi xổm