Nhiều mẹ bầu không biết cơ thể của mình đang có bệnh gì tiềm ẩn, thiếu hoặc không có kháng thể với các bệnh thường gặp như uốn ván, rubella, cúm và cần phải tiêm phòng để tránh các nguy cơ dị tật, sảy thai cho con và không đi tiêm phòng trước và trong khi mang thai. Điều này vo cùng nguy hiểm cho sức khoẻ cả mẹ lẫn con.
Bà bầu cần tiêm phòng những gì?
04 mũi tiêm cực kỳ quan trọng và cần phải ĐƯỢC TIÊM cho bà mẹ mang thai để bảo vệ bé và tránh các nguy cơ tiềm ẩn cho sức khoẻ của bé về sau, bất cứ bác sĩ nào khi khám thai cũng sẽ khuyên mẹ bầu cần phải tiem các mũi này:
Tiêm phòng cúm khi mang thai
Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong quá trình mang thai thì cần phải đến chuyên khoa sản khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.
Bình thường cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, là bệnh đơn giản nhưng khi mang thai mắc bệnh này có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).
Tiêm phòng rubella khi mang thai
Nếu bà bầu mắc bệnh Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì thì dễ bị sảy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng… Vì vậy trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh. Rubella là 1 bệnh lành tính, chữa nhanh khỏi và có thể phòng tránh.
Chích ngừa viêm gan B khi đang mang thai
Trước khi có bầu bạn nên tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.
Tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai
Trước khi mang thai ít nhất 2 tháng bạn nên tiêm phòng thủy đậu vì nếu trong khi mang thai bạn mắc bệnh thủy đậu dễ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng liệt chân tay…
Xem thêm lịch tiêm phòng và lịch Khám thai định kỳ vào những tuần nào?
Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Hiện nay việc tiêm ngừa uốn ván là biện pháp không thể thiếu đối với mẹ bầu trong thai kì nhằm bảo vệ sự an toàn của trẻ. Tại Úc, trẻ em từ 2 tháng cho đến 6 tuổi được chủng ngừa uốn ván 4 lần. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính bà bầu và cả trẻ sơ sinh. Theo đó, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu.

Bà bầu không tiêm phòng có sao không?
Bệnh uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt trong cơ thể thường làm chết người. Nguyên nhân là do chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani qua vết thương trên da. Đây là một căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em trong giai đoạn loài người bước vào thời kì cách mạng công nghiệp. Đến nay đây vẫn là một căn bệnh của trẻ sơ sinh được đề phòng ở mức độ cao. Triệu chứng là tê cứng lưỡi và hàm, sau đó giật cứng cả người lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh và khi hệ cơ của lồng ngực bị cứng sẽ khó thở, và gây tử vong. Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ. Còn với con, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh.
Không tiêm phòng rubella trước khi mang thai có sao không?
Đối với phụ nữ có thai, rubella lại là một bệnh cực kỳ ác tính vì nó rất dễ gây thai chết lưu, sẩy thai hoặc hội chứng rubella bẩm sinh cho trẻ (tỷ lệ 85% nếu thai phụ nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu). Những trẻ này thường bị chậm phát triển tâm thần và thể lực, dị tật bẩm sinh nở tim và mặt, mù, điếc, có vấn đề ở gan, lách, tủy xương.
Nếu muốn phòng bệnh rubella cho thai nhi, người mẹ phải tiêm văcxin trước khi có thai ít nhất 1 tháng, tốt nhất là trước 3-4 tháng. Khi đã có thai thì tuyệt đối không được tiêm văcxin này vì nó chính là virus sống giảm độc lực, thường sản xuất dưới dạng tam liên cùng với văcxin phòng sởi và quai bị.
Khi đã có thai, cách phòng rubella tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với đám đông, nhất là khi đang có dịch; mang khẩu trang khi ra ngoài. Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp thường xuyên bằng các dung dịch súc họng. Thai phụ cũng phải theo dõi và cảnh giác nếu có triệu chứng sốt nhiễm trùng phát ban.
Nếu không tiêm phòng thuỷ đậu
Phụ nữ từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi.
Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng năm ngày trước sinh và hai ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỷ lệ bé sơ sinh tử vong lúc này lên đến 25-30% số trường hợp bị nhiễm. Để tránh nguy cơ lây bệnh cho con, ngay sau sinh bé cần được dùng varicella zoster immune globulin và cách ly với mẹ.
Trong ba tháng đầu, đặc biệt là tuần lễ thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu.
Trong ba tháng giữa, đặc biệt là tuần 13-20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.
Cảm cúm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào
Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.
Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.
Có tài liệu cho rằng bà bầu bị cảm cúm có thể gây sứt môi, đục thuỷ tinh thể mắt cho thai, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục. Bạn nên biết rằng với những thai kỳ bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai nhi được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do virus cúm gây ra.
bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không, có bầu mấy tháng thì tiêm phòng, tiêm phòng cho bà bầu ở đâu, bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy, bà bầu tiêm phòng ở tuần bao nhiêu, tiêm phòng khi mang thai lần đầu, tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, tiêm phòng uốn ván nên hay không