Vấn đề táo bón có lẽ bà mẹ mang thai nào cũng gặp nhưng bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao để an toàn cho sức khỏe của mẹ & sự phát triển thai nhi trong 9 tháng thai kỳ là điều các mẹ nên lưu ý kỹ ngày từ khi phát hiện ra triệu chứng & diễn biến của tình trạng này.
Lo lắng bà bầu bị táo bón nặng: không ít người gặp
Đừng xem thường điều này nếu như các mẹ sắp mang thai, và cũng đừng bỏ qua kiến thức về điều này nếu mẹ mang thai lần đầu chưa gặp vì có thể sẽ gặp ở tập 2. Điển hình nhất là trên webtretho rất nhiều mẹ đã lo lắng đi tìm câu trả lời khi mình rơi vào tình trạng này:
Hic hic mình cứ tưởng thóat vụ táo này ai dè đến 36w thì bị mà bị cái thì đau thôi rồi luôn. chắc tại cái WC của cty bị hỏng mấy hôm nên mình phải nhịn sau đó thì bị, từ đó mỗi lần vào WC thì như cực hình ý, đi nhẹ mà nó cũng đau chứ.
Em cung dang rất đau khổ về cái vụ này,lần nào mang bầu e cũng khổ sở cái vụ này, mỗi ngày cố gắng uống 1.5lit nước( maximum) rùi, ăn bơ,đu đủ,chuối, mỗi bửa cơm ăn rau. nhưng vẩn ko cải thiện dc thì em phải làm sao bây giờ,em ko ăn dc cam với bưởi mỗi lần ăn là em bị ko tiêu vì em bị bao tử. có mẹ nào tình trạn giống em ko?
hồi mình mang thai cũng bị táo bón nặng (có lần ngồi cả tiếng đồng hồ trong toilet khóc tu tu..hichic và đến bg vẫn không khắc phục được tình trạng đó. Mỗi lần táo quá mẹ chồng và mẹ đẻ lại luộc rau khoai lang cho mình ăn, đồng thời mình cũng uống thêm nước cam và tăng cường ăn sữa chua và rau xanh. Nói chung là có đỡ hơn. Nhưng mang thai thì khó tránh khỏi bị táo lắm. Hiện tại mình vẫn bị táo, nhưng có tiến bộ hơn hồi mang bầu vì bg thì được rặn và cũng không táo lắm. Chứ mang thai hốt chẳng dám rặn…hehe…
có mẹ nào bị như tớ ko?. Tớ đi bình thường như tuần rồi bị sưng búi trí hay sao ấy… đau wa” nhung cố chịu xem sau 1 tuần nó có giảm ko. Đến giờ vẫn ko giảm sưng…. đành chiều nay phải xin nghỉ làm để đi khám. Đứa đầu cũng thi thoảng bị… nhưng giờ chắc đứa 2 bị nặng hơn quá…. Mẹ nào biết cách giảm sưng chỉ tớ với.
chủ top đồng cảnh ngộ với e rùi. vua táo vừa tiêu chảy mỗi lân đi đc co 1 ti’ ah. khổ lam’ phân thi cứ hòn hòn như phân dê đi wc cg k đc thoải mái. ma e hay xì hơi lăm’ luôn. cug cải thiện tình hình ăn uông rôi n vẫn k thây’ khả quan
Mình cũng gặp trường hợp như bạn đấy, mỗi lần đi là phát khóc lên được.
Mình cũng khổ sở vì vụ táo bón, 4 tháng nay rồi. Ăn uống theo như các mẹ chỉ dẫn cũng không ăn thua, đợt đi khám hỏi bs ở C cũng ko nói, đợt rồi sang Xanh pôn khám theo BHYT của mình, được bác sỹ chuyển cả canxi lẫn sắt đang uống sang dạng nước thế là khỏi táo bón. Các mẹ táo nặng thử xem sao?
e cũng khốn khổ vì táo bón đây!ăn xong là cứ đầy bụng ko ợ hơi đc k đánh hơi đc nữa bụng thì cứ chướng lên mà đi wc thì k hiện tượng dồn toa gì cả …nản kinh khủng!mà bụng bễ như thế đi ngủ ko tài nào ngủ đc vì nặng bụng khó tiêu cảm giác còn khó thở nữa cơ !e cũng áp dụng các phương pháp ăn chuối ,ăn nhiều rau xanh ăn cam ,uống nc mật ong… nhưng e chỉ thấy hiệu quả khi e dừng uống sắt.và bắt đầu thấy có hiện tượng buồn đi wc (mừng quá) hic khi đã đi đc xong xuôi e lại chuyển sang bị tiêu chảy ( cái này e nghĩ do nh thức ăn trg bụng lâu ngày k tiêu đc nên ra đc cái cục ứ thì theo sau là phân sống các c ạ!)e cũng bó tay với bụng của e!
Mình bây giờ thì bón nặng lắm. 22w rồi. Nhiều lúc cảm giác như kg có hơi để rặn vậy. Mình đứa đầu sanh thường mà táo bón khiến gần như bị trĩ nên lần này sợ tái phát vì có bầu đâu uống thuốc hay chữa trị gì đc. Mình cũng khoai lang, rau, đu đủ…mà phải 3,4 ngày mới đi. Bây giờ mình sợ lắm nên phải uống thêm sorbiton. Có tham khảo bs, sách y khoa rồi, vô hại nên mới uống với lại thai lớn cũng đỡ chứ rặn hoài kg tốt mà mỗi lần vậy có cả máu tươi nữa.
hic e bầu 38 tuần bg mới bị táo, mà táo nặng kinh khủng nên hình như bị trĩ rồi. Cứ ngồi rặn xong là đau không ngồi được, khổ lắm ấy! mà em ngại cái khoản thụt quá
Mình cũng hay bị táo bón lắm. Thấy bảo bị táo bón nhiêu không tốt cho con đâu vì thế mình thấy cách hiệu quả nhất là bạn phải thay đổi khẩu phần ăn đi, như uống nhiều nước hơn, ăn nhiều rau xanh,ăn bưởi, uống nước cam. Mình không ăn được nhưng vẫn cố ăn thấy đỡ hởn mẹ nó ah.
em kiếm mãi trên diễn đàn mà không thấy đề cập đến vấn đề này, có mẹ nào bị như em không vào đây chia sẻ với em với, tình hình là trước khi mang thai em đã hay bị táo bón rồi nhưng nó càng nặng hơn khi mang thai, mỗi lần đi rất khổ sở, có khi phải mua ống thụt mới giải quyết được, vừa đau vừa khổ, mà mang thai lại ko được dùng thuốc, mấy tháng đầu ra mua ống thụt người ta còn bán nhưng bây giờ thì cấm lun rồi không cho xài nữa, nhưng gặp tình thế bất khả kháng thì ko xài ko được, em cũng cố gắng ăn uống rồi, thêm chút rau, chút canh chút nước mà tình hình vẫn không cải thiện,cứ đà này em không biết phải làm sao, thai thì được 6 tháng rồi, còn 3 tháng nữa sinh, em sợ khi sinh xong vẫn bị mà lúc đó mới sinh xong còn đau thêm đau vì táo bón hay trĩ nữa chắc em chết mất, có ai bị như em có cách nào chữa giúp em với huhuhuhu cố gắng cài thiện ăn uống mà vẫn ko được, vào toilet rồi mà đi ko được chỉ có ngồi đó khóc vì ống thụt bây giờ cũng ko được xài, mà ko xài thì ko đi được, đau khổ như bị bệnh trĩ….
Các nguyên nhân táo bón ở bà bầu thường gặp nhất
Có khá nhiều tác nhân dẫn đến hiện tượng táo bón khi mang thai, đa phần các nguyên nhân này đến từ thói quen sinh hoạt hoặc ăn uốgn hàng ngày của các mẹ từ trước khi mang thai cho đến khi đã bị táo bón giai đoạn nhẹ.
Ví dụ như thực đơn hàng ngày ít chất sơ, nhiều sắt, do uống các loại thuốc hoặc sự thay đổi hocmon của cơ thể khi mang thai. Các mẹ có thể xem qua các nguyên nhân bị táo bón được liệt kê ra tại đây xem mình đang ở trường hợp nào & có biện pháp phù hợp để chữa táo bón cho mình:
Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, cảm xúc thay đổi thất thường còn là các lý do khác gây ra tình trạng táo bón.
Viên uống bổ sung sắt mà các mẹ bầu thường sử dụng đem lại tác dụng phụ là táo bón. Ngoài ra, nguyên nhân ít vận động cũng khá phổ biến dẫn tới đồ ăn không thể đi qua hệ tiêu hóa một cách dễ dàng.
Mang thai khiến ruột thẳng chịu nhiều áp lực hơn vì thai nhi ngày một lớn dần, chiếm hết khoảng trống của đường ruột. Do vậy, chất thải khó đi qua được đường ruột để ra ngoài.
Do quá trình mang thai sản sinh ra nhiều hormone progesterone hơn, điều này khiến thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa. Mặt tích cực của thay đổi này là cơ thể có thời gian để tiêu thụ chất dinh dưỡng, cho phép thai nhi hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.
chia sẻ kinh nghiệm chữa táo bón cho bà mẹ mang thai
Với các thắc mắc bên trên của các bà mẹ đang bị táo bón nặng đã được các thành viên khác của diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm từ chính bản thân mình & cách giải quyết của mỗi ngừoi cũng khác nhau:
M có bầu được 5 tháng, trước cũng táo lắm nhất là uống canxi lại càng táo hơn. Kinh nghiệm của m là 1 ngày ăn 1 quả bưởi, uống nước nhiều ngày 2 lít. Ngoài ra bữa cơm ăn nhiều rau xanh, nếu có điều kiện mua đc rau khoai lang ăn càng tốt, cái đó nhuận tràng lắm. Ăn khoai lang cũng đc nhưng m cũng hạn chế ăn nhiều tinh bột vì sợ tăng kg nhanh và tiểu đường. Bạn cứ làm theo cách m nói đảm bảo cực hiệu quả.
hồi bầu và sinh tập 1 mình đỡ hẳn táo bón, nhưng bầu tập 2 này thì hay bị quá, nguyên nhân là do mình ngồi nhiều với máy tính. cải thiện táo bón bằng chế độ ăn là tốt nhất mẹ nó ạ, chứ thụt hậu môn nhiều dần dần làm mất phản xạ co bóp của hậu môn để đẩy phân ra–> càng táo bón nặng hơn, còn có bầu nên cẩn trọng với các loại thuốc nhuận tràng nhé. Kinh nghiệm chữa táo của mình là ăn bưởi (binh thường thì m k khoái ăn bưởi lắm dù biết là nó rất tốt, nhưng lúc nào bí quá cũng cố ăn), ăn khoai lang, uống nửa gói cafe hòa tan(nhiều khi tác dụng ngay lập tức :d). Chế độ ăn của mẹ nó nên ăn nhiều loại rau nhuận tràng như mồng tơi.Ah, mẹ nó thử mua sữa chua nước yakul về uống xem thế nào, cô bé cùng phòng với m đang bị táo 3 ngày, uống một lọ vào mà đi dễ dàng được luôn. chúc 2 mẹ con mẹ nó khỏe nhé
Tạm thời bạn thử dùng cách thụt mật ong thử xem, cái này ko phải là thuốc nên dùng được cho bà bầu. Bạn mua xi lanh nhỏ về, cho mật ong vào và thụt (nhớ bỏ kim ra trước khi thụt), sau đó 5-10ph sẽ có cảm giác muốn đi wc giống như dùng thuốc thụt vậy. Còn về lâu dài chắc bạn phải nghiên cứu chế độ ăn uống cho phù hợp, ăn nhiều chất xơ, ăn đu đủ chín, khoai lang, uống nhiều nước… Mình cũng đang có bầu và thi thoảng cũng phải dùng cách thụt mật ong, còn hơn ngồi nhà wc vừa rặn vừa khóc
tập 1 mình bị bón nặng rồi chuyển qua trĩ…thật là khủng khiếp! dù ăn rau_chuối_khoai cũng k lay chuyển gì…sau 1 thời gian ăn bưởi_bơ_giảm tinh bột_đạm xuống rồi ăn sữa chua ngày 1 hũ_rau lang ngày 1 dĩa…thì thấy OK rõ lun…nói thật vì vụ đó mà k dám ngĩ việc sanh tiếp!nhưng cuối cùng đẻ vẫn phải đẻ..có tập 2 em cứ bưởi mà quất…cứ bơ là chén..các mẹ thử xem sao, nhớ đi đâu cũng cầm chai nước lavi nhỏ hớp hớp xíu để làm sao 1 ngày cứ 5_7 chai là OK!
Mình đang mang bầu dc 28w. Mình cũng hay bị táo lắm. Nhưng mình nhận thấy từ ngày mình đều đặn mỗi ngày đều uống 1 quả dừa tươi, ăn cả cùi nhé, thì tình hình cải thiện đáng kể, trước mình cũng ăn chuối, khoai lang, rau lang mà cũng k ăn thua. Hoặc uống nước rau má, rau diếp cá cũng dc. Mình hôm nào khó đi, chỉ cần uống 1 quả dừa (thường uống vào ban sáng) là sau đó dễ dàng luôn. À, chiều nào mình cũng uống 2 quả cam vắt lấy nước k pha gì cả nữa (uống kèm viên sắt). Cho nên dù mình uống sắt nhưng đợt này k bị táo bón mấy. Hôm nào quên uống nc dừa là biết nhau luôn.
Mẹ nó ơi tớ mấy tuần đầu tớ cũng bị táo kinh khủng, ăn các loại hoa quả mà không đỡ, có khi ì ạch cả tuần, may có chị ở cơ quan hướng dẫn cho bài này, mẹ nó thử xem có đỡ không nhé:
Mẹ nó mua dưa chuột bao tử muối (siêu thị bán nhiều lắm), mỗi bữa ăn tầm 3-5 quả trước bữa ăn xem (thú thật là ăn xong hơi khó chịu vì cồn ruột) nhưng tớ áp dụng được tầm 2-3 hôm thì trộm vía đỡ hẳn, đi ngoài đều đặn, hết táo và cảm giác ra hết một cách sạch sẽ nữa.Mình dạo này cũng hơi táo rồi 2 ngày mới đi đc. Nhưng hồi trước mình thỉnh thoảng mà ko đi mình uống 1 cốc trà xanh đặc một chút khoảng 200ml hoặc hơn nếu mẹ nó uống đc trà vài tiếng sau phát huy tác dụng ghê lắm mẹ nó ạ. Mà trà thì hạn chế hấp thụ sắt và mất ngủ nên bạn cố gắng uống tránh lúc uống viên sắt ra nhé.Cố gắng tập đi vê sinh vào 1 giờ cố định, tốt nhất là lúc sáng ngủ dậy, tuyệt đối ko đc rặn, mà sáng ngủ dậy bạn uống 1 cốc to nước ấm nhé cho nó nhu động đường ruột. Bình thường bạn chịu khó ăn bưởi nửa quả 1 quả tùy, sữa chua nữa nó sẽ đỡ táo hơn rất nhiều đó, còn các phương pháp khác các mẹ nói đủ cả rồi. Bạn cũng kiểm tra lại xem hàm lượng sắt và canxi có bị uống nhiều quá ko nó gây táo ghê lắm. chú ý chế độ ăn nhiều rau xanh và uống mỗi ngày tối thiểu 2 lit nước tốt cho cả mẹ lẫn con
Mình cũng bị bón nặng lắm… Nhưng từ khi mỗi ngày làm 1 ly bơ xay thì đi đựoc ghê, có hôm đi 2 lần, và rất nhiều… Đi đựoc khỏe nên bụng cũng nhẹ nhàng, ăn uống cũng đựoc nhiều hơn trước… Các mẹ thử xem, mình dc các mẹ trên này chỉ ăn bơ để con to vào 2 tháng cuối, ai dè ăn thì đi được tốt hơn nên giờ ngày nào cũng 1 ly nhưng hơi tốn kém vì mùa này bơ hiếm nên mua 1 ly bơ có khi 25-35k lận.. Hôm nào mẹ mua dc bơ ở chợ thì xay cho nguyên ca ăn sướng luôn…
Mình cũng bị táo bón nặng lắm, mấy ngày mới đi được , mỗi lần vào WC phải ngồi cả tiếng mệt ko chịu được, mình ăn khoai lang, uống nước cam và ăn chuối tiêu thì thấy tình hình cải thiện đấy mẹ nó thử xem nhé.
Thói quen ăn uống & các loại thực phẩm chống táo bón tốt
Nếu bạn có thói quen ít ăn chất xơ thì bạn không nên ngay lập tức chuyển sang ăn nhiều chất xơ vì nó có thể gây đầy bụng. Không nên “bội thực” chất xơ trong cùng một bữa ăn, chẳng hạn, không nên chỉ ăn cơm, canh rau, sau đó lại tráng miệng bằng hoa quả. Hãy tăng dần lượng chất xơ trong bữa ăn, bên cạnh những món khác, ví dụ, ăn cơm với súp lơ xào và thịt gà.
Ăn quá no không tốt cho tiêu hóa, lại có thể làm tăng nguy cơ táo bón thai kỳ. Ăn đều các bữa nhỏ trong ngày hữu ích trong việc chống “táo” và ngăn ngừa đầy hơi.
Chẳng hạn, nếu bạn phải đi làm lúc 7h30, bạn nên ăn sáng và uống một cốc nước mận ép lúc 6h30-7h. Tương tự, nếu bạn trở về nhà buổi tối, bạn có thể uống một cốc nước mơ pha loãng ngay khi vừa trở về nhà. Bằng cách này, bạn sẽ không có cảm giác buồn tiểu khi đang ở trên đường.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bà bầu
- Rong biển: Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm giúp mẹ bầu ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.
- Ăn bí đỏ: Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra, bí ngô còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
- Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.
- Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.
- Ăn khoai lang: Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.
- Măng tây: Với lượng đường thấp, ít chất béo, nhiều chất xơ, măng tây cũng được coi là thực phẩm có tác dụng giảm cân. Ngoài ra, trong măng tây chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón.
các loại trái cây mẹ bầu nên ăn để chữa táo bón
- Quả sung: Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu các mẹ ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, các mẹ có thể thay thế bằng sung khô.
- Táo: Táo phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, các mẹ cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày là tốt nhất.
- Dưa hấu: Loại quả này chứa nhiều nước nước, nên ăn nhiều sẽ giúp kích thích đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
- Nước chanh: vắt 1 nửa quả chanh vào ly nước ấm, uống vào buổi sáng. Cách này giúp đường ruột vận hành trơn tru hơn.
- Đu đủ chín: Mẹ bầu hãy bổ sung ngay loại quả này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé vì đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Phần thịt của đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.
- Chuối: Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón mà mẹ bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu. Mẹ bầu nên nhớ chỉ nên ăn chuối chín hoặc chuối đã nấu chín, tránh ăn chuối xanh nhé.
Ngoài ra các loại hoa quả sấy như là Nho, mận sấy cũng được xem là những thực phẩm giúp hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua giàu lợi khuẩn.
Các loại thuốc chữa trị & chống táo bón cho bà bầu
Bổ sung magie: Mẹ bổ sung đầy đủ magie trong thai kỳ không chỉ giúp cơ thể đủ chất phát triển mà còn rất tốt cho ruột, phòng ngừa và chữa trị táo bón hiệu quả.
Nếu dùng thuốc bổ sung cho thai kỳ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số thuốc có thể gây táo bón, chẳng hạn như viên sắt. Bác sĩ có thể cho bạn chuyển sang viên sắt khác, chẳng hạn viên sắt chậm phân hủy.
Nếu “táo” không được cải thiện, hãy hỏi bác sĩ của bạn về viên bổ sung chất xơ. Đồng thời, nếu bạn tiêu thụ rau củ hàng ngày, bạn dễ dàng có thêm 30g chất xơ.
Mặc dù canxi rất quan trọng với thai phụ nhưng ban cũng nên hỏi bác sĩ về việc cắt giảm canxi, tránh táo bón. Quá nhiều canxi có thể gây xơ cứng ruột, làm “táo” trầm trọng thêm.
Một lần nữa, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào. Tuyệt đối không dùng thuốc nhuận tràng mà không có chỉ định từ bác sĩ vì nó có thể gây hại cho mẹ và bé.
Mẹ bầu có nên sử dụng thụt táo bón khi mang thai không?
Các chị có kinh nghiệm trị táo bón khi mang thai vào giúp em với ạ, gấp lắm lắm rồi. Tình hình là từ trước khi mang thai em đã rất hay bị táo bón. Cũng bởi một phần do cơ địa và một phần do em lười uống nước, ăn rau xanh. Thế nhưng từ ngày mang bầu, tình trạng táo bón càng nặng nề hơn. Mặc dù em đã cố gắng ăn uống thêm rau xanh nhưng tình hình chẳng cải thiện được. Vì vậy mỗi lần đi vệ sinh em khổ sở vô cùng. Đã rất nhiều lần em phải sử dụng đến ống thụt mới “giải quyết” được. Vậy nhưng cách đây vài tuần em đi mua thuốc thụt thì người ta không bán cho em nữa. Cô bán thuốc bảo em dùng nhiều lần quá rồi, không có lợi chút nào và còn có thể đe dọa đến thai kỳ. Vì vậy em không dám dùng nữa. Thế nhưng tình trạng táo bón thì vẫn cứ diễn ra. Đợt này Tết đến, em lại ăn uống nhiều chất, ăn ít rau hơn nên càng khó đi vệ sinh hơn.
Theo tư vấn của các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, các bà mẹ nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh.
- Uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.
- Dành thời gian và tập thói quen đi tiêu đều đặn.
- Hiện nay một loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng để tránh táo bón ở phụ nữ có thai đó là synbiotics.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng & cần sử dụng thuốc thụt thì cần biết một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc nhuận tràng
- Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn: hết táo bón nhờ thuốc nhuận tràng thì bệnh nhân không cảm giác mắc đi tiêu trong nhiều ngày và lại táo bón cần tiếp tục dùng thuốc nhuận tràng.
- Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi người bệnh đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả.
- Khi sử dụng các thuốc nhuận tràng điều quan trọng là người bệnh cần phải uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh bị táo bón dội ngược. Sử dụng thuốc nhuận tràng ở phụ nữ có thai
- Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.
- Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân
- Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.
- Các chất trong nhóm này gồm: cellulose, agar-agar, hemicellulose, gomme sterculia…
- Đặc điểm: không hoà tan, không hấp thu trong ruột, có khả năng hấp thu nước và làm tăng thể tích phân.
- Thời gian khởi đầu tác dụng: 1 – 3 ngày.
Nhuận tràng thẩm thấu
Đặcđiểm: là các chất không hấp thu, có tính thẩm thấu gây giữ nước trong lòng ruột.
Thời gian khởi phát tác động:
Muối natri, muối magie, glycerin, sorbitol
- Dạng thụt trực tràng: 15 – 30 phút
- Dạng uống:2 – 6 giờ
Lactullose, macrogol 4000: 1 – 3 ngày
Dạng dùng và liều dùng:
Các muối natri, magie thường được bào chế dạng kết hợp 2 hay nhiều chấtSorbitol + Natri citrate + nước cất (Bibonlax®)
Monobasic Na phosphat + dibasic Na phosphat (Fleet phospho soda®)- Glycerin (Rectiofar®)Thụt trực tràng dung dịch 60% : 3ml- Sorbitol:
Dung dịch uống 70%: 15ml
Thụt trực tràng dung dịch 25%
- 120ml- Lactullose (Duphalac®): 1-2 gói/ngày có thể tăng lên đến 4 gói
- Macrogol 4000 (Forlax® 4000): 1-2 gói/ngày
Chú ý
- Không sử dụng lâu dài các chế phẩm muối Natri cho phụ nữ có thai bị cao huyết áp
- Muối phosphat là giảm calci huyết và tăng phosphat huyết nên thận trọng khi sử dụng muối phosphat cho người có bệnh tim, co giật, giảm calci huyết
Các mẹ khi đã rơi vào tình trạng táo bón dù nhẹ hay nặng cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ khi đi khám thai định kỳ, nhất là các lầnkhám thai quan trọng để có thể nhận được lời khuyên cụ thể nhất cho trường hợp của mình.
Xem thêm thông tin liên quan đến chứng táo bóng & cách trị ửo trẻ em:
- Hướng dẫn cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả
- Các loại sữa dành cho bé hay bị táo bón hiện nay
thuốc trị táo bón cho bà bầu, bà bầu bị táo bón có nên rặn, bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt, bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao, rặn ị có ảnh hưởng đến thai nhi, bà bầu bị táo bón ra máu, bà bầu bị táo bón có sao không, táo bón có phải là dấu hiệu mang thai